Người kể chuyện – những chủ thể tự thuật song trùng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 62 - 66)

5. Bố cục của đề tài

3.1. Người kể chuyện – những chủ thể tự thuật song trùng

Theo Lý luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên, người kể chuyện là “một người do nhà văn tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật” “người kể chuyện chỉ có thể kể được khi họ cảm thấy họ là người trong cuộc, đang chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình. Do đó về căn bản mọi người kể chuyện đều theo ngôi kể thứ nhất” [45, tr.61].

Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng thường được trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu người kể chuyện xưng tôi. Đó là các nhân vật thường kể chuyện về mình, về

57

người khác. Các nhân vật của bà thường mang cảm thức cô đơn, lạc loài với niềm đau câm lặng. Để đi sâu vào tâm lý của con người trên hành trình sống, Đoàn Minh Phượng thường chọn cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Chỉ có người kể chuyện với điểm nhìn bên trong mới có thể kể lại tất cả trải nghiệm, những gì riêng tư nhất, những hạnh phúc đớn đau, đam mê và kìm nén, hận thù và bao dung…Như dòng chảy của tâm trạng, những câu chuyện về mình, về người, về đời cứ hiện ra đậm nhạt, hư thực, tưởng như kết thúc mà vẫn lửng lơ.

Và khi tro bụi gồm hai cốt truyện khá tách biệt được kể cùng với một nhân vật

người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Ở cốt truyện thứ nhất cũng chính là nội dung chính của toàn bộ tác phẩm, người kể chuyện – nhân vật “tôi” - tên là An Mi. Cô có chồng vừa bị tai nạn và kể về hành trình đi tìm cái chết của mình. An Mi giấu trong túi xach những vỉ thuốc ngủ, lang thang trên những chuyến tàu để tìm cái chết. Trong suốt quá trình lang thang vô định ấy, cô đã dần tìm lại được những mảng ký ức đã mất đi từ lâu trong cô, tìm được ý nghĩa sự tồn tại của con người. Chỉ với cốt truyện thứ nhất, tác giả đã bị lôi cuốn vào những dòng chảy suy tư của nhân vật. Nó gợi ra sự tò mò : An Mi cảm nhận những gì trong hành trình đi tìm cái chết ? Liệu những chuyến tàu lang thang ấy có đưa An Mi đến một bến đỗ mà nơi đó có câu trả lời cho cô ? Và bao giờ thì hành trình đó kết thúc ? Nếu chỉ dừng lại ở cốt truyện như thế, tác phẩm sẽ trở nên đơn điệu, chỉ là cách kể chuyện một giọng, một điểm nhìn. Kể về đời mình, nhân vật chỉ ghi vào cuốn sổ tay vài dòng chữ “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh “ “ Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ” “ Tôi mồ côi, không có quá khứ, tình yêu, ước mơ, tôi không có một cái tên, chân dung hay linh hồn. Tôi là một gian nhà trống…Tôi không có gì để nhớ” [35, tr.21]. Để lý giải cho số phận kỳ lạ của nhân vật An Mi, tác giả đã lồng ghép khéo léo vào hành trình ấy một cốt truyện thứ hai. Đó là câu chuyện về gia đình của người trực đêm tên là Michael. Trong một lần dừng chân, cô muốn mua một cuốn sổ để viết về cuộc đời cô, cô muốn lưu lại một chút dấu vết về cuộc đời mình. Và vô tình, cô bắt gặp được câu chuyện của người trực đêm ấy. Sự trăn trở về một bi kịch gia đình của một người lạ đã đưa cô đến với một hành trình khác, không phải là để đi tìm cái chết nữa mà là đi tìm sự thật cho câu chuyện ấy. Ứng với hai cốt truyện được đan lồng vào

58

nhau là hai chủ thể trần thuật xưng tôi. Tôi – An My – một người phụ nữ cô đơn, lạc loài nơi xứ người quyết tâm đi tìm cái chết. Tôi – người trực đêm khách sạn kể về bi kịch của gia đình mình, về cái chết của người mẹ, về sự mất tích của đứa em và cả nỗi nghi ngờ, căm thù ông bố đã giết chết mẹ mình.

