Công tác xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 82 - 83)

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại GPBank được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

Trên cơ sở phân loại nợ hàng quý và hàng năm, ngân hàng tính toán và trích lập dự phòng đe tài trợ rủi ro tín dụng. Qũy dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

+ Dự phòng chung được xác định bằng 0.75% tổng giá trị các khoăn nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Dự phòng cụ thế (R) là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoăn nợ để dự phòng cho những rủi ro tín dụng.

Ngân hàng thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các đối tượng khách hàng với các điều kiện, trình tự và thủ tục như sau:

+ Khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản: Điều kiện là đã hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật và không còn nguồn tài trợ ngân hàng sau khi kết thúc giải thể, phá sản hoặc nguồn trả nợ được đánh giá là khó có khả năng thu hồi hoặc nếu thu hồi được thì thời

gian thu hồi kéo dài.

+ Khách hàng cá nhân bị chết hoặc mất tích: Điều kiện là có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoàn cảnh gia đình người vay gặp khó khăn về tài chính.

+ Khách hàng xêp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý: Điều kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính (đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: báo cáo tài chính năm liền trước với năm đề xuất xử lý rủi ro tín dụng thể hiện kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc lỗ lũy kế hoặc vốn chủ sở hữu âm. Đối với khách hàng cá nhân: có báo cáo giải trình hoàn cảnh người vay gặp khó khăn về tài chính) và ngân hàng đã nồ lực, sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)