Mối liên quan với tình trạng mẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 80 - 81)

- Trắc đồ lý sinh: Bao gồm đánh giá 2 yếu tố

1- Độ đặc hiệu Diện tích dưới đường

4.4.1. Mối liên quan với tình trạng mẹ

Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy: 33/61 (54,1%) tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường ở nhóm có huyết áp tâm thu >160 mmHg, so với tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường là 8/41 (19,6%)ở nhóm huyết áp tâm thu <160mmHg p<0,01. Có mối liên quan giữa tình trạng huyết áp tâm thu của mẹ với Doppler ĐMR ở ngưỡng huyết áp tâm thu > 160 mmHg và tâm trương > 100 mmHg. Nhóm có chỉ số RI ĐMR bất thường chiếm tỷ lệ cao ở nhóm Huyết áp tâm thu > 160mmHg và huyết áp tâm trương > 100mmHg (p < 0,01) ( bảng 3.22).

Có mối liên quan với tình trạng protein niệu của mẹ > 3gram/l/24 giờ với tình trạng bất thường của doppler động mạch rốn. Nhóm mẹ tiền sản giật có protein niệu > 3gram/l có tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường là 14/19 (73,7%), và nhóm mẹ có protein niệu < 3 gram/lit có tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường là 27/83 (32,5%). Ở ngưỡng acide uric máu > 390mg/l chúng tôi tìm thấy tỷ lệ bất thường của doppler động mạch rốn cao hơn so với nhóm acide uric máu của mẹ < 390mg/dl 15/19 (78,9%) so với 26/83 (31,4%); p < 0,01. Tình trạng thai có tỷ lệ doppler động mạch não giữa/động mạch rốn <1 chiếm tỷ lệ cao ở nhóm mẹ có tiền sản giật nặng: 13/20 (65,0%) so với 41/82 (50,0%) ở nhóm tiền sản giật nhẹ p< 0,01.

Nghiên cứu của Rocca (1995) thực hiện trên 113 thai phụ tiền sản giật tại Ai cập, tác giả đã tìm thấy tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường chiếm 31/113 (27,4%) và nhóm có tỷ lệ doppler động mạch rốn bất thường chiếm tỷ

lệ cao ở nhóm mẹ có huyết áp cao, ngưỡng acide uric cao, và nhóm tiểu cầu thấp so với nhóm có doppler động mạch rốn bình thường [63].

Nghiên cứu của Tạ Thị Xuân lan và Phan Trường Duyệt (2004) 79 sản phụ tiền sản giật có tuổi thai > 34 tuần nhận thấy tình trạng huyết áp của thai phụ và tỷ lệ A/B không có sự khác biệt [7]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Cameron và Nichlson, huyết áp càng cao thì tỷ lệ bất thường (A/B) động mạch rốn càng cao. Trong thai kỳ có biến chứng tiền sản giật nặng, sự biến đổi của dòng chảy của động mạch rốn trong 64 - 71% các trường hợp [62].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w