Giống như Và khi tro bụi, người kể chuyện trong Đốt cỏ ngày đồng cũng chủ

yếu xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” , xưng “em”. Đó là những lời tự thuật của nhân vật Mây. Mây kể về cuộc đời mình, cuộc đời của Q, những câu chuyện xảy ra trong quá khứ và hiện tại. Mây là cô gái có người yêu bị bắt giam, rồi cô bị đưa vào nhà chứa Huyền Trân để làm điếm. Ở đó cô gặp được Q_ một cô gái câm có tuổi thơ bất hạnh, chứng kiến cái chết của người bạn nơi suối và bị cha mình hãm hiếp. Với ngôi kể thứ nhất, người đọc như được hiểu rõ hơn mọi ngóc nghách sâu kín nhất của Mây và Q. Những chiều tâm trạng, những nỗi lạc lõng, ê chề và cả sự vô định trong tâm trạng, sự giằng xé nội tâm khi cảm thấy nhục nhã ê chề trước thân phận làm điếm của mình. Và cả những xúc cảm giành cho Q, cô muốn thấu hiểu nỗi buồn của Q, cô muốn ôm lấy thân thể Q mà bù đắp cho cô những gì cô phải trải. Tất cả đều hiện lên vô cùng chân thực dưới cái tôi kể chuyện ấy.

Trong tiểu thuyết của mình, Đoàn Minh Phượng không chỉ sử dụng ngôi kể thứ nhất với người kể chuyện xưng “tôi”, mà trong đó còn là những chủ thể tự thuật song trùng. Với kết cấu truyện lồng trong truyện nên có thể có một hoặc nhiều nhân vật khác xưng “tôi” cùng tham gia kể chuyện. Trong Và khi tro bụi cùng một câu chuyện về gia đình Michael Kemf nhưng mỗi nhân vật lại có những cách kể khác nhau. Đó là câu chuyện của ông Kemf, Sophie, Michael Kemf và cả những người hàng xóm, những người ở trại trẻ tâm thần. Trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng cũng vậy. Nhân vật tôi không chỉ là Mây đang kể chuyện, mà lồng ghép trong đó có sự tham gia của nhân vật T kể về tuổi thơ đi tu của mình. Đặc biệt, với sự đan xen câu chuyện của Q, dường như ta cũng thấy được sự song trùng chủ thể này. “Trí nhớ của tôi trở về nương theo viền của thân thể được chạm lấy mà trở về, nhưng là một trí nhớ bất định về quá khứ của Q” [37, tr.93]. Phải chăng, chính trong chiều sâu cảm xúc của Mây, Mây nhìn thấy mình ở trong Q, Q chính là bóng dáng phảng phất thân phận của Mây “em ôm lấy thân thể Q, không phải em ôm Q mà em ôm lấy sự im lặng, ôm lấy bệnh câm của nó, hay là em ôm lấy sự bơ vơ của em” [37, tr.107]. Giữa cuộc đời đầy ngang trai ấy, con

