Biện pháp 3: Phƣơng pháp giao việc

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 70)

3.5 .Kết quả khảo sát

4.2. Một số biện pháp sƣ phạm

4.2.3. Biện pháp 3: Phƣơng pháp giao việc

Là phương pháp lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng với những công việc cụ thể, với những nghĩa vụ xã hội nhất định. Qua đó, học sinh sẽ có điều kiện để thể hiện những kinh nghiệm vốn có của mình hình thành được những hành vi phù hợp với cơng việc được giao, thu nhận kiến thức phù hợp.

4.2.3.2. Cách tiến hành

- Lựa chọn bài dạy phù hợp với phương pháp giao việc

- Xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào mục tiêu của bài , điều kiện, phương tiện dạy học cũng như đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp và kinh nghiệm của bản thân mà GV sẽ lập ra hệ thống câu hỏi và phân chia cơng việc cho từng nhóm (cá nhân)

Ví dụ: Bài “Thân cây”: Để đảm bảo mục tiêu bài học giáo viên cần giao việc theo 4 nhóm với các câu hỏi như sau:

+ Nhóm 1: Hãy quan sát và tìm hiểu xem chỉ ra các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bị, những cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo(thân mềm)?

+ Nhóm 2: Kể tên một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo mà em biết?

+ Nhóm 3: Hãy hỏi những người thân trong gia đình những loại cây có thân đặc biệt (su hào)? Tìm thêm hình ảnh (nếu có).

+ Nhóm 4: Những cây có thân khác nhau đó thường có ích lợi gì? Thường được dùng để làm gì?

- Hỗ trợ - Kiểm tra:Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình GV cần hỗ trợ gợi ý giúp các em tìm kiếm thơng tin và kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. Đồng thời cũng giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn trong q trình thu nhận thơng tin của mình.

- Tiến hành tiết dạy: Trong từng hoạt động,các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm hay thơng tin thu thập được theo điều khiển của GV. Những phần kiến thức học sinh trình bày sẽ là phần mở đầu cho một hoạt động hoặc sẽ là phần đúc kết kiến thức của hoạt động đó. GV sẽ là người nhận xét và đúc kết kiến thức của hoạt động.

- Nhận xét – lưu ý – tuyên dương.

4.3. Tiểu kết chƣơng 4

Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và những nguyên nhân đã tìm hiểu ở chương thực trạng chúng tơi đã đề xuất một số biện pháp sư phạm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3. Đã trình bày rõ khái niệm, vai trò và ưu nhược điểm của biện pháp, từ đó đi sâu vào nội dung và quy trình thiết kế, cách tiến hành vào dạy học Tự nhiên và xã hội để phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3. Quá trình xây dựng, đề xuất biện pháp bồi dưỡng, phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh tiểu học.

CHƢƠNG 5: KHẢO NGHIỆM SƢ PHẠM

5.1. Mục đích khảo nghiệm

Để kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của đề tài và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp sư phạm vào dạy học phát triển năng lực cho học sinh trong Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của một số chuyên gia là giáo viên tại trường Tiểu học Trần Cao Vânvà trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Qua đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn để phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh.

5.2. Nội dung thực hiện

Do điều kiện còn hạn chế nên bắt buộc lấy ý kiến của một số chuyên gia là giáo viên tại trường Tiểu học Trần Cao Vân các bạn cựu sinh viên lớp 16STH, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Tiến hành lấy ý kiến trong việc giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn để phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh.

BẢNG XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính chào q thầy/cơ! Chúng tơi đang thực hiện nghiên cứu đề tài Phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3. Để thực hiện đề tài này rất mong quý thầy cô giúp đỡ. Các câu hỏi này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và đảm bảo bí mật hồn tồn ý kiến của q thầy cơ.

1. Theo thầy cô, các biện pháp do em thiết kế có mang lại tính khả thi cao không?

 Khả thi

 Chưa khả thi

2. Theo thầy/cô các biện pháp do em thiết kế có đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh không?

 Đảm bảo

3. Theo thầy/cô cách thiết kế các hoạt động của biện pháp này này có tạo điều kiện để học sinh tham gia học tập chủ động không?

 Đồng ý

 Chưa đồng ý

4. Theo thầy/cô các dạng bài tập và nhiệm vụ được xây dựng trong các biện pháp có giúp các em phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học không?

