Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM: Thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho
vay, đảm bảo tiên vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM. NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gở những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dần cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhàm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đấy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh : Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ RRTD tăng cao. Do đó NHNN cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiềm
soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỳ đạo luật pháp. Sự kiêm tra, kiêm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đàm bảo sự phát triến bền vũng và an toàn.
ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu: Trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiếm soát và kiếm toán nội bộ trong các TCTD và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh
doanh nói chung và câp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC NHNN: Một trong nhũng bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện QLRRTD tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn cùa khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đối mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời. Ngoài ra, NHNN cần phải cỏ chính sách tuyển chọn và đào tạo nhân viên làm công tác quàn lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tống hợp và đưa ra nhũng nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các NHTM tham khảo. Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, đề xuất NHNN nên có những
biện pháp thích hợp đế các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế RRTD. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiếm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xừ lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm.
KẼT LUẬN
Trong kinh doanh ngân hàng việc các NHTM phải đương đâu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được, vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng luôn phải quan tâm đến quy trình quản trị rủi ro tín dụng.
Hiện nay, cũng như trong nhiều năm tới hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yểu, hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho các NHTM ở nước ta nói chung trong đó có NHTM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu. Song song với phát triển tín dụng, mở rộng cho vay phải đi đôi với tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, thiên tai, chính trị,... làm cho rúi ro tín dụng ngày càng phức tạp hơn, thì việc tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Đối với các NHTM nói chung và NHTM TNHH MTV Dầu Kill Toàn cầu nói riêng, những thành quả trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động không thế không kể đến sự đóng góp của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn các quy phạm pháp luật về quản lý rủi ro còn rất ít và chưa bao quát, các cán bộ tín dụng chưa có điều kiện tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực này. Thông tin kiềm toán về các ngân hàng không được phản ánh đầy đù, minh bạch. Những hạn chế đó đang là rất khó khăn và thách thức trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh, 2010. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngãn hàng Nỏng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại Học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội.
2. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm hảo an toàn trong hoạt động của tỏ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình NHTM, Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Ngân hàng Nhà nước, 2016. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng Nhà nước, 2018. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thong kiêm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín dụng.
7. Peter s. Rose , 2001. Quản trị Ngân hàng thương mại (Commercial bank management), Hà Nội: NXB Tài Chính.
8. NH TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn cầu (2018, 2019, 2020), Báo cáo thường niên. Các trang web http://tapchitaichinh.vn/ https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/ https://www.sbv.gov.vn/ 98