Tiêu chí định lượng:
Đẻ đánh giá họat động tín dụng nói chung và QTRRTD nói riêng, các NH thường sử dụng một số nhóm chi tiêu định lượng sau đây:
- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tắng dư nợ cho vay
Tỷ lệ này trực tiếp đo lường RRTD, qua đó gián tiếp đánh giá hoạt động QTRRTD. Tỷ lê này thể hiện chất lượng tín dụng và cũng thể hiện quy mô của các khoản cho vay có vấn đề
Tỷ lệ nợ quá hạn < 5%: bình thường
Tỷ lệ nợ quá hạn từ 5% - 10% được coi là không bình thường
Tỷ lệ nợ quá hạn từ 10% - 15%: mức cao
Tỷ lệ nợ quá hạn >15% là múc quá cao, đó là mức báo động, có nguy cơ khủng hoảng lớn
Tuy nhiên, nếu dùng tỷ lệ này để đo lường RRTD thì chưa phản ánh chính xác được mức độ rủi ro, đó là vì có thể giảm tỷ lệ này bằng cách tăng dư nợ cho vay hoặc dùng biện pháp giãn nợ, đảo nợ. Mặt khác, nợ quá hạn chưa phải là tổn thất cuả NH vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều thu hồi được. Như vậy, ty lệ này chỉ là chỉ tiêu gián tiếp để đo lường RRTD
- Tỷ so dự phòng ton thất tín dụng hàng năm so với Tong so cho vay
hay với Tổng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này nói lên sự chuấn bị của một NH cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro từ thu nhập hiện tại
- Tỷ trọng dư nợ một ngành/ một khu vực/ một nhóm KH so với Tổng•S • O • • O • • • O
dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu dư nợ, nhằm xem xét mức độ tập trung RRTD của NH ở mức độ nào. Khi NH có xu hướng tập trung các khoản cho vay vào một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định, thì sẽ hạn chế các cơ hội phân tán rủi ro về địa lý, ngành và lĩnh vực. Vì vậy, sự biến động về kinh tế của địa phương, ngành, lĩnh vực sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ của NH.
- Chỉ tiêu tổng dư nợ so với Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng tương quan với nguồn vốn có thế sử dụng đế cấp tín dụng. Với vai trò là trung gian tài chính, NH nhận tiền gửi để cho vay. Neu vốn không cho vay được tức là đồng vốn của NH không sinh lời mà vẫn phải trả lãi huy động, khi đó NH sẽ gặp phải những tổn thất. Nhưng với quy mô tín dụng lớn sẽ hạn chế khả năng chọn lựa nhũng KH tốt,
chi phí giao dịch lớn và khả năng kiềm soát dư nợ tín dụng bị hạn chế. Như
vậy với sô lượng KH lớn thì xác xuât RRTD cũng tăng lên. Như vậy tăng trưởng tín dụng không phù hợp cũng gây ra rủi ro.
Tiêu chí định tỉnh
Ngoài các chỉ tiêu định lượng, cần phải đánh giá các chỉ tiêu định tính để nhìn nhận một cách toàn diện công tác QTRRTD của NH. Trên cơ sở là căn cứ vào các nguyên tắc QTRRTD (do cơ quan giám sát NHNN hoặc từng NH xây dựng theo khung hướng dẫn chung) có được tuân thủ hay không và mức độ tuân thủ như thế nào. Theo hướng dẫn của Uy ban Basel trong Văn bản nguyên tắc QTRRTD ban hành tháng 9/2000, các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hệ thống QTRRTD tại từng NH có thể được phân chia thành 4 nhóm sau:
- Đảnh giả môi trường QTRRTD: cần đánh giá môi trường QTRRTD phù
hợp với cơ cấu tổ chức của NH, phù họp với đặc điểm kinh doanh của NH
- Đánh giá hiệu quả của quy trình cấp tín dụng: Các NH với sự khác biệt
về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị... tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro khi nó xuất hiện.
- Đánh giá sự phù họp của quá trình theo dõi, đo lương và QTRRTD: NH
cần thiết lập và thực hiện theo dõi giám sát các khoản tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên và liên tục, cần sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng mô hình đo lường rủi ro thích họp. Quá trình giám sát đòi hỏi NH phải đồng thời quan tâm đến Rủi ro cá biệt cũng như Rủi ro toàn danh mục để xây dựng được băn hướng dần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề cũng như các danh mục cho vay bất ổn
- Đánh giá hiệu quả của môi trường kiêm soát: Môi trường kiếm soát Rủi ro
tại NH càn phải có tính hệ thong, hoạt động thường xuyên liên tục và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cần xem xét tính độc lập của bộ phận kiểm soát, tách biệt với hoạt động điều hành và xây dựng chiến lược để đảm bảo tính hiệu quả
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2
- Chương 2 của luận văn đã trinh bày chi tiêt vê các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu cũng như thiết kế được Khung phân tích với trình tự qua 3 bước: Mục tiêu phân tích, sản phẩm phân tích và phương pháp phân tích.
- Dựa trên phương pháp nghiên cứu ở Chương 1, tác giả sẽ dựa vào các chỉ tiêu, phân tích quy trình, đưa ra các tiêu chí dùng để đánh giá Quản trị rủi ro tín dụng tại GPBank, từ đó đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác QTRRTD tại đơn vị. Sau đó, tác giả sẽ đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động QTRRTD tại GPBank
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU - GPBANK
3.1. Giới thiệu tông quan vê Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dâu Khí Toàn cầu (GPBank)