CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề chung về năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
2.1.2.2. Vai trò của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trong thực tế dạy học, một vấn để nổi bật là GV chỉ quan tâm, chú trọng việc hoàn thành những kiến thức lí thuyết quy định trong chương trình và SGK, sao nhãng việc thực hành. Ngoài ra cần giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn với phương pháp hợp lí, ngắn gọn, tiết kiệm tư duy, thời gian, tiền của và sức lao động. Chính vì vậy, việc tăng cường rèn luyên NL vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một mặt giúp HS thực hành tốt các kỹ năng. Như vậy, tăng cường rèn luyện cho HS khả năng và thói quen ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào những tình huống cụ thể khác nhau (trong học tập, lao động sản suất, đời sống) là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo. Có thể nói rèn luyện khả năng và ý thức ứng với hoàn cảnh.
Việc phát triển NL VDKT, KNĐH rất cần thiết cho HS vì nó giúp HS có thể tồn tại, phát triển, hội nhập trong xã hội hiện đại và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống. NL VDKTKNĐH có những biểu hiện chính sau: Phân loại, hệ thống hóa kiến thức; Phân tích tổng hợp các kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn; Phát hiện các nội dung kiến thức đã học được ứng dụng trong các vấn đề và các lĩnh vực khác nhau; Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề đó; Độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
Năng lực này giúp HS làm chủ kiển thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống. Vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khóa và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề này sinh trong thực tiến giáo dục. Có nhiều cách khác nhau để xác định mức độ năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học. cụ thể:
+ Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng: người học chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học hoặc vận dụng nhiều kiến thức khoa học đề giải quyết một vấn đề.
+ Theo mức độ quen thuộc hay tính sáng tạo của người học.
+ Theo mức độ tham gia của người học trong giải quyết vấn đề.
+ Theo mức độ nhận thức của người học;
Tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi mang tính lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải thích các sự kiện, hiện tượng của lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tiễn; vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tinh huống trong thực tiễn giảng day hoặc những công trình nghiên cứu khoa học vừa sức, đề ra kế hoạch hành động cụ thể hoặc viết báo cáo... Trong môn học Tự nhiên và Xã hội, biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn được thể hiện ở các mức độ:
+ Vận dụng kiến thức bài học để giải thích vấn đề thực tiễn, lựa chọn vấn đề một cách phù hợp, an toàn.
+ Phân tích, tổng hợp: Vận dụng kiến thức phức hợp để phân tích/giải thích chứng minh một vấn đề thực tiễn;
+ Đánh giá: Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. Sáng tạo vận dụng kiến thức tổng hợp để đề xuất một số phương pháp…