Công tác kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 76 - 82)

3.2.6.1. Các chính sách, công cụ kiêm soát rủi ro

* Chính sách tín dụng‘. Trên cở sở định hướng chính sách tín dụng của

GPBank, phân tích tình hình hoạt động và điểm mạnh- điểm yếu, cơ hội- thách thức của ngân hàng đề xây dựng định hướng tín dụng và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, bao gồm các tiêu chí chính: chỉ tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng, chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu tín dụng; tỷ lệ nợ xấu.

GPBank đã chuẩn hóa các văn bản, chính sách liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng và các loại rủi ro liên quan. Từ trước đến nay, các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN được GPBank tuân thủ

chặt chẽ. Hiện nay, GPBank vẫn đang tuân thủ theo các yêu cầu của thông tư số 13/2012/TT-NHNN và đồng thời thực hiện triển khai song song các quy định của thông tư 41/2016/TT-NHNN theo chuẩn Basel II.

* Quy trình câp tín dụng:

Để đảm bảo việc QTRRTD diễn ra thống nhất, khoa học, tạo co chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro GPBank đã đưa ra quy trình tín dụng mới, quy trình cấp tín dụng được thực hiện tưcmg đối chặt chẽ, được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau:

• Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay:

CBTD phòng khách hàng thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn theo quy định, thẩm định khoản vay (thông qua các tiêu chí như tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình SX-KD, tình trạng tài chính, tính khả thi của phương án vay vốn, tình hình trả nợ vay, TSĐB, xác định phương thức cho vay...), và lập tờ trình thấm định tín dụng đề xuất ý kiến về việc thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng

• Thấm định rủi ro khoản vay:

Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ các nguồn kênh khác, cán bộ phòng QLRRTD tiến hành thẩm định độc lập với mục đích nâng cao chất lượng QLRRTD, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng và lập báo cáo kết quả thẩm định RRTD, trong đó đánh giá mức độ RRTD và đề xuất biện pháp giảm thiểu RRTD.

• Phê duyệt khoản vay:

Sau khi hoàn tất tờ trình thẩm định tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, hồ sơ của khách hàng được gửi tới các thành viên của Hội đồng tín dụng họp Hội đồng tín dụng (đối với khách hàng mới quan hệ xin vay vốn lần đầu tiên và các khách hàng vay mà theo quy định buộc phải thực hiện thấm định rủi ro thì hồ sơ phải được gửi trước ít nhất hai ngày làm việc). Tại buổi họp Hội đồng tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ trình bày với các thành viên của Hội đồng về nội dung tờ trình thẩm định và báo cáo thẩm định rủi ro, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đề nghị. Sau đó, các thành

viên của Hội đông tín dụng sẽ trực tiêp phỏng vân các vân đê có liên quan đên khách hàng vay đối với cán bộ thẩm định. Sau khi các thành viên đã trao đổi và đi đến thống nhất ý kiến là đồng ý cho vay hay không cho vay; Thư ký hội đồng sẽ lập Biên bản họp Hội đồng tín dụng ghi nhận lại các điều kiện cần thiết khi được cho vay và các ý kiến thống nhất của các thành viên Hội đồng tín dụng;

Biên bản họp có hiệu lực kể từ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên. • Soạn thảo, ký kết hợp đồng và giải ngân cho khách hàng:

- Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Hội đồng tín dụng, CBTD phòng khách hàng căn cứ đặc điếm cùa từng khoản vay

sẽ soạn thảo hợp đồng và chuyển sang lãnh đạo phòng phê duyệt nội dung.

- Ký hợp đồng: Sau khi họp đồng đã được phê duyệt nội dung, khách hàng và ngân hàng sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng. Đối với các hợp đồng thế chấp, họp đồng cầm cố còn phải thực hiện đăng ký giao dịch bào đảm hoặc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

- Giải ngân: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các thù tục đăng ký giao dịch bào đảm, công chứng..., ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng.

• Nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin:

Căn cứ các thông tin của bộ hồ sơ vay (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và hồ sơ TSĐB của khách hàng vay), CBTD phòng khách hàng nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin để phục vụ cho yêu cầu quản lý khách hàng.

• Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được CBTD phòng khách hàng thực hiện theo quy định hiện hành của

GPBank đối với từng loại sản phẩm. • Giám sát khách hàng vay:

Phòng khách hàng chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin liên quan đến khách

hàng vay. Định kỳ, đột xuât, kiêm tra tình hình sản xuât- kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ cùa khách hàng nhằm đảm bào các khoản vay được sử dụng đúng mục đích (việc kiếm tra được lập thành biên bản, có đính kèm chứng từ chứng minh). Mọi bất thường trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng vay phải được phản ánh với phòng QLRRTD để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.

• Thu nợ lãi và nợ gốc:

Căn cứ lịch trả lãi và nợ gốc, CBTD phòng khách hàng có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ đúng hạn; làm đề nghị thu nợ để phòng kế toán thực hiện thu nợ cho khách hàng và thực hiện các thủ tục khác liên quan khi thực hiện đóng hồ sơ khoản vay.

