ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 69 - 71)

- Trắc đồ lý sinh: Bao gồm đánh giá 2 yếu tố

1- Độ đặc hiệu Diện tích dưới đường

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 102 trường hợp tiền sản giật tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 6/2009. Kết quả:

Tuổi trung bình của thai phụ là 31,8 ± 6,7; cao nhất là 45 tuổi thấp nhất là 18 tuổi. Không có sự khác biệt về nghề nghiệp. Số thai phụ có thai lần đầu chiếm 52,9%. Số thai phụ có tiền sử sẩy thai chiếm tỷ lệ 16,8 %. Số thai phụ có tiền sử tăng huyết áp và tiền sản giật chiếm 9,7%. Số thai phụ có tiền sử mổ đẻ chiếm 17,7%. Đặc điểm huyết áp của thai phụ Huyết áp tâm thu 160,4 ± 12,7 cao nhất 230 mmHg và thấp nhất 140 mm Hg. Huyết áp tâm trương 104,8± 15,6 mmHg cao nhất 140 mmHg và thấp nhất 90mmHg. Số thai phụ có protein niệu ≥2 g/l chiếm tỷ lệ 18,6%. Số thai phụ có phù toàn thân chiếm tỷ lệ 33,7%. Tình trạng thiểu ối chiếm 25,5%.

Các bất thường về sinh hóa của thai phụ bao gồm: Số lượng tiểu cầu< 100.000 chiếm 6,8%; acide uric >390mg (17,6%); men gan tăng gấp 30 lần chiếm (32%); creatinin>70 chiếm (13,7%).

Tiền sản giật nhẹ chiếm 47,1%; tiền sản giật nặng chiếm 52,9%.Tử vong mẹ không có trong mẫu nghiên cứu.

Tình trạng thai và sơ sinh: Tuổi thai ≤36 tuần chiếm tỷ lệ 29,4%. Tình trạng rau độ 3 chiếm 66,1%. Sơ sinh sống 91,1%. Chết chu sinh 8,9%. Chỉ số apgar < 7 ở phút thứ nhất (18,6%). Sơ sinh có cân nặng ≤ 2500gram (39,2%). Tỷ lệ mổ đẻ ở bệnh nhân tiền sản giật cao chiếm 78,6%.

Tình trạng tiền sản giật nặng của mẹ 23,6% và tình trạng thai suy 57,8% là nguyên nhân chính của mổ đẻ. Tỷ lệ mổ đẻ vì thai suy theo tác giả Gulseren là 46% của nhóm tiền sản giật (nghiên cứu trên 5155 trường hợp tiền sản giật) [35].

Tần số của tăng huyết áp và thai nghén thay đổi tùy theo vùng, miền. Tần số này chiếm khoảng 1,5% ở Thụy Điển, 7,5% ở Brazin một vài nghiên cứu từ các vương quốc Ả rập từ 2,6% đến 3,7% và chiếm khoảng 8,49%. Một số tác giả nghiên cứu cho thấy rằng tiền sản giật có liên quan tới tình trạng kinh tế và tuổi, và lần có thai của mẹ.

Tần số chính xác của không được biết rõ, theo các nghên cứu đã được báo cáo thì tiền sản giật chiếm khoảng 5-8% ở các trường hợp có thai nói chung [35]. Hội chứng Hellp là một biến chứng của tiền sản giật và sản giật, có thể xảy ra khoảng 0,17-0,85% các trường hợp có thai.

Bối cảnh có thai lần đầu, mức sống thấp thường gặp trong tiền sản giật.

Chết mẹ trong tiền sản giật thường do xuất huyết não, nhiễm trùng, ngưng hô hấp và tuần hoàn. Tỷ lệ biến chứng của mẹ còn thể hiện ở số ngày nằm viện kéo dài, tỷ lệ mổ đẻ cao. Coppage và công sự trong một nghiên cứu chỉ ra rằng : mổ đẻ ngay không bảo vệ được mẹ và con khỏi nguy cơ biến chứng trong các trường hợp tiền sản giật nặng và gây chuyển dạ đường âm đạo cũng không gia tăng nguy cơ tử vong mẹ và thai. Hơn nữa, các tác giả còn nhận thấy tỷ lệ thai suy gặp nhiều hơn ở nhóm mổ lấy thai [20].

Biến chứng của thai trong tiền sản giật bao gồm : Thai chậm phát triển, thiểu ối, đẻ non, không đáp ứng của nhịp tim thai trong theo dõi thai. Chỉ số appgar thấp khi sinh và sơ sinh cần nhập viện trong đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực.

Tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung với thiểu ối và suy thai và thai non tháng làm cho sơ sinh có nguy cơ cao về chết thai sớm do biến chứng của thai non tháng tại đơn vị săn sóc tích cực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w