Nhân vật bị ám ảnh bởi quá khứ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 33 - 42)

5. Bố cục của đề tài

2.1.2. Nhân vật bị ám ảnh bởi quá khứ

Quá khứ giống như một bản nhạc của năm tháng, đó là quãng thời gian đã từng xảy ra và con người ta không thể nào chối bỏ quá khứ được. Quá khứ ấy có thể chứa đựng niềm vui, hạnh phúc, ấm áp, đủ đầy hay mất mát, đau thương. Thế nhưng, có khi nó giống như một viên sỏi mắc kẹt trong trái tim chúng ta, mỗi lần khơi gợi thì lại đau nhức nhối. Có những người họ sống bởi quá khứ bởi quá khứ là động lực, niềm tin để cố gắng, để bám víu với đời mà tiếp tục sống. Cũng có những người, tự làm đau mình bởi chính quá khứ đã qua, có lẽ nó đau lòng quá và người ta khó thể nào mà quên được chăng. Dẫu sao, quá khứ cũng là thứ sẽ theo ta suốt cuộc đời, chỉ có cách duy nhất là đối diện và sống chung với nó mà thôi.

Ký ức, quá khứ, những kỉ niệm thường là những điều đẹp đẽ mà người tha hương trân quý, nâng niu. Nhưng trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, quá khứ là những ký ức đau buồn được chắp vá một cách rời rạc, lỏng lẻo. Đây chính là cách nhà văn muốn độc giả phải tự chiêm nghiệm với các sáng tác mang tinh thần hậu hiện đại của mình. Không phải lúc nào kỉ niệm, ký ức cũng đẹp đẽ tròn vẹn; không phải bất cứ người tha phương nào cũng ăm ắp trong trí não những hoài thương, tiếc nhớ. Quá khứ có thể là những buồn đau rạn vỡ, con người tha phương nơi đất khách quê người còn có nguy cơ bị tha phương trên chính ký ức về quê hương nguồn cội của mình. Xuất phát từ thân phận lưu vong, quá khứ tồn tại trong nhân vật của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng như một sự ám ảnh. Đối với họ, quá khứ không chỉ là tài sản mà còn là hơi

28

thở, là điều kiện mang tính bản thể để người lưu vong ý thức được thân phận lưu vong của chính mình.

Đối với nhân vật An Mi trong tiểu thuyết Và khi tro bụi, cả cuộc đời cô đã phải sống trong sự ám ảnh về ký ức, một ký ức vô cùng bi thương. Chồng mất vì tai nạn xe, cô thấy mình chẳng còn một mối liên hệ nào với thế giới, cô chọn cái chết để kết thúc chuỗi ngày lạc lõng của mình. Cô lên những chuyến tàu rời khỏi một nơi cố định để đi tìm câu hỏi: “Tôi là ai?”. Và rồi trong những ngày cận kề chuẩn bị cho cái chết, cô bắt gặp một câu chuyện của người khác tên Michael. Và trong hai năm sau đó, cô sống nương nhờ vào câu chuyện của người trực đêm. Cô ròng rã đi tìm sự thật cho câu chuyện ấy, để rồi đã mở ra cho cô câu chuyện của chính mình. Quá khứ của An Mi, không hẳn là cô đã mất trí và quên hết đi mọi chuyện, thi thoảng, quá khứ hiện về trong những lời nói bâng quơ của cô “Cháu lớn lên ở đây mà. Cháu qua đây lúc bảy tuổi. Trẻ mồ côi vì chiến tranh. Cháu bị thương, người ta đem cháu lên tàu bệnh viện Đức để chữa bệnh. Gia đình cháu chết hết, không ai đến nhận cháu về, người ta đưa cháu qua đây luôn…” [36, tr.7]. Tuổi thơ của An Mi, có lúc nó mơ hồ, nhạt nhòa, vô định, có lúc lại rõ nét đến từng chi tiết. Cô nhớ rằng mình mồ côi, mình đến từ đất nước có chiến tranh. Nhưng dấu hỏi cho những ẩn ức trong đó thì vẫn mãi không có câu trả lời, cho tới tận sau này… Từng trang quá khứ của cô được lật giở khi truy tìm dấu vết cho cuộc đời của cậu bé Marcus. Đó là cậu bé bị chối bỏ bởi chính người thân của mình: cha em nghi ngờ em là con của người khác, người anh trai Michael chọn cách lãng quên đứa em. Sự thật của Marcus không còn thuộc về chính em nữa mà thuộc về một người duy nhất hiểu nó – An Mi. Từ thương người cô trở về thương thân. Từ chính người cha của anh em Marcus đã khiến cô nhớ lại rằng: Cô cũng đã từng được biết đến tình yêu. Đó là tình yêu của người cha nuôi dành cho cô con gái bé nhỏ của mình. “Lần thứ nhất từ năm tôi lên 7 đến năm 13 tuổi. Tôi có một người cha nuôi, một người yêu tôi như con gái thật. Cha tôi chơi nhạc thánh ca ở nhà thờ. Ông đón tôi ở trường, mua giày cho tôi và dạy tôi hát…” [36, tr.85]. Thế nhưng một điều nghiệt ngã đã xảy ra “Năm tôi mười ba tuổi ông tự bắn chết trong nhà thờ”. Phát súng ấy đã ám ảnh cuộc đời cô. Phát súng đã giết chết đi người thân thứ hai, thương cô như chính tuổi thơ cô đã từng được yêu thương. Phát súng tự sát của người cha, phát súng của chiến tranh đã đẩy cuộc đời cô trở nên “không ao ước, không có hạnh phúc. Chỉ còn

