Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 68 - 70)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn “hạn tri”, tức là nhìn theo tri thức, tư tưởng, tình cảm của một hay nhiều nhân vật để trần thuật lại một sự kiện hay toàn bộ câu

63

chuyện. Với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tác giả chủ yếu làm nổi bật những nét tâm trạng, cảm xúc trong tâm thức của nhân vật. Từ điểm nhìn bên trong, tác giả đã thiên về miêu tả và bình luận những phản ứng tâm lý, những rung động yêu đương, những trăn trở day dứt, suy tư dằn vặt,…của nhân vật.

Và khi tro bụi là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng có độ mở lớn nhờ kết cấu

truyện lồng truyện. Kể chuyện từ ngôi thứ nhất, tác phẩm dung chứa cùng lúc hai cốt truyện được lồng ghép vào nhau rất khéo léo, khơi mở từng tầng cảm xúc nhân vật. An Mi – một người phụ nữ có người chồng mất trong một vụ tai nạn, cô đơn lạc loài nơi xứ người và quyết tâm tìm đến cái chết một cách chủ động. Từ điểm nhìn bên trong, An Mi đã kể về tuổi thơ, về sự bỏ rơi đứa em gái nhỏ, cái chết của người cha nuôi và cả những ngày tháng sống lang thang trên chuyến tàu. Lý giải cho sự lạc loài, cô đơn của cô, nguyên do là bởi sự chấn thương tâm lý quá lớn lúc tuổi thơ. Trong đêm kinh hoàng của chiến tranh ấy, mẹ cô đã chết và đứa em gái nhỏ mắc kẹt trong căn nhà đang chờ cô tới cứu, thế nhưng, cô đã bỏ chạy mãi, cắt bỏ đi cái nguồn cội của chính mình. Đi sâu vào nội tâm của An Mi, cô đã bộc bạch rằng: “Ở Đức, tôi không kể câu chuyện đó cho ai nghe, tôi không muốn câu chuyện ấy có thật. Tôi quên mẹ và em, quên tuổi thơ, tôi chưa bao giờ nghe tiếng đại bác rít trong không rồi rơi xuống nơi chúng tôi sinh ra, lớn lên, đã đêm đêm áp má vào lưng nhau ngủ” [35, tr.58]. Khoảnh khắc cô chấp nhận cắt bỏ đi phần ký ức ấy, cũng giống như việc cô đã cắt bỏ đi cái gốc rễ của chính mình. Và rồi cho đến những năm tháng sau này của cuộc đời, cô vẫn luôn mang trong mình sự lạc loài, vô đình, không tìm thấy được ý nghĩa của sự tồn tại.

Đốt cỏ ngày đồng với điểm nhìn của nhân vật Mây, ta cảm nhận rõ rệt được

những chiều kích tâm lý của nhân vật. Sự cô đơn, đau đớn khi người yêu bị bắt giam và không biết ngày trở về; nỗi ê chề, nhục nhã khi phải làm điếm và cả sự thương cảm dành cho Q….tất cả đều được miêu tả một cách tỉ mỉ qua cái nhìn của Mây. Trước khi người yêu cô bị bắt giam, cô đã có những ngày tháng thật yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng, ngay cả những hạnh phúc giản dị đời thường ấy thì trong lòng cô luôn mang một cảm giác bất an. Xúc cảm tình yêu, đó không chỉ là niềm vui, sự nồng nàn da diết, mà nó còn là nỗi sợ luôn thường trực song song. Có lẽ, càng yêu đậm sâu, người ta sẽ lại càng lo sợ tình yêu ấy sẽ mất đi, cũng giống như Mây “yêu một người chính là bàng hoàng vì sợ, và anh không bao giờ hiểu như em hiểu, sợ là như thế nào. Nửa đêm

64

em run lên vì anh có thể chợt dưng biến mất, vì em biết anh chỉ là một chút hơi sương” [37, tr.16]. Nỗi lòng của cô lại dâng trào, dồn dập hơn bao giờ hết bởi trong khoảnh khắc cô đơn, bất an khi người yêu bị bắt, cô đã mong rằng anh trở về với cô dù chỉ là trong chiêm bao. “Hãy tìm cách tự vẫn, hãy về với em trong chiêm bao, và em sẽ ở bên anh ngay trong khoảnh khắc này, hơi thở kế của em sẽ là hơi thở cuối. Hãy gửi cho em một dấu hiệu thôi, và chúng ta sẽ bước qua bờ bên kia của mọi niềm im lặng” [37, tr.43]. Nếu không đặt điểm nhìn từ bên trong nhân vật thì làm sao người đọc hiểu sâu sắc thấm thía tâm trạng của Mây đến thế. Những xúc cảm sâu kín ấy, được tác giả gợi mở, bóc tách một cách khéo léo tạo nên một sợi dây đồng cảm cho người đọc. Và cũng từ điểm nhìn bên trong, thân phận làm điếm của Mây lại được khắc họa một cách chân thực, sâu sắc nhất. Làm điếm, đó là một cái chết từ bên trong đối với Mây. Tâm hồn cô đã chết, trái tim cô đã chết, chỉ còn lại cái thân thể người giờ đây bị chà đạp bởi những người đàn ông. “Em không chết cái chết của riêng em. Hình như tất cả mọi người đều chết…Khi có xung đột thì bên nào mạnh thắng, và ở đây quyền lực được đại diện qua tiền bạc, ông ấy trả trăm ngàn, ông ấy thắng, em nhận trăm ngàn, em thua. Nên một vụ hiếp dâm trở thành một thỏa thuận” [37, tr.85]. Đó là những nhận thức sâu sắc về nỗi ê chề của thân phận kiếp người. Sự giằng xé nội tâm phía sau những khuôn mặt ấy, những khuôn mặt còn in hằn nỗi ám ảnh và đau thương. Từ điểm nhìn bên trong của Mây, chân lý của cuộc sống được cô ngộ ra sau những tầng cảm xúc,

Điểm nhìn bên trong giúp soi chiếu các chiều sâu trong tâm hồn, tình cảm của nhân vật, bên cạnh đó, ta còn thấy được cả bóng dáng nhà văn ẩn hiện trong đó. Với điểm nhìn bên trong, câu chuyện của các nhân vật được kể một cách sâu sắc và tinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)