Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 101 - 103)

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triến bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chật hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến

hoạt động của ngân hàng thương mại. Tiêp tục hoàn thiện hệ thông pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bở vốn ra đầu tư.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:

Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triền của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bàng và phù hợp với điều kiện thực tế;

Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bào tiền vay, làm thể nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay;

Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhàm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhàm giảm thiếu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,.. .để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung

và ngân hàng thương mại nói riêng phát triên an toàn, bên vững và hội nhập quốc tế.

Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu là việc làm đã khó, quá trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn hiện nay là càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các ngân hàng phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Trên thực tế, các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng các khoản nợ khó đòi từ ngân hàng mẹ chuyển sang, chức năng chi mới

dừng lại ở khâu thẩm định giá trị TSTC cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý; còn để xử lý các món nợ này thì các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không có thị trường giao dịch. Đế hỗ trợ thêm nữa cho các NHTM nói chung cũng như các NHTMCP nói riêng, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để phát triển thị trường thứ cấp cho các hoạt động mua, bán các khoản nợ xấu của các NHTM. Trước mắt, Chính phũ sử dụng nguồn lực cùa mình để xử lý các khoản nợ này từ các NHTM Nhà nước; các Công ty giao dịch tài sản có, tài sản nợ của Chính phủ phải tiếp cận trực tiếp các NHTM Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý các món nợ này; vấn đề là thực hiện việc mua bán các khoản nợ của các NHTM Nhà nước

chứ không phải của các DNNN. Khi thị trường này được khởi động và giao dịch có hiệu quả, quá trình tham gia của các NHTMCP để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TM TNHH MTV dầu khí toàn cầu GPBank (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)