29

hoài niệm…Tôi bước qua cuộc đời không cảm nhận được mặt đất dưới chân mình” [36, tr.9]. Nhưng điều đau đớn hơn thế chính là việc mẹ nuôi xem cô là thủ phạm: “Mẹ nuôi tôi nói tôi là thủ phạm. Tôi có một thân thể…Mái tóc tôi dày và mượt ra, thân thể chớm kéo những đường nét báo trước nhiều phập phồng và truân chuyên. Tôi bắt cha yêu tôi. Cha không cưỡng lại được, nên ông đã hóa điên và tự bắn chết. Bà buộc tội tôi và bắt tôi nhận nó, khốc liệt như thể nếu tội lỗi được phân định rõ ràng xong, được xóa đi bằng sự trừng phạt hay sám hối thì cái hệ quả của tội lỗi cũng sẽ không còn” [36, tr.92]. Một cô bé mười ba tuổi, cô hiểu gì về tình dục và ham muốn của một người đàn ông. Cô hiểu gì về sự ham muốn ấy? Cô hiểu gì về thân thể đang phát triển của mình lại gây nên cái chết cho người yêu thương nuôi nấng cô suốt bao năm qua?. Nhưng sự gào khóc bi thương và những lời buộc tội của mẹ nuôi khiến cô dần tin vào điều đó. “Mỗi lần nhớ lại ánh mắt của cha tôi tôi thấy sợ hãi. Nỗi sợ hãi không cần được nuôi bằng kinh nghiệm có thật, nó tự nuôi lớn nó nhanh và lạ thường, mọc lông mọc cánh che khuất những ngôi sao trong sáng thời thơ ấu” [36, tr.94]. Khi nỗi đau đã trở thành cái hố sâu kéo chùng con người ta rơi xuống thì chỉ còn cách xóa nó đi khỏi vùng kí ức ấy mà thôi. Và thế là, An Mi đã quyết định quên đi ông, quên đi người cha nuôi ấy, quên đi tiếng súng đã đẩy cuộc đời cô trở nên lạc lõng như một kẻ vô loài. Đi tìm câu chuyện của người khác, cô lại tìm thấy câu chuyện của chính mình. Ký ức giống như một thước phim quay chậm, đợi đến phân cảnh buồn thật buồn nó lại như dậm chân lại chỗ, ngưng đọng và không muốn chuyển đến cảnh tiếp theo. Cô nhìn thấy ở Marcus thân phận của cuộc đời cô. Cô đồng cảm và tự nhận mình mang cùng nỗi đau với nó. Sợi dây đồng cảm ấy khiến cô có cảm giác cô được sống, được có một sự thật cần phải tìm đáp án. Và khi cô quyết định từ giã với cuộc đời, cô đã tìm thấy sợi keo gắn kết chuỗi mạch lạc cho cuộc đời mình. Giây phút cận kề cái chết, đã đưa An Mi trở về với tuổi thơ, với ký ức về gia đình, về quê hương cội nguồn của mình. Cô nhớ lại ngôi nhà mà ấu thơ mình từng sống ở nơi đất nước mà người ta để tang nhau bằng màu trắng. Cô đã từng có một mái nhà, có cha mẹ và một đứa em. Người cha đi lính đã ba năm không có nhà, mẹ trồng lát đan chiếu còn cô thì phụ mẹ và trông em. Đứa em nhỏ lúc nào cũng theo sau cô bốn bước. Lúc ngủ, nó quay vào ôm cô mặc dù người cô toàn xương và không êm ái như mẹ. Nhưng rồi, tiếng đạn của chiến tranh đã cướp đi tất cả. Ngôi nhà bị đánh sập, mọi người đã chết, chỉ còn mình cô. Trong đêm tối hỗn độn ấy,