 Đồng ý

 Chưa đồng ý

5. Theo thầy/cơ các biện pháp sư phạm có dễ sử dụng và hiệu quả để học sinh tự học ở nhà hay không?

 Hiệu quả

 Chưa hiệu quả

5.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, đánh giá, phiếu khảo sát của các chuyên gia, phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: qua trao đổi, nói chuyện trực tiếp với các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy, tôi thu thập được một số thông tin cần thiết về tính khả thi trong việc áp dụng các biện pháp dạy học trong dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3.

5.4. Phân tích kết quả sau khi khảo nghiệm

Sau quá trình trao đổi, lấy ý kiến trực tiếp với GV đang giảng dạy, chúng tôi thu được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3.

Theo kết quả điều tra, có 70% GV cho rằng có khả thi vì nhìn thấy được những thuận lợi mà nó mang lại. Cụ thể là HS áp dụng tối đa các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Ngoài ra trong những trường hợp như trên lớp không đủ thời gian để học sinh thực hành luyện tập, cũng tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu, thực hành sau giờ học. Còn 10% giáo viên còn lại thì cho rằng khơng khả thi bởi vì lo ngại giáo viên khơng có đủ thời gian cũng như những hạn chế về khả năng của HS sẽ cản trở người GV sẽ khơng tạo được hiệu quả hồn chỉnh như đã đề xuất.

a) Mức độ đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh qua các biện pháptrong

dạy học.

Dựa vào biểu đồ ta thấy được có 80% giáo viên đồng ý bài giảng đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh, bên cạnh đó có 20% giáo viên cho rằng bài giảng chưa đảm bảo, những giáo viên này đề xuất các biện pháp sư phạm trên có phần mất thời gian và chưa phù hợp với khả năng học sinh lớp 3.

70% 30%

Khả thi Không khả thi

b) Đánh giá của GV về cách thiết kế các biện pháp sư phạm giúp học sinh tham gia chủ động trong việc học.

80% 20% Đảm bảo Chưa đảm bảo 90% 10% Đồng ý Chưa đồng ý

Bảng 5. 2. Mức độ đảm bảo truyền tải đầy đủ tri thức cho học sinh qua các biện pháp trong dạy học

Bảng 5. 3. Đánh giá của GV về cách thiết kế các biện pháp sư phạm giúp học sinh tham gia chủ động trong việc học

Có khoảng 90% giáo viên tán thành đồng ý (có). Sau khi ứng dụng một số biện pháp vào giảng dạy, các giáo viên này đánh giá cao về khâu thiết kế, tổ chức các hoạt động cho học sinh. Đặc biệt là ở hoạt động tìm hiểu bài mới, thay vì giáo viên là hướng dẫn tri thức cho học sinh và học sinh thụ động nghe giảng bài và trả lời câu hỏi theo thơng tin sách giáo khoa, thì ở đây khi áp dụng các biện pháp mà tơi đề xuất thì các nhiệm vụ, các yêu cầu để học sinh tham gia giải quyết trước bằng cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết, học sinh phải vận dộng nhiều hơn, GV chỉ chốt lại tri thức cuối cùng. Thơng qua đó giáo viên định hướng để các em chiếm lĩnh tri thức. Cịn 10% giáo viên cịn lại khơng đồng ý vì cho rằng chưa chắc học sinh nào cũng có thể hiểu và nắm bắt được các yêu cầu của các nhiệm vụ, bài tập được đề ra.

c) Đánh giá về các dạng bài tập và nhiệm vụ được xây dựng trong các biện pháp

để giúp các em phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Dựa vào biểu đồ ta thấy được có 80% giáo viên đồng ý các biện pháp có thể giúp học sinh phát triển năng lực kiến thức, kĩ năng đã học và 20% giáo viên không đồng ý. Các giáo viên khơng đồng ý vì cho rằng khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập thì có thể xảy ra trường hợp lớp có mặt bằng học sinh đồng đều, các khơng thể học theo các bạn vì một số

80% 20%

Đồng ý Chưa đồng ý

Bảng 5. 4. Đánh giá về các dạng bài tập và nhiệm vụ được xây dựng trong các biện pháp để giúp các em phát NL VDKT, KNĐH

em năng lực còn kém việc phát triển năng lực vận dung kiến thức, kĩ năng đã học qua các biện pháp là chưa đảm bảo hoàn toàn.

d) Mức độ hiệu quả của các biện pháp để học sinh sử dụng ở nhà.

