Nội dung chƣơng trình dạy học Tự nhiên và xãhội

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Môn Tự nhiên và xãhội

2.3.2. Nội dung chƣơng trình dạy học Tự nhiên và xãhội

Chương trình Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 gồm 3 chủ đề lớn, được phát triển đồng tâm và mở rộng dần theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Ba chủ đềđó bao gồm những nội dung chính như sau:

- Con người và sức khoẻ: các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh thân thể, cách ăn, ở, nghỉ ngơi vui chơi điều độ và an tồn, phịng tránh bệnh tật. Thực hành chăm sóc răng miệng, đầu tóc, rửa tay, chân ...

- Xã hội: các thành viên và các mối quan hệ của các thành viên đó trong gia đình, lớp học và nhà trường; cảnh quan tự nhiên và hoạt động của con người ở địa phương nơi HS sống.

- Tự nhiên: đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con phổ biến; ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người. Một số hiện tượng tự nhiên (thời tiết, ngày, đêm, các mùa ...); sơ lược về Mặt Trời, Mặt Trăng, sao và Trái Đất.

- Trong từng nội dung, chương trình đã chú ý “giảm tải”. “Giảm tải” được hiểu theo nghĩa giảm những khái niệm khoa học chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

- Chương trình chú ý tăng tính thực hành và được xây dựng theo phương án “mở”. Ví dụ: Chương trình đã có các bài thực hành riêng và các yêu cầu thực hành ngay ở mỗi bài học. Nhiều câu hỏi, bài tập trong bài thường yêu cầu HS phát hiện, vận dụng kiến thức. Như vậy, GV phải chú ý tới trình độ HS, những điều kiện thực tế về địa phương mình để hướng dẫn HS học tập mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài học.

Lớp 3

(Chương trình hiện hành)

CHỦ ĐỀ NỘI DUNG

Con ngƣời và sức khỏe

1. Cơ thể ngƣời

1.1. Cơ quan hơ hấp

1.2. Cơ quan tuần hồn

1.3. Cơ quan bài tiết nước tiểu

1.4. Cơ quan thần kinh

2. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh hơ hấp, phịng một số bệnh đường hô hấp

2.2. Vệ sinh cơ quan tuần hồn, phịng một số bệnh tim mạch

2.3. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu

2.4. Vệ sinh thần kinh Xã hội 1. Cuộc sống gia đình 1.1. Các thế hệ trong gia đình 1.2. An tồn khi ở nhà 2. Trƣờng học

2.1. Một số hoạt động chính của nhà trường

3. Địa phƣơng

3.1. Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống

3.2. Vệ sinh nơi công cộng

3.3. An tồn giao thơng

Tự nhiên

1. Thực vật và động vật

1.1. Đặc điểm bên ngoài của thực vật

1.2. Đặc điểm bên ngoài của một số động vật

2. Bầu trời và trái đất

2.1. Trái Đất và Mặt Trăng trong hệ Mặt Trời

2.2. Hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất

Bảng 2. 1. Bảng nội dung chương trình dạy học TN&XH lớp 3 (CTHH)

Lớp 3

(Chương trình GDPT 2018)

CHỦ ĐỀ NỘI DUNG

Gia đình

- Họ hàng nội, ngoại

- Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình

- Phịng tránh hoả hoạn khi ở nhà

- Giữ vệ sinh xung quanh nhà

Trƣờng học

- Hoạt động kết nối với xã hội của trường học

- Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường

Cộng đồng địa phƣơng

- Một số hoạt động sản xuất

- Một số di tích văn hố, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên

Thực vật và động vật

- Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó

- Sử dụng hợp lí thực vật và động vật

Con ngƣời và sức khoẻ

- Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hố, tuần hồn, thần kinh

- Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

Trái Đất và bầu trời

- Phương hướng

- Một số đặc điểm của Trái Đất - Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Bảng 2. 2. Bảng nội dung chương trình dạy học TN&XH lớp 3 (CTGDPT 2018)

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 39 - 42)