ỉ.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụtng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, khi rủi ro xây ra đều dẫn đến những hậu quả khó lường và không dễ dàng khắc phục trong một thời gian ngắn. Như đã đề cập ở trên, rủi ro to tín dụng có thế mang lại những hậu quả rất nguy hiểm đối với ngân hàng thương mại, dù quy mô lớn nhở, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng được gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Xuất phát theo cách hiếu như vậy, theo tác giả, khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thề được trình bày như sau:
Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình xây dựng chính sách, tổ chức bộ máy, quy trình kiểm tra giám sát liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng đến khâu quyết định cho vay, giãi ngân theo dõi và xử lý các khoản nợ
có vấn đề nhằm giảm tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng được kiểm soát trong khả năng của ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa hóa giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường kinh tế
1.2.2.2. Vai trò quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm tổn thất, giảm thiểu chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Chi phí cho việc trích lập dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là
rất lớn và thường được tính vào chi phí hoạt động, vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, nếu công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, các khoản tín dụng trên danh mục ngân hàng có chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện đề ngân hàng giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo lòng tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng,
các tồ chức quốc tế đối với việc quăn trị hoạt động ngân hàng thương mại.
1.2.2.3. Nguyên tắc hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
a, Nguyên tắc cơ bản
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy một trong nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng không phải là thụ động mà là chấp nhận một cách chủ động, cụ thể trong nhiều trường hợp ngân hàng có thể chuyển nó thành cơ hội thu
lợi nhuận cho mình. Việc chấp nhận mức độ, lựa chọn loại bỏ rủi ro tín dụng• • • A • • 7 • • • •
nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng ta trong quá trình quản tị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình
hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khi các rủi ro xảy ra không được vượt quá mức thu nhập phù hợp.
Thứ hai, ngân hàng phải duy trì các danh mục tín dụng phù hợp, tính toán các khả năng gánh chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp khoản tín dụng. Ngân hàng luôn phải tuân thủ theo quy tắc không cấp tín dụng cho những món vay không có khả năng khống chế và kiểm soát.
Thứ ba, các rủi ro của ngân hàng là độc lập nhau, do vậy, các ngân hàng phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng ngân hàng phải sắp xếp, phân loại và quăn lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần phải dựa trên nền tàng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như các chính sách của ngân hàng.
Thứ năm, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục đích xử lý các tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, chi phí của ngân hàng bỏ ra cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phái thấp hơn những giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra.
b, Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Uỷ ban Basel một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi các thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm GIO (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ), ủy ban tố chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (B1S) tại Washington (Mỳ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sĩ). Mục tiêu của ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, ửy ban trao đổi
các thông tin vê các vân đê giám sát hoạt động ngân hàng của các quôc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dần và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết, ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.
Theo quan điểm các nhà chính sách, đế thanh tra, giám sát một cách hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động của mồi loại hình tổ chức tài chính đó. ủy ban Basel đưa ra
các nguyên tăc cơ bản trong việc dựa trên đặc diêm của các tô chức tín dụng trong đó, một số nội dung liên quan đến việc quản lý rủi ro tín dụng cũa các ngân hàng thương mại được thể hiện ở một số nguyên tắc như dưới đây:
- Nguyên tắc 1: Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác.
- Nguyên tắc 2: Các hoạt động được phép - Nguyên tắc 6: An toàn vốn tối thiểu
- Nguyên tắc 7: Quy trình quản trị rủi ro - Nguyên tắc 8: Rủi ro tín dụng
- Nguyên tắc 9: Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ - Nguyên tắc 10: Giới hạn mức cho vay
- Nguyên tắc 11: Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan - Nguyên tắc 12: Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi
- Nguyên tắc 16: Rũi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng - Nguyên tắc 17: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ
- Nguyên tắc 18: Lạm dụng các dịch vụ tài chính
- Nguyên tăc 19: Phương pháp giám sát - Nguyên tắc 20: Kỹ thuật giám sát
- Nguyên tắc 21: Thông tin giám sát - Nguyên tắc 24: Giám sát hợp nhất
1.2.2.4. Mô hình quán trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Đức Tú (2012), mô hình quản trị rủi ro tín dụng có thể được chia ra thành hai mô hình là: mô hình quản trị rủi ro tập trung và mô hình quản trị rủi ro phân tán.
a, Mô hình quản trị rủi ro tập trung
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung được hiếu là công tác thấm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ về hội sở chính đe ra quyết định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Ưu điểm:
- Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
- Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị gắn với hoạt động cùa các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
- Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản trị rủi ro tín dụng.
Nhược điểm:
- Xây dựng và triến khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
- Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định.
- Đội ngũ cán bộ phải có kiên thức chuyên môn sâu, rộng và biêt vận dụng trị thuyết vào công việc.
Phạm vi áp dụng: được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn
b, Mô hĩnh quản trị rủi ro phân tán
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiếu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Uu điểm:
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản.
- Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng
- Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.
Nhược điểm:
- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.
- Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản trị rủi ro tín dụng.
- Việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên sổ liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản trị gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Phạm vi áp dụng: được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
1.2.3. Quy trình quăn trị rủi ro tín dụng
Quy trình quăn trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nhận diện rủi ro tín dụng (---\ Kiêm soát và xử lý rủi ro X_________________ J (---X
Đo lường rủi ro
\______________)
(--- \
Quản lý rủi ro
\_______________ )
Sơ đô 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
X —
Nguôn'. Chrinko R.s Guill, A framework for assessing credit risk in depository institution, 2000
(1) Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro tín dụng là bước đầu tiên trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Nhận diện rủi ro tín dụng được xét trên hai góc độ: về phía ngân hàng và về phía khách hàng.
về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thê hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro. Do đó, khi các yếu tố này có thiên hướng lệch như quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt qua khá năng quản trị của ngân hàng, hay cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hay các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro. Do đó, các ngân hàng thương mại cần phân tích toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng đế nhận biết rủi ro tín dụng về qui mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền.
về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để có quyết định kịp thời. Do đó, các
ngân hàng thương mại cân thực hiện phân tích đánh giá khách hàng từ khi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay.
(2) Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi đã nhận biết được rủi ro, có thế sử dụng nhiều mô hình rủi ro để đo lường rủi ro tín dụng.
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
Mô hình 6C
Mô hình định tính không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêu chí này được thể hiện rõ nét thông qua mô hình 6C:
- Tư cách khách hàng (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chan rằng khách hàng có mục đích rõ ràng và có thiện chí nghiêm chinh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực khách hàng (Capacity): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, phâi là đại diện pháp luật cùa công ty, có tư cách pháp nhân.
- Thu nhập của khách hàng: Cán bộ tín dụng phải xác định rõ nguồn trà nợ của khách hàng.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Khách hàng được cấp tín dụng dựa trên giá trị tài sản bảo đảm: cầm cố, thế chấp, tín chấp, bảo lãnh của bên thứ ba.
- Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng cần phải quy định tín dụng tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiếm soát (Control): Cán bộ tín dụng cần đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng.
Mô hình này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, tuy nhiên việc thực hiện phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác nguồn thông tin thu thập được,
khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan cùa cán bộ tín dụng.
Mô hình định lượng về rủi ro tín dụng:
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB
Năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng.
EL = PD X LGD X EAD
- EL: Tổn thất dự kiến
- PD: Xác xuất vỡ nợ của khách hàng/ngành
- LGD: Tỷ trọng số dư rủi ro của ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
- EAD: Số dư nợ vay của khách hàng/ngành khi vỡ nợ