Có 70% giáo viên thấy hiệu quả và 30% giáo viên thấy chưa hiệu quả để học sinh tự học ở nhà. Số giáo viên thấy chưa hiệu quả cho rằng có thể nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác vì vậy sẽ dấn đến tình trạng khó khăn khi để HS sử dụng để học tập. (Có vì có bài kiến thức gần gũi, đơn giản, kích thích HS tìm hiểu nên học sinh có thể tự học ở nhà)

Sau khi khảo nghiệm và xin được những đánh giá từ 10 giáo viên thì tơi có được những kết luận như sau:

Các biện pháp sư phạm đã đề xuất bên cạnh việc đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài thì có thể mở rộng thêm kiến thức cho học sinh.

Các câu lệnh, nhiệm vụ cần được thiết kế ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt được yêu cầu, nhiệm vụ đưa ra.

70% 30%

Hiệu quả Chưa hiệu quả

Các nhiệm vụ bài tập cần được thiết kế đa dạng, dưới nhiều hình thức để ở mỗi bài tập, nhiệm vụ học sinh đều có thể vận dụng những kĩ năng khác nhau để tư duy và giải quyết. Bên cạnh đó có thể kết hợp với nhau để bài học sinh động, hấp dẫn.

5.5. Tiểu kết chƣơng 5

Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 10 chuyên gia là giáo viên tại trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, đánh giá, phiếu khảo sát của các chuyên gia và phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: qua trao đổi, nói chuyện trực tiếp với các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy về tính khả thi trong việc áp dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất vào dạy học cho HS trong môn Tự nhiên và xã hội để phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ

năng đã học cho học sinh lớp 3 trong đề tài. Đây chính là cơ hội để có thêm những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện cơng trình nghiên cứu. Đồng thời, chính nhờ q trình khảo nghiệm này sẽ đưa đề tài của tôi đến gần hơn với giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình giảng dạy, các giáo viên ở trường tiểu học Trần Cao Vân, làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, hiểu biết, giảng dạy cũng như phát triển việc áp dụng các biện pháp vào dạy học cho HS trong môn Tự nhiên và xã hội để phát triển năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng cho HS lớp 3.

KẾT LUẬN

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học là một trong những năng lực quan trọng của con người mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới. Hiện nay ở Việt Nam, việc học chú trọng đến rèn luyện kĩ năng, luyện tập theo cái có sẵn, cho nên hoc sinh ít được rèn luyện năng lực này từ sớm. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng lực tự học, tự khám phá và tư duy của trẻ. Vì vậy, tập dượt cho HS biết sử dụng những kiến thức, kĩ năng sẵn có, đã được học, áp dụng vào thực tiễn, tìm ra tri thức mới trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Đề tài “Phát triển năng lực năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3” được chúng tôi thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để có thể phát triển được năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên và xã hội. Bài nghiên cứu đã nêu ra được thực trạng, chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp để khắc phục vấn đề để hỗ trợ cho việc dạy cho GV cũng như việc tự học của HS. Bên cạnh mơn TN&XH, có thể dựa vào bài nghiên cứu này để áp dụng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học ở những phân môn khác sao cho phù hợp. Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường Tiểu học hiện nay và nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn chuyên ngành.

Trong q trình thực hiện và hồn thiện đề tài, chúng tơi vẫn cịn những thiếu sót. Hi vọng bài nghiên cứu này có thể tiếp tục được thực hiện, cải thiện những điểm hạn chế và phát triển đề tài theo nhiều hướng mới của nghiên cứu trong tương lai, góp phần hữu ích trong cơng tác giáo dục.

KIẾN NGHỊ

Các biện pháp sư phạm mà tôi đề xuất đã được một số GV tiểu học tham gia đánh giá khá hiệu quả. Vì vậy chúng tơi kiến nghị có thể áp dụng biện pháp này để khắc phục vấn đề về việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh lớp 3 qua

môn Tự nhiên và xã hội.

Sinh viên cịn ngồi trên ghế giảng đường cần tìm hiểu các biện pháp giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể kết hợp các biện pháp với ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực công nghệ thông tin để đáp ứng với Quy định Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học về việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Đồng thời để phù hợp với xu thế mới trong giáo dục.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới

căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ GD&ĐT (2016). Thông tư số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về ban hành qui định

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 70)