• Xừ lý những phát sinh đối với khoản vay

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ: Trường hợp khách hàng chưa trả nợ được theo cam kết và có nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ thì khách hàng sẽ lập giấy đề nghị ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. CBTD sẽ kiếm tra tình hình sử dụng vốn vay, TSĐB tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ...

- Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn: Khi đến hạn đóng lãi, trả nợ gốc, nếu khách hàng không đóng lãi hoặc trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó bị chuyển sang quá hạn. Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước hạn.

- Phân loại nợ: Ngân hàng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng rủi ro dựa theo các căn cứ sau: số lần cơ cấu lại nợ; số ngày quá hạn, khả năng trả nợ; khách hàng có nhiều khoản vay tại chi nhánh, khách hàng quan hệ vay vốn tại nhiều chi nhánh.

• Thanh lý hợp đông và giải châp TSĐB

- Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng lãi, phí và trả hết nợ gốc, hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bàn thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu, ngân hàng và khách

hàng sẽ ký biên bân thanh lý HĐTD.

- Tùy theo điều kiện cụ thề, ngân hàng có thể giải một phần hay toàn bộ TSĐB. Theo đề nghị giải chấp TSĐB của khách hàng, ngân hàng sẽ đối chiếu số lượng, giá trị TSĐB tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, để quyết định giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), ngân hàng và khách hàng kiềm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan để lập phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.

3.2.6.2. Kiếm soát rủi ro tín dụng

Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ phát sinh rủi ro, ngân hàng thực hiện các biện pháp để giảm thiểu, khắc phục như sau:

+ Quản lý giám sát khoản vay: Thực hiện việc giám sát khoản vay và thu thập các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin có liên quan khác để giám sát khoản vay một cách chặt chẽ, xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Rà soát và xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng về mặt pháp lý, tiến hành định lại giá trị tài sản bảo đảm theo giá thị trường của tài sản, yêu cầu bổ sung thêm tài sản; hoàn thiện hồ sơ pháp lý cùa khoản vay.

+ Đối với các khách hàng được ngân hàng đánh giá là khó khăn tạm thời, cần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng thực hiện biện pháp thu hồi nợ cũ, cho vay mới để duy trì hoạt động theo nguyên tắc cho vay mới không vượt 80% sổ thu nợ gốc.

+ Đôi với các khách hàng được ngân hàng đánh gía là không có khả năng phục hồi thì áp dụng biện pháp thu hồi nợ.

Tùy theo mức độ và nguyên nhân phát sinh rủi ro của từng khoản cấp tín dụng, ngân hàng đã áp dụng các biện pháp xử lý như: Khách hàng tự trả nợ, khuyến khích khách hàng trả nợ, phát mãi tài sản bảo đảm, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.

+ Đo lường theo phương pháp 1RB

Hiện tại GPBank đang xây dựng lộ trình hướng tới mô hình quản trị rủi ro hiện đại ứng dụng phương pháp đo lường IRB. Phương pháp IRB đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn dự tính được do khách hàng không trả được nợ EL. Theo quy định của Basel II tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể chia thành 2 loại là (i) khoản tốn thất dự tính được EL (Expected Losses) và (ii) khoản tổn thất không dự tính được UL (Unexpected Losses). Đối với mồi khoản vay hay mồi khách hàng, EL được xác định theo công thức:

EL = PD X LGD X EAD

Đối với cách tiếp cận này, để xác định được mức độ rủi ro của tài sản sẽ dựa vào việc ước lượng được các tham số:

- PD (Probability of Default - xác suất khách hàng không trả được nợ). - LGD (Losses Given Default - Tỷ lệ mất vốn dự kiến).

- EAD (Exposure of Default - dư nợ của khách hàng tại thời điếm không trả được nợ).

GPBank dựa vào IRB có the sừ dụng mô hình đo lường rủi ro nội bộ để tính yêu cầu về vốn trên cơ sở rủi ro. Theo lựa chọn này, GPBank phải nắm giữ số vốn tương đương tổn thất tiềm tàng vốn cổ phần nắm giữ của định chế được xác định nhờ việc sử dụng mô hình giá trị rủi ro nội bộ (Mô hình VaR nội bộ) với độ tin cậy là 99% của chênh lệch giữa lợi nhuận hàng quý và hệ số rủi ro thích đáng được tính trong suốt một giai đoạn thí điềm dài hạn.

Trên cơ sở đó, GPBank đã xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng khắc phục tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng.

Như vậy để có thể đưa ra một chính sách vốn như thế nào là càn thiết để đối mặt với rủi ro thì GPBank sẽ phải ước lượng mức độ tổn thất không dự tính trong một khoảng thời nhất định, từ đó GPBank sẽ ước lượng được mức vốn kinh tế đủ đề bù đắp được mức độ tổn thất không dự tính được.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)