59

người kết nối với nhau có lẽ chính bằng sự đồng cảnh ngộ. Q sống với căn bệnh câm, cả đời câm lặng, vậy thì Mây có khác gì? Từ khi người yêu bị bắt giam, cô cũng đã sắp xếp để mà sống chung với nỗi buồn cùng với sự im lặng. Những gì cô bộc bạch cùng T, cũng chỉ như bề nổi của tảng băng trôi mà thôi. Còn những điều sâu kín trong trong tâm hồn, nỗi đau đớn tột cùng mà mình phải gặm nhấm thì chỉ một mình cô biết mà thôi. Cứ cho là T hiểu cô, nhưng làm sao hiểu được hết tất thảy nỗi lòng cùng sự ê chề mà cô phải chịu đựng. Chỉ có sự vô thanh của Q, giữa khoảng không của sự vô thanh ấy, ta thấy được hai thân phận con người dường như đang nép vào nhau mà hòa thành một “Chỉ có sự vô thanh mới kể được câu chuyện của tôi mà thôi. Một khi tiếng nói được cất lên thì chính nó đã là một sự nhân nhượng, thiếu hụt và tuyệt vọng. Sự im lặng, cuối cùng, chính là câu chuyện. Không có tiếng động nào, dù là âm thanh của một nhịp tim, một hơi thở. Không có hình ảnh nào, dù được nhìn thấy qua một làn nước mắt hay bên trong một giấc chiêm bao. Em đắm chìm vào sự vô hình, vô thanh, em vừa trọn vẹn bên trong đường viền vẽ quanh thân phận mình,vừa hòa lẫn vào trùng điệp số kiếp con người” [37, tr.112], “Phận người của em, một cuộc đời đầy những chuyện đáng thương và kỳ lạ. Nhưng tim tôi lại đập nhanh, ai không có một cuộc đời, và cuộc đời nào mà không đáng thương và kỳ lạ ở thế kỷ lưu lạc này” [37, tr.123]. Cảnh ngộ bi ai đã đẩy những con người không có sự lựa chọn nào khác gặp nhau và rồi thấu hiểu nỗi thống khổ ấy cho nhau. Sự thấu hiểu ấy có lẽ là một chút hơi ấm nhen nhóm lên để xoa dịu bớt cho cái lạnh lẽo, bạc bẽo của cuộc đời. Thế nhưng liệu Q có thật hay không? Q có từng xuất hiện trong cuộc đời của Mây dù cho năm dài tháng rộng đã ở chung với nhau trong ký ức? Hay phải chăng Q không có thật, Q chỉ là một bản thể mà Mây tưởng tượng ra cho cái kết đẹp nhất dành cho bản thân mình? Đó là lúc Mây gặp T để xin lá ngón cho Q, đó là con đường đi đến cái chết mà Mây muốn quyết định cho Q. Những câu hỏi dồn dập như xoáy sâu vào chiều cảm xúc

“Ai nói với em là Q muốn điều em muốn?” “Em có phải là Q không?”

“Không, em không phải là Q”

“Em không thể, em không phải lựa chọn cho Q và em cũng không có quyền” “Nhưng em cũng là Q” [37, tr.139]

60

Có lẽ, khi bị đẩy đến tận cùng của cảm xúc con người mới thành thật với lòng mình. Mây cũng là Q, cũng mang một cuộc đời đầy bi thương như Q, cũng không thể cất lên tiếng nói cho những ẩn ức nằm sâu trong lòng. Cái chết đối với Mây hay đối với Q, có lẽ là sự dịu dàng hơn cả. Bởi lẽ, cuộc đời này khắc nghiệt quá, sống lại buồn thảm hơn là chết.

Những chủ thể tự thuật song trùng trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng đã làm

cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, bởi mỗi nhân vật trong câu chuyện đều có một cuộc đời, một quá khứ và một nỗi đau của riêng mình. Có lẽ chính vì thế, họ thấu hiểu nhau và là chỗ dựa cho nhau trước sự chênh chao của cảm xúc và cuộc đời.

Nhìn chung, ta có thể thấy được sự đa dạng hóa nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Chính điều này đã làm cho ngôi kể thứ nhất vốn mang tính chủ quan đã trở nên khách quan hơn. Mỗi nhân vật khi xuất hiện đều mang những câu chuyện của riêng mình. Những cái tôi ấy là những con người đã phải chịu quá nhiều sang chấn tâm lý và viết hoặc kể như một cách phơi bày chấn thương hay để xoa dịu những vết thương.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)