Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 67 - 70)

3.5 .Kết quả khảo sát

4.2. Một số biện pháp sƣ phạm

4.2.2.3. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn

Trên cơ sở tham khảo quy trình của Lê Thanh Oai (2016), tơi đề xuất quy trình thiết kế BTTT gồm 4 bước như sau:

- Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề

Trong bước này, GV cần sắp xếp các đơn vị nội dung của các chương, bài trong sách giáo khoa tạo thành các chủ đề theo mạch logic thuận lợi cho việc thiết kế BTTT, đòi hỏi huy động tổng hợp, kết nối kiến thức nội môn, liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong BTTT.

- Bước 2: Thiết kế bảng ma trận quan hệ giữa các chủ đề nội dung và các cơ hội có thể xây dựng được các BTTT

GV cần lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể xây dựng BTTT và hiện thực hóa cơ hội đã dự kiến trong bảng ma trận.

Để việc lựa chọn này hiệu quả, GV nên chọn những đơn vị kiến thức mà ở đó có thể tạo được mâu thuẫn trong nhận thức HS. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân kích thích tính tích cực, hứng thú ở HS.

- Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTT

Dựa vào bảng ma trận đã lập ở bước 2 để định hướng cho việc thu thập dữ liệu liên quan đến thực tiễn. GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc,

gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mơ hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BTTT dưới dạng câu hỏi, dự án, đề tài,... Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn... trên các trang web tin cậy, các sách, báo, tạp chí...). Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu, GV cần dựa vào ma trận đã lập, sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đềvà sẽ tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau

- Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTT

Các BTTT đó đang ở dạng “cơng cụ”nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất,...). Vì vậy, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, “gia giảm” thơng tin, u cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành,...

Ví dụ : Thiết kế BTTT có liên quan đến kiến thức về các loại vật dụng dễ cháy thường

dùng trong gia đình hiện nay và các quy định an tồn, phòng chống cháy nổ tại các gia đình và nơi cơng cộng.

- Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề.

+ Kiến thức về các loại vật dụng dễ cháy thường dùng trong gia đình hiện nay, một số biện pháp phịng chống cháy nổ tại gia đình, nơi cơng cộng.

+ Bối cảnh là hình ảnh của các vật dụng dễ cháy, và các vật phòng cháy.

- Bước 2: Thiết kế bảng ma trận quan hệ giữa các chủ đề nội dung và các cơ hội có thể xây dựng được các BTTT.

+ Mục tiêu của bài tập là phát triển năng lực xử lí thơng tin, năng lực giải quyết

vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua việc hiểu và phân biệt được các loại vật dụng khác nhau.

+ Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phịng chống cháy nổ và bảo vệ mơi trường trong sử dụng các vật dụng.

- Bước 3: Thiết kế bài tập theo ma trận.

+ Hãy quan sát hình ảnh về các vật dụng dễ cháy và cho biết:

a) Ở các gia đình hiện nay có các loại vật dụng nào dễ gây cháy nổ? Cơng dụng của các vật dụng đó là gì?

b) Tại sao hiện nay, trong các gia đình có xu hướng giảm bớt các vật dụng gây cháy nổ hoặc các biện pháp sử dụng cho an toàn như thế nào?

c) Tại sao tại các trạm xăng lại có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động?

d) Khi xảy ra các đám cháy cần xử lí như thế nào?

e) Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có những đơn vị chữa cháy nào? Nằm ở đâu? Số điện thoại là bao nhiêu?

Bước 4: GV sử dụng bài tập trên khi giảng dạy bài Phòng cháy khi ở nhà Tự nhiên và xã hội 3 và dùng khi dạy bài mới hoặc ôn tập, kiểm tra đánh giá.

- Dự kiến câu trả lời:

a) Ở các gia đình hiện nay có các loại vật dụng dễ gây cháy nổ như: dầu hỏa, xăng xe, bình ga, củi, diêm,... Cơng dụng của các vật dụng đó là tạo lửa nấu ăn, nhiên liệu cho phương tiện đi lại,...

b) Tại sao hiện nay, trong các gia đình có xu hướng giảm bớt các vật dụng gây cháy nổ hoặc các biện pháp sử dụng cho an tồn như khơng trữ xăng dầu, thay bếp củi bằng bếp điện, tắt hẳn khi khơng sử dụng, có bình chữa cháy gia đình,...

c) Các cây xăng có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, sử dụng điện thoại di động vì xăng dễ bay hơi và bắt lửa rất nhanh, dễ gây cháy nổ.

d) Khi xảy ra các đám cháy nếu là trẻ em phải đảm bảo an tồn cho bản thân, tìm kiếm, kêu gọi người lớn ngay. Đối với các đám cháy nhỏ có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước, cát phủ lên, đám cháy hoặc dùng bình chữa cháy bằng bột; Đối với các đám cháy lớn cần báo động để người dân sơ tán, báo cháy cho lực lượng cảnh sát Phòng

cháy chữa cháy, cơng an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Sau đó tham gia vào q trình sơ tán tài sản và chữa cháy.

e) Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những đơn vị chữa cháy: Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy Thành phố Đà Nẵng (KDC Nguyễn Tri Phương, đường Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng); Phòng cháy chữa cháy Hòa Xuân (Trần Nam Trung, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng)...

Số điện thoại là 0236 114

- GV có thể cung cấp thêm cho HS các thơng tin có liên quan đến bài tập như:

+ Phải làm gì khi ở nhà một mình, cách phịng và tránh cháy nổ.

+ Những thiệt hại của cháy nổ.

+ Cách phòng cháy và biển báo cấm lửa tại các nơi cơng cộng.

Bước 5: Phân tích câu trả lời hoặc bài làm của HS và chỉnh sửa, hoàn thiện bài

tập.

4.2.3. Biện pháp 3: Phƣơng pháp giao việc 4.2.3.1. Thế nào là phƣơng pháp giao việc?

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 67 - 70)