Dạy học định hƣớng nội dung và dạy học phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề chung về năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2.1.3.1. Dạy học định hƣớng nội dung và dạy học phát triển năng lực

Từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế chương trình giáo dục phổ thông, người ta thường nêu lên hai cách tiếp cận chính: tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ để và tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra.

Chương trình nội dung là loại chương trình tập trung xác định và nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/ môn học nào đó. Tức là tập trung trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh cần biết những gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào cấu trúc nội dung học vấn của một khoa học bộ môn tương ứng ở bậc đại học để thu nhỏ lại cho cấp học phổ thông nên thường mang tính "hàn lâm", nặng về lí thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.

Chương trình theo kết quả đầu ra như NIER (1999) đã xác định "là cách tiếp cận nêu rõ kết quả, những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, chương trình này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được những gì?

Từ hai loại chương trình chính nêu trên, cũng theo NIER, xu hướng chung trong việc thiết kế chương trình giáo duc của các nước là kết hợp cả hai. Ví dụ Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Philippin và Hoa Kỳ khi thiết kế chương trình đều sử dụng kết hợp hai cách tiếp cận này một cách đa dạng. Các nước Australia, New Zealand, và Thailand chủ yếu sử dụng chương trình đầu ra, trong khi đó Cộng hoà Phizi, Indonesia và Việt Nam chủ yếu lại sử dụng chương trình nội dung. Ấn Độ, Srilanca đang chuyển chương trình nội dung sang đầu ra.

Những gì trình bày ở trên chỉ là vài nét khái quát về cách thiết kế trình của một số nuớc cuối thế kỉ XX. Bước sang thể kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. Thay đổi, đổi mới, cải tiến chương trình, thậm chí cái cách giáo dục đã được nhiều nước tiến hành. Có khá nhiều vấn để đặt ra khi xem xét chỉnh sửa, đổi mới chương trinh giáo dục. Trước hết là việc xem xét, thiết kế lại chương trình theo định hướng nào? Bản chất của chương trình ấy là gì? Và tại sao lại theo định hướng này? Khảo sát và nghiên cứu việc phát triển chương trình giáo dục của một số nuớc phát triển, chúng tôi thấy xu thế thiết kế chương trình theo hướng phát triển năng lực được khá nhiều quốc gia quan tâm, vận dụng. Tên gọi của chương trình này có khác nhau nhưng thuật ngữ được dùng khá phố biển là Competency-

based Curriculum (Chương trình dựa trên cơ sở năng lực - gọi tắt là chương trình năng lực).

Chương trình nội dung chủ yếu yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Biết cái gì? Chương trình năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết? Trong lời nói đầu chương trình giáo dục New Zealand có đoạn "Chương trình hướng vào kết quả đầu ra là chương trình nhằm xác định những gì chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được". Chương trình New Zealand nêu rõ 05 năng lực chính nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, tham gia xã hội có hiệu quả và nhấn mạnh học suối đời.

Chương trình Québec của Canada viết: "Sự thành công của giáo dục được thể hiện ở chỗ giúp cho học sinh sử dụng được các tri thức mà chúng giành được vào việc hiểu thể giới quanh mình và hướng dẫn các hoạt động của chúng. Điều đó lí giải vì sao chương trình Québec lại được thiết kế dựa trên cơ sở năng lực”.

So với chương trình nội dung, thiết kế chương trình năng lực có sự khác biệt. Thiết kế chương trình nội dung thường bất đầu từ mục tiêu giáo dục sau đó xác dịnh các lĩnh vực/môn học, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp dạy học và cuối cùng là đánh giá. Thiết kế chương trình năng lực trước hết cần xác định các năng lực cần trang bị và phát triển cho học sinh. Từ các năng lục này mới xác định các lĩnh vực/môn học bắt buộc cần thiết có vai trò trong việc phát triển năng lực; sau đó phải xác định được chuẩn năng lực cho mỗi giai đoạn/ cấplớp, tiếp đến là xác định những năng lực mà mỗi môn học bất buộc có thể đảm nhận.

Có thể nói dạy học theo huớng nội dung lấy khối luợng kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu hướng tới, do đó càng cung cấp nhiêu nội dung, học sinh biết càng nhiều càng tốt. Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng những kiến thức đã biết và hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình huống của đời sống. Hệ quả là học sinh có thể biết rất nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu; kiến thức rất uyên bác nhưng thực hành rất lúng túng, vụng về.

Dạy học theo hưởmg phát triển năng lực nhằm khắc phục hạn chế nêu trên của dạy học theo nội dung. Vì thế, mục tiêu cuối cùng của dạy học phát triển năng lực không phải là hệ thống kiến thức, là khối lượng nội dung, là biết thật nhiều… mà là năng lực cần có

để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Như thế nội dung, kiến thức ở đây lad phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng là năng lực. Tư tưởng này chi phối cách lựa chọn nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Mỗi khi dạy một vấn để, một kiến thức nào đó, người giáo viên cần phải xác định rõ dạy cái này để làm gì, giúp ích được gì cho người học? Những hiểu biết ấy có thể vận dụng vào tình huống nào trong cuộc sống? Người học cũng luôn phải đặt ra câu hỏi tương tự và tự tìm hiểu, trả lời.

Dạy học phát triển năng lực quan tâm không chỉ đến các chất liệu (kiến thức, kĩ năng, thái độ,…) mà còn chú ý đến cách thức, phương pháp. Sau mỗi giờ học theo định hướng này, học sinh không chỉ mở mang về tri thức mà còn hiểu và biết cách tìm ra tri thức đó; biết tri thức đó giúp được gì cho mình trong cuộc sống hằng ngày và để đi xa hơn trong tương lai.

Không nhồi nhét, cung cấp kiến thức có sẵn như dạy học theo nội dung; dạy học phát triển năng lực yêu cầu học sinh tham gia tích cực vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi, tranh luận để đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm. Người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh làm việc, trao đối, cùng tham gia với học sinh nêu lên những nhận xét của mình nếu thấy cần thiết.

Tóm lại, day học phát triển năng lực vẫn coi trọng nội dung kiến thức, tuy nhiên chỉ mình nội dung kiến thức chưa đủ, cần thay đổi cách dạy và học theo hướng học sinh chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp tự học để có thể học suốt đời.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)