ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4.1. Khám và đánh giá tình trạng mẹ
- Khai thác đặc điểm chung, các yếu tố nguy cơ bằng cách phỏng vấn thai phụ theo phiếu thu thập thông tin có sẵn, bao gồm: Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử bản thân, tiền sử sản khoa và phụ khoa và gia đình, tình trạng mang thai lần này, kinh cuối cùng, lý do vào viện…
- Khám tổng quát: lấy mạch, nhiệt, huyết áp, đo chiều cao cân nặng.
+ Đo huyết áp: Đo huyết áp ở tay trái của thai phụ, tư thế nằm nghiêng, vị trí tay ngang tim, băng cuốn che phủ 2/3 chu vi cánh tay, trên khuỷu 3- 5cm. Bơm hơi lên và xuống từ từ và xả khoảng 2mmHg/giây. Xác định huyết
áp tối đa khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên và huyết áp tâm trương khi có sự thay đổi âm sắc và cường độ của tiếng đập. Đo huyết áp khi vào viện và đo huyết áp sau 4 giờ. Đánh giá mức độ cao huyết áp theo tổ chức Y tế thế giới: Đánh giá theo hằng số: Cao huyết áp khi trị số huyết áp ≥ 140/90 mHg.
+ Khám da và niêm mạc: Khám kết mạc mắt xem có nguy cơ thiếu máu hay không, khám mặt trước xương chày tìm dấu hiệu phù và đánh giá mức độ phù: phù chân, phù tay, phù toàn thân.
+ Xác định có protein niệu bằng cách: Lấy nước tiểu thai phụ bỏ vào ống nghiệm, thêm vài giọt acide acetic rồi đốt dưới đèn cồn, nếu có protein niệu sẽ có tủa trắng đục.
+ Nghe tim phổi, khám cụ thể từng cơ quan như tim, phổi, thận, tuyến giáp để phát hiện bệnh lý nội khoa đi kèm.
+ Ghi nhận dấu hiệu cơ năng: đau đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị, số lượng nước tiểu/24 giờ.
- Khám sản khoa:
+ Đo bề cao tử cung và vòng bụng, dùng thước dây tính bằng cm + Nghe tim thai bằng ống nghe gỗ, nhịp tim thai bình thường 120- 160 lần/phút
+ Khám âm đạo xác định tình trạng cổ tử cung, đầu ối, ngôi thai. - Đánh giá tình trạng sinh hóa của mẹ qua các xét nghiệm cận lâm
sàng
+ Xét nghiệm máu: Công thức máu, tiểu cầu, Chức năng gan SGOT, SGPT, Acide uric, creatinin, ure máu, Chức năng đông chảy máu. + Xét nghiệm nước tiểu: định lượng protein niệu/24 giờ.