(Nguồn: Học viên tự thiết kế)
Như vậy, đê hoàn thiện luận văn cân thực hiện theo quy trình nghiên cứu như trên, trong đó: Đầu tiên tác giả cần tiến hành tổng quan các tài liệu có liên quan đến quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cần hệ thống hóa đầy đủ về lý luận và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đe thực hiện điều này, tác giả cần tiến hành nghiên cứu các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ hay các công trình khoa học có liên quan được công bố. Ngoài ra, trong phần cơ sở lý luận cần làm rõ thêm các khái niệm có liên quan như khái niệm nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, các tiêu chí đánh giá kết quả QTNNL. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ các nội dung cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực của tố chức. Kết hợp với việc tìm hiều một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực về công tác QTNNL, từ đó rút ra bài học đối với công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam.
Với khung lý thuyết đã được xây dựng ờ trên và những bài học rút ra từ thực tế các doanh nghiệp trên thị trường, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù họp là nghiên cứu định tính sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tác giả tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu, số liệu liên quan phù họp với vấn đề cần nghiên cứu thông qua khảo sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu liên quan... Trên cơ sở đó, tiến hành hành phân tích thực trạng về nguồn nhân lực, Quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian qua cùng với việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam ảnh hưởng đến QTNNL tại đơn vị trong thời gian qua. Từ những phân tích, đánh giá thực trạng đó, tác giả rút ra những điểm mạnh, diêm hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác QTNNL cùa công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian qua để tiến hành đề xuất những giải pháp QTNNL của công ty trong thời gian đến.
2.2. Phương pháp thu thập dũ’ liệu 2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các nguồn sau: Các báo cáo về
tình hình nguôn nhân lực tại công ty cô phân Công nghệ Teko Việt Nam qua các năm, các kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn về chính sách quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam ... các đề tài, báo cáo khoa học liên quan; các bài báo, tạp chí đánh giá của các chuyên gia; các văn bản quy định, nghị định cúa các cơ quan nhà nước về phát triển NNL; các nguồn thông tin khác trên Internet.
Thông qua các báo cáo, đề tài, các bài viết, tạp chí đánh giá của các chuyên gia, các văn bản quy định hay những thông tin từ các trang internet, học viên tiến hành sàng lọc, lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài Quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam để làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn có chất lượng.
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành bằng việc điều tra phỏng vấn nhằm tìm hiểu về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam, nội dung quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng điều tra phỏng vấn là cán bộ và người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam.
Hình thức điều tra khảo sát: Thiết kế bảng câu hỏi điều tra khảo sát, nội dung bàng hỏi được chú trọng về các nội dung quản trị nhân lực trong công ty.
Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam. Cụ thể, chọn ngẫu nhiên 150/521 người trong công ty tự nguyện thực hiện khảo sát, trong đó người tham gia khảo sát phải có đủ ở tất cả các phòng ban trong công ty để đàm bảo tính bao quát, phân tầng của kết quả khảo sát chứ không chỉ giới hạn ý kiến ở một phân cấp nhất định. Vì vậy, sau khi phát phiếu khảo sát, số lượng người tham gia thực hiện bao gồm ban giám đốc: 03 người, trưởng, phó các bộ phận trực thuộc trong công ty là 27 người, 120 người là nhân viên các bộ phận. 150 phiếu khảo sát phát ra
được thu lại đủ, căn cú’ trên kêt quả của phiêu trả lời, tác giả luận văn tiên hành thống kê và phân tích các chỉ số liên quan.
Ngoài ra tác già còn tiến hành quan sát những hoạt động thực tế công tác Quản trị nguồn nhân lực Công ty cồ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian qua từ năm 2018 đến năm 2020, những hoạt động về tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, hay các chế độ chính sách phúc lợi mà doanh nghiệp thực hiện cho người lao động, điều này giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan hơn để đề xuất các giải pháp QTNNL tại công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong tương tai.
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành xử lý để sử dụng trong chương 3, phần phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam, cụ thể các phương pháp xử lý dữ liệu được tiến hành như
sau:
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách nhập dữ liệu thứ tự vào phần mềm Excel, sau đó tiến hành tính các tỷ lệ phần trăm, vẽ sơ đồ, biểu đồ và tiến hành phân tích trên cơ sở các sơ đồ, biểu đồ đã thực hiện.
