Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.
Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đũ năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Neu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường.
Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHTM TNHH MTV Dầu Khí Toàn cầu đã có những bước tiến đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản trị RRTD hiện tại lại chưa đáp ứng được yêu càu quản trị hiện đại đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những thời cơ và thách thức, định hướng về hạn chế RRTD của NHTM TNHH MTV Dầu
Khí Toàn cầu trong thời gian tới tập trung vào những nội dung chính sau đây: - Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thù tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.
- Xây dụng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bào đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:
+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng.
+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động.
+ Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.
+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro cùa những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của Ngân hàng thông qua việc tiếp thị các sản phấm hiện có nhằm 1T1Ở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đấy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thế, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,.. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện sản phấm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu cúa khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỳ năng tiếp thị, bán hàng,
các kiên thức liên quan đên các sản phâm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới .
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỳ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.