Các kiến thức và kỹ năng cần đạt

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Môn Tự nhiên và xãhội

2.3.3. Các kiến thức và kỹ năng cần đạt

2.3.3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

Cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể. Thông qua học tập môn Tự nhiên và Xã hội có thể hình thành cho học sinh tiểu học những biểu hiện phẩm chất chung:

- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. - Yêu quê hương, tự hào về quê hương.

- Kính trọng, biết ơn người lao động, người có cơng với đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với đất nước.

(2) Nhân ái:

- Yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

- u thương, tơn trọng bạn bè, thầy cô và những người khác. (3) Chăm chỉ:

- Có ý thức vận dụng kiến thúc, kĩ năng học được ở nhà truởng vào cuộc sống.

- Thường xun tham gia các cơng việc gia đình vừa sức với bản thân.

- Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân.

(4) Trung thực:

- Trung thực trong ghi lại và trình bày kết quả quan sát được,

- Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân, trong nhận xét việc làm hoặc sản phẩm của người khác.

(5) Trách nhiệm:

- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bào vệ sức khoẻ và an tồn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo về những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường.

2.3.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chuyên môn

Môn TN&XH góp phần hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cho học sinh. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm 3 năng lực thành phần là:

a) Năng lực nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- Nhận biết ở mức độ cơ bản, ban đầu về một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khỏe và sự an toàn trong cuộc sống; mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên.

- Phân biệt được sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác dựa trên một số tiêu chí đơn giản.

b) Năng lực tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- Quan sát và đạt được các câu hỏi đơn giản về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh và sự thay đối của chúng.

- Sử dụng được những dụng cụ đơn giản để quan sát.

- Biết đọc để tìm thơng tin, điều tra, thực hành đơn giản để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

- Thu thập và ghi lại được các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành.

- Từ kết quả quan sát, thực hành rút ra được nhận xét về nhữmg đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản.

c) Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội

- Vận dụng kiến thức để mơ tả, giải thích được một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

- Ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

2.3.4. Một số định hƣớng chung về phƣơng pháp day học Tự nhiên và Xã hội theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh định hƣớng phát triển năng lực học sinh

Để hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS trong dạy học môn TN&XH, giáo viên cần chú ý:

- Khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh: phát huy trí tị mị khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với mơi truờng tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thơng tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách vận dụng các thông tin bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.

- Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát: Đối tượng quan sát của học sinh bao gồm các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội thông qua tranh ảnh, vật thật, video clip, môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái qt hố những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản; đồng thời góp phần hình thành tình u sự gắn bó và trách nhiệm của học sinh với thiên nhiên và cuộc sống.

- Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm: Thực hiện các hoạt động tìm tịi, khám phá, liên hệ, vận dụng gần với thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học sinh học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp, ứng xử thích hợp liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những nguời xung quanh bảo vệ môi trường sống.

- Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác: Thực hiện các hoạt động chơi, đóng vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tịi, điều tra đơn giản. Từ đó, tăng cường kĩ năng hợp tác, giao tiếp, tự tin thơng qua việc phát biểu các ý tưởng trình bày các sản phẩm học tập.

2.4. Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, chúng tơi đã trình bày về cơ sở lý luận về việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh thông qua phân môn TN&XH lớp 3 bao gồm: một số vấn đề chung về năng lực; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, và phân môn Tự nhiên và xã hội. Đó là cơ sở để tơi tiến hành khảo sát thực trạng năng lực

vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh. Qua đó có thể xác định được giải pháp phù hợp.

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ

HỘI CHO HỌC SINH LỚP 3 3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội cho HS lớp 3, việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 của giáo viên và việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, nêu ra nguyên nhân dẫn tới thực trạng và rút ra kết luận chung.

3.2. Đối tƣợng khảo sát

Đề tài khảo sát tại trường Tiểu học Trần Cao Vân (Tp. Đà Nẵng) với 60 học sinh các khối lớp 3 và 10 giáo viên làm công tác giảng dạy môn tự nhiên và xã hội ở trường.

3.3. Nội dung khảo sát

3.3.1. Nội dung khảo sát giáo viên

(Phụ lục 1)

* Yêu cầu giáo viên điền vào phiếu khảo sát để biết được :

- Nhận xét của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội cho HS lớp 3.

- Nhận xét của GV về mức độ cần thiết của việc dạy học phát triển năng lực trong môn Tự nhiên và xã hội để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS lớp 3.

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên về năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS lớp 3 và những khó khăn thường gặp trong việc hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội.

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên về việc tổ chức dạy học vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội cho HS lớp 3.

3.3.2.Nội dung khảo sát học sinh

(phụ lục 2)

- Đánh giá mức độ hứng thú khi học môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3.

- Những khó khăn của học sinh trong việc học mơn tự nhiên và xã hội .

- Tìm hiểu năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh lớp 3.