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Đây là dữ liệu thu thập được từ các văn bản, báo cáo của công ty cố phần Công nghệ Teko Việt Nam, dữ liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành tính tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu giữa các năm, từ đó làm cơ sở để so sánh và phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong thời gian qua.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống dừ liệu thứ cấp bằng các tài liệu tham khảo, số liệu thông tin thực tế thu thập tại công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam. Luận văn sẽ phân tích quản trị nguồn nhân lực và có các cơ sở để so sánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này đê tiên hành so sánh các chỉ tiêu về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty qua các năm, trên cơ sở đó tác giả tiến hành phân tích thực trạng và đề xuất giài pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty cồ phần Công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian tới cho phù hợp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu thống kê, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã có. Tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu thống kê thứ cấp của công ty cổ phần Công nghệ Teko Việt Nam.
Kêt luận chương 2
Chương 2 học viên đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu luận văn quản trị nguồn nhân lực Công ty cồ phần Công nghệ Teko Việt Nam, bằng việc tim kiếm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan từ sách, báo chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NNL trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp ỌTNNL tại công ty cổ phần công nghệ Teko Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp thu thập dữ liệu được học viên tiến hành thu thập cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu cũng được tiến hành xử lý và phân tích bằng các pháp phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương tích phân tích tổng hợp, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng công tác QTNNL trong chương 3.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN Lực TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN CÔNG NGHỆ TEKO VIỆT NAM
3.1. Khái quát chung về công ty CP công nghệ Teko Việt Nam 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP công nghệ Teko Việt Nam tiền thân là Garena Việt Nam là công ty dẫn dầu lĩnh vực Thương mại điện tử ở Việt Nam, có địa chỉ trụ sở Tầng 9 tòa nhà Machinco, số 444 đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Ngày 13/01/2017 công ty cổ phần công nghệ Teko Việt Nam được thành lập tiền thân là Garena Việt Nam, là doanh nghiệp dẫn dầu lĩnh vực Thương mại điện từ ở Việt Nam. Sau hơn 7 năm triển khai thành công lĩnh vực Thể thao điện tử, một nhóm thành viên lựa chọn hướng đi mới, mong muốn tạo ra những giá trị mới cho xã hội. vẫn duy trì sứ mệnh “Thay đối cuộc sống con người bằng cách cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng Internet” - Teko mong muốn
sự hiện diện của mình sẽ giúp khách hàng tiếp cận những tiện ích tuyệt vời từ sức mạnh của công nghệ thông tin.
Công ty cổ phần công nghệ Teko Việt Nam hiện đang quản lý 25.000 phòng máy internet trên toàn quốc, hơn 50 Văn phòng CSKH trên cả nước và có hệ thống kho vận tại 3 miền Bắc Trung Nam.
3.1.2. Co’ cấu tổ chức
3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
Một trong những yếu tố mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty CP công nghệ Teko Việt Nam chính là cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự của công ty, hiên nay cơ cấu tố chức của công ty bao gồm có ban giám đốc và 07 phòng ban chính, mỗi phòng ban đều được quy định chức năng và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện công việc chung do ban giám đốc giao.
Để thấy rõ hơn về sơ đồ tổ chức của công ty ta có hình vẽ dưới đây:
Hình 3.1. Sơ đô tô chức công ty CP công nghệ Teko Việt Nam
(Nguồn: Phòng HC-NS) 3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban giám đốc
Thay mặt công ty quản lý toàn bộ hoạt động sàn xuất kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm trực tiếp chú đầu tu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của công ty.
Ban giám đốc công ty gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
* Phòng Kinh doanh
Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động, kế hoạch kinh doanh của công ty theo dõi, đôn đốc thực hiện, phân tích, tổng hợp và báo cáo số liệu.
Tông hợp thông tin, đánh giá và đê xuât các biện pháp nâng cao chât lượng sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu đề xuất từ khách hàng.
Chịu trách nhiệm chính doanh số cũng như hoàn thành các chỉ tiêu về kinh doanh của công ty được giao
* Phòng Marketing
Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường: Xây dựng chương trình và tổ chức nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, chiến lược kinh doanh.