30

có tiếng gọi: “An ơi, chạy đi” đã thôi thúc cô đứng dậy, chạy và chạy mãi… Nhưng đến khi đã một nửa bước vào cái chết, cô chợt nhận ra tiếng kêu đó là của đứa em gái nhỏ. “Nó còn đâu đó trong căn nhà sập, không chạy đi vì nó còn chờ tôi nắm tay nó dẫn theo mình. Con bé luôn luôn biết mình phải ở sau chị nó bốn bước và không được rời xa hơn thì tôi không trong được. Vậy mà tôi đã chạy một mình, bỏ lại con bé em ba tuổi với xác mẹ, trong căn nhà sập… Nó gọi “An ơi, chạy đi!”. Bây giờ tôi mới hiểu nó gọi An ơi, tới đây dẫn em chạy khỏi đây đi! Nhưng nó không nối ra tất cả các chữ vì quá dài… Tôi đã nhắn mắt chạy đi. Tôi chạy đi mãi, đi mãi, 25 năm chưa bao giờ quay đầu với đứa em gái nhỏ chờ tôi đến cứu nó khỏi nỗi sợ kinh hoàng” [36, tr.186]. Hai mươi lăm năm cuộc đời kia cô quyết định sống với sự quên lãng, cô thà quên đi nó chứ không muốn nó là sự thật. Với một con bé bảy tuổi vẫn chưa hiểu được sự bỏ rơi là gì. Nhưng mãi đến sau này nó vẫn như một vết thương không bao giờ lành da. Vết thương ấy không phải là vết thương bởi bom đạn, mà là vết thương của sự dằn vặt, giằng xé, không bao giờ tha thứ nổi cho bản thân mình. Cô quên đi buổi tối bị đánh bom hôm đó cũng như quên đi thân phận của một kẻ lưu vong nơi đất khách. Nhưng đâu biết rằng, cả chuỗi đời sau này của cô sống như một kẻ đã chết từ lâu. Sống không có mục đích, không tình yêu, không ước vọng và không biết mình là ai, điều gì đã khiến cho bản thân dửng dưng với cuộc đời đến thế. Gương mặt quá khứ đau thương vẫn ám ảnh cô trong mỗi phút mỗi giây cô sống. Nó không rõ nét, nó mờ mờ ảo ảo, thoắt ẩn thoắt hiện như một con ma u ám cuộc đời cô. Để rồi khi cuối đời, từng nút thắt đã được khơi mở, cô ao ước muốn được sống, muốn được nhìn thấy đứa em dù chỉ một lần. “Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khao khát đến nao lòng” [36, tr.187].

Trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng ta có thể thấy được sự ám ảnh về quá khứ

vẫn luôn dằn vặt con người. Dù quá khứ ấy nằm sâu trong tiềm thức, hay được in lằn trên những khuôn mặt, những tâm hồn đầy rẫy vết xước thì vẫn không cách nào thoát ra được. Nhân vật chính trong tác phẩm là Mây, tên của cô đến cuối tác phẩm mới được phát hiện. Dòng ý thức của cô là chuỗi hồi tưởng các sự kiện trong đời: người yêu bị bắt giam vào tù, những ngày cuối cùng bên nhau và những tháng chờ đợi G mãn hạn. Những sự kiện ấy được lồng ghép trong tâm tưởng nhân vật nhưng lại đứt đoạn,