- Tìm hiểu mức độ vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh lớp 3 trong việc học môn TN&XH.

3.4. Phƣơng pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra với giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học Trần Cao Vân.

- Sử dụng phương pháp quan sát hoạt động của học sinh khi học môn TN&XH tại lớp học.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, đánh giá, phiếu khảo sát của học sinh và giáo viên ở trường Tiểu học.

- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: tính tỷ lệ phần trăm.

3.5.Kết quả khảo sát

3.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên

a) Nhận xét của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh lớp 3.

Khi chúng tôi tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong quá trình dạy học cho học sinh lớp 3, kết quả thu được như sau:

Như vậy, dựa vào kết quả ở biểu đồ 1, có thể nhận xét như sau: Có 6 giáo viên (60%) cho rằng tầm quan trọng của việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh lớp 3 là rất quan trọng; 3 giáo viên (30%) cho rằng quan trọng; 1 giáo viên (10%) cho rằng bình thường và khơng giáo viên nào cho rằng không quan trọng. Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các giáo viên đều đồng ý rằng việc phát triển năng lực cho HS lớp 3 là quan trọng.

b) Nhận xét của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.

Trong thực tế, việc đưa phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh trong phân môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 có cách thức và phương pháp chưa cụ thể, tùy thuộc vào giáo viên. Do đó, đã tiến hành khảo sát về sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3:

60% 30% 10% 0% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

Biểu đồ 3. 1. Đánh giá mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh lớp 3

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 5 50

Cần thiết 3 30

Bình thường 2 20

Không cần thiết 0 0

Bảng 3. 1. Nhận xét của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS trong môn TN&XH lớp 3

Từ kết quả ở bảng 1, có thể nhận thấy rằng 50% giáo viên cho rằng việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS trong môn TN&XH lớp 3 qua phương pháp cụ thể là rất cần thiết; 30% cho rằng cần thiết; 20% cho rằng bình thường và 0% là khơng cần thiết. Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết giáo viên cho rằng việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS trong môn TN&XH lớp 3 qua phương pháp cụ thể là thật sự cần thiết. Chỉ một số giáo viên lâu năm cho rằng tất cả các năng lực đều cần thiết, Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học chỉ là một trong các năng lực cần rèn luyện và phát triển kiến thức và kĩ năng cho HS hoặc tùy bài, tùy vào năng lực của học sinh phát huy được năng lực gì chứ khơng nhất thiết là vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Từ mức độ cần thiết của việc áp dụng các phương pháp, đã tiến hành khảo sát về mức độ thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học lớp 3:

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rât thường xuyên 2 20

Thường xuyên 3 30

Thỉnh thoảng 4 40

Bảng 3. 2. Mức độ thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học để phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HSTH lớp 3

Từ kết quả ở bảng 2, có thể thấy mức độ thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh lớp 3 của giáo viên là: 20% rất thường xuyên; 30% thường xuyên; 40% thỉnh thoảng và 10% không bao giờ. Trong q trình khảo sát thơng qua việc trị chuyện với một số giáo viên về việc sử dụng các phương pháp, giáo viên cho rằng: dù cảm thấy việc áp dụng các phương pháp là rất cần thiết, tuy nhiên việc tìm hiểu để áp dụng các phương pháp là rất khó khăn, do chưa có thời gian, điều kiện thích hợp để áp dụng vào dạy học. Phương pháp dạy học để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn rất hay nhưng một số giáo viên lâu năm cho rằng HS lớp 3 cịn chưa có ý thức tự giác cao, để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học rất lâu, và ít HS có thể làm được. Và công việc ở lớp của họ rất bận rộn, kèm thêm việc gia đình nên dù là giải pháp tốt nhưng họ chấp nhận an tồn với hình thức dạy học cũ, truyền thống, không muốn đột phá, một phần e dè vì việc tìm hiểu để áp dụng các phương pháp là rất khó khăn, do chưa có phương pháp, điều kiện thích hợp để áp dụng vào dạy học. Thời gian trên lớp ngắn, không đủ. Bên cạnh đó, năng lực của mỗi học sinh, mỗi lớp học khác nhau nên nếu có thể tìm ra phương pháp cũng rất khó áp dụng. Vì vậy, số lượng giáo viên áp dụng các phương pháp vào dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 là rất ít.

c) Nhận xét, đánh giá của giáo viên về kiến thức về, thái độ, kỹ năng sử dụng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh và những khó khăn thường gặp trong việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Đã tiến hành khảo sát sự đánh giá của giáo viên về kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh và những khó khăn thường gặp trong việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Qua biểu đồ, cho thấy 30% GV cho rằng khả năng sử dụng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh đạt mức độ tốt, 40% bình thường và 30% chưa tốt. Như vậy, có thể thấy rằng, khả năng sử dụng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh còn hạn chế. Qua trao đổi với giáo viên, chúng tơi nhận được những lí do làm hạn chế khả năng sử dụng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)