Thực hiện công tác PR, quảng cáo: Xây dựng các chương trình PR, quảng cáo, truyền thồng, quản lý đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho bộ phận kinh doanh...
* Phòng Kế toán
Thực hiện các nhiệm vụ về công tác tài chính, kế toán: Xây dựng kế hoạch quản lý thu chi của công ty, đảm bảo các hoạt động tài chính kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý thu, nộp tiền, chứng từ, hóa đơn của công ty. Đôn đốc, giải quyết thanh toán kịp thời, đúng quy định
Đôn đốc, kiểm tra và phối hợp thu cước kịp thời đúng quy định của công ty-
Thực hiện mốt số chức năng khác theo quy định được giao.
* Phòng Hành chính - Nhân sự
Thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức lao động như: tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, duy trì chế độ nề nếp lao động, quản lý công văn theo quy định, thực hiện công tác thi đua khen thưởng...
Thực hiện việc chấm công, kiểm tra và chịu trách nhiệm các chế độ thai sản cũng như các chế độ nghỉ việc, chính sách chung cho toàn thể người lao động trong công ty.
* Phòng Kỹ thuật
Tham mưu giúp cho Ban giám đốc công ty về công tác: chủ trì tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện
nhung không giới hạn vê công tác: quản lý kỹ thuật vận hành, sửa chữa; sáng kiến cải tiến khoa học, đào tạo nội bộ; quản lý đo lường; tự động các thiết bị máy móc tại các phân xưởng cũng như toàn công ty.
* Các phân xưởng sản xuất
Tồ chức sản xuất các đơn hàng theo yêu cầu của phòng công ty, đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
Duy trì nề nếp và các hoạt động theo quy định tại phân xưởng theo yêu cầu và nội quy của ban giám đốc.
' Phòng kê hoạch
Chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch tổ chức sản xuất cũng như mua sắm trang thiết bị phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Thực hiện một số chức năng khác do ban giám đốc giao.
3.1.3. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty CP công nghệ Teko Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, với các ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện nay gồm:
Sản xuất linh kiện điện tử.
Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính. Sản xuât thiêt bị truyên thông.
Sửa chữa máy móc, thiết bị, không bao gồm sửa chữa tài biếu, máy bay hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác.
Hoạt động trong lĩnh vực đại lý, môi giới, đấu giá.
3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kỉnh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thiệt hại nặng
> 9 A
nê do dịch bệnh Covid-19 và công ty cô phân công nghệ Teko cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực cũng như đoàn kết của toàn thể cán bộ và người lao động tại công ty, những năm qua công ty đã đạt được kêt quả khá khả quan. Dưới đây là thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2018 đến năm 2020:
Bảng 3.1. Kêt quả hoạt động SXKD của công ty CP công nghệ Teko Việt Nam,
giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
r
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu 215.632 244.632 187.500
Chi phí 129.760 131.420 107.540
Lơi nhuân trước thuế• • 85.872 113.212 79.960
(Nguôn: Phòng Kê toán)
Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP công nghệ Teko Việt Nam từ năm 2018-2020 cho thấy doanh thu của công ty qua các năm có sự biến động không đều, cụ thể: năm 2018 doanh thu toàn công ty là 215.632 tỷ đồng, tăng dần đến năm 2019 doanh thu của công ty đạt 244.632 tỷ đồng với mức tăng đạt 29.000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng đạt 13,4% so với năm 2018. Đen năm 2020 doanh thu của toàn công ty giảm còn 187.500 tỷ đồng, giảm 57.132 tỷ đồng so với năm 2019, ứng với tỷ lệ giảm 23,4%. Điều này hoàn toàn đúng bởi năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động về sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều, làm cho doanh thu của công ty giảm sụt.
về mặt chi phí sản xuất, trong năm 2018 chi phí trong toàn năm là 129.760 tỷ đồng, tăng dần đến năm 2019 tổng chi phí là 131.420 tỷ đồng, tăng 1.660 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng đạt 1,3%. Đến năm 2020 tổng chi phí sản xuất kinh doanh của toàn công ty là 107.540 tỷ đồng, giảm so với năm 2019