31

rời rạc. Những ngày trước khi G bị bắt giam, có lẽ cô đã có một khoảng thời gian được hạnh phúc, được sống trong tình yêu. Tình yêu sẽ đi cùng với những mơ ước, hứa hẹn về một tương lai cùng nhau. “Anh ước gì chúng ta đã già, - bảy mươi hai em nhé? -Và đang đi dạo, đúng con đường này, ngày thu này, đúng là chúng ta, anh như anh và em như em, chỉ khác là tóc chúng ta đã trắng, em buông tóc xuống như ngày hôm nay, cuộc đời đã đi qua, không có gì khác hết, chỉ có tóc trắng xóa và màu vàng tái hơn, màu nắng tháng mười một” “Chúng ta sẽ sống như thể mình đã già, thương nhau trong an lành. Dù chúng ta thương nhớ nhiều hơn là ước vọng”“Anh sẽ không bao giờ đi đâu hết. Ở nhà gõ nhịp cho em hát, viết sách rồi đem chôn. Chỉ vậy thôi” [37, tr.30]. Hạnh phúc và bình yên mãi mãi là khát vọng muôn thuở của người con gái. Cần gì hơn được sống bên nhau bình bình đạm đạm tới cuối đời. Thế nhưng đôi khi, lời hứa lại là dự cảm cho những phút chia xa. Để rồi Mây bàng hoàng nhận xa “trong khi anh đang nói và tôi đang nhìn về phía xa của con đường mất dần khỏi tầm mắt, nơi cái vòm tối ở bên dưới hai vòm cây đang giao nhau gợi lên hình ảnh của nơi thời gian biến đi mà lời hứa về một thiên đường thì không giữ nổi, tôi chợt hiểu tất cả ý nghĩa của sự chia ly. Sẽ không còn một ngày tháng Chín nào nữa. Chúng tôi sẽ xa nhau, sẽ quên, cuộc đời sẽ khác …Tất cả sẽ không còn nữa , không còn trong hiện tại của mai sau và không còn trong tâm tưởng…” [37, tr.31,32]. Nỗi nhớ chính là sự trở lại của một khoảnh khắc. Nỗi nhớ sẽ càng rõ rệt hơn nếu con người ta tự lừa dối mình rằng mình đã quên đi điều đó. Cô nhớ anh, nhớ tất cả mọi thứ về anh nhưng khi nỗi nhớ ấy đã chiếm trọn tâm thức thì một sự nghi hoặc lại diễn ra: Nỗi nhớ ấy có thật hay không?. “Tôi không biết cái gì giữ cho tôi niềm tin rằng anh có thật…Tất cả những gì tôi nhớ, chỉ là những cảm giác…Những cảm giác đó đã trở thành một phần đời của tôi, trở thành chính tôi …” [37, tr.39]. Quá khứ càng đẹp thì hiện tại sẽ càng đau thương. Nhân vật “tôi” mang theo những cảm giác về tình yêu ấy, khi thì chìm đắm, khi lại chỉ còn một mớ hỗn độn, mơ hồ. Khi bị thực tại vùi dập, đối mặt với cuộc sống chỉ toàn là “sự chà xát của thân thể”, cô cũng dần quên mất mình đã từng được yêu như thế nào. Nhưng tình yêu đối với anh thì vẫn luôn tồn tại “luôn theo dõi và phán xét tôi như một thứ lương tri… Khi nó không còn thì tôi đã bắt đầu sống trong sự chết. Không có nó, lồng ngực tôi vẫn thở, một nhịp, rồi thêm một lần nữa, để nuôi sự sống nào đây? Sẽ chỉ còn một sự nhịp nhàng của vô thức nuôi một thân thể vô thức, tất cả bầu trời và thời gian chỉ còn đó,

32

ôm bọc lấy, kéo dài cái chết bên trong…” [37, tr.95]. Có lẽ, tình yêu với anh là nguồn sống duy nhất của cô, cứu rỗi lấy trái tim tâm hồn đang chết dần chết mòn của cô. Chỉ có tình yêu với anh, quá khứ hạnh phúc bên anh, hình ảnh, hơi thở của anh mới đủ để cô bấu víu lấy sự sống này. Ký ức về anh, về tình yêu với anh nó không chỉ đẹp mà con là niềm đau. Cứ tưởng rằng, con đường hạnh phúc đã đến rất gần tựa có thể chạm tay nhưng ngay vào lúc bình yên nhất thì bão tố lại đang chực chờ vây quanh và đổ sầm xuống. Anh bị bắt giam, một mình cô đối mặt với thế giới tàn khốc. Cuốn sổ anh để lại lại vô tình đẩy cô vào tình thế khắc nghiệt, cô bị đe dọa và rồi bị bán vào nhà chứa Huyền Trân. Bị ám ảnh bởi việc đi làm điếm, cuộc sống của cô giờ đây còn tệ hơn là cái chết “Đi làm điếm có giống như chết không?” “Em đi làm điếm rồi thì em không còn câu chuyện nào khác” [37, tr.84]. Làm điếm – đó là nỗi nhục nhã ê chề, là cái chết tự bên trong thân thể, là tâm hồn đã tàn lụi, là trái tim đã hóa đá. Giờ đây, chỉ còn lại một cái xác, cái xác tự vấn với lương tri “Ngày anh ấy đi, em là làn nước trong. Bây giờ, em đã nhuốm màu bùn, đã trở thành nước đục. Đời em đã biến thành sự chờ đợi. Bây giờ, sự chờ đợi đã qua, em không còn có thể có mặt ở đây nữa” [37, tr.96]. Sự chờ đợi trong vô vọng đã khiến cho Mây chẳng còn thiết tha điều gì nữa. Bản thân làm điếm, một thân thể đã không còn trong trắng, nó nhuốm lên màu dơ đục của cuộc đời khốc liệt, của cái bản năng lừa lọc nhau để thỏa mãn khoái cảm “Ngày mai em là một

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)