Nhân vật đi tìm bản thể

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 42 - 48)

5. Bố cục của đề tài

2.1.3. Nhân vật đi tìm bản thể

Có thể nói, tìm lại chính mình và được sống là mình đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các nhà văn nhiều thời đại. Nhưng không đơn giản chỉ là sự trở về quá khứ, nguồn cội, mà mục đích của các cuộc hành trình là tìm đến bản ngã. Họ là những cánh diều bị đứt mất sợi dây nối với mặt đất khiến nó chao đảo, vô phương hướng. Những con người bị tách khỏi quá khứ và hiện tại, sống như một ốc đảo chơi vơi. Họ sinh ra phi lý: không hiểu được mình như thế nào, mình sống vì cái gì, lý do cho sự tồn tại của mỗi cá nhân?. Chủ đề tìm kiếm trong văn chương hiện đại coi những cuộc hành trình như một yếu tố đảm bảo sự sinh tồn. Hành trình đi tìm bản thể xuất phát từ những con đường khá đa dạng: tìm chân lý trong hiện thực, bằng tâm tưởng, thậm chí đi theo tiếng gọi của vô thức. Mỗi con đường tìm kiếm sẽ có lực lượng cản trở khác nhau, điều đó sẽ quy định cách thức khám phá riêng của từng nhân vật. Độc giả theo dõi từng bước đi của nhân vật sẽ thấy mình như đang tham dự một trò chơi. Nhân vật không được miêu tả về hình dáng, giới thiệu về bản thân, trong khi lại có những lời “dôi ra” không cần thiết, kéo dài, nhấn vào hoặc gây tò mò. Nhân vật không định hình được bản chất, thuộc mẫu người không hoàn kết. Chúng tự phô diễn cái tôi giống như mê cung. Mọi thứ xung quanh họ đều ở thể nghi vấn; những hồi tưởng xen ngang dòng hiện tại và quá khứ. Cuộc sống từ quá khứ đến hiện tại của nhân vật chỉ là một tuyến mờ nhòe. Trên hành trình ấy, một mặt thể hiện những hoài nghi, phủ nhận triệt để thực tại. Mặt khác, tất cả những khát vọng kiếm tìm một điều gì đó lớn lao hơn, có nghĩa lý hơn đều dẫn đến thảm bại ê chề. Nhà phân tâm học Sigmund Freud cho rằng, cô đơn thuộc trạng thái tinh thần bất an, sự lo sợ phập phồng. Cách hiểu của ông bắt gặp cách lý giải của nhà thơ Tây Ban Nha Octavio Paz khi ông nhận định cái cô đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người. Như vậy có thể thấy, cô đơn là cảm giác tự bản thể, tự cội nguồn của riêng con người. Nó là thuộc tính cố hữu nằm sâu trong con người, tồn tại khi chưa đặt con người vào những mối quan hệ xã hội. Các nhân vật dường như đều ngại giao tiếp, có đối thoại mà không có giao cảm, ngôn từ đối thoại rời rạc, vô hồn, độc thoại nội tâm thì đầy day dứt, tra vấn. Cảm thức cô đơn là dấu hiệu của sự phân rã các quan hệ người. Nó vừa thể hiện ý thức sâu sắc của nhà văn về thực tại đời sống, vừa phản tỉnh con người. Kết thúc quá trình đi tìm bản thể, nhân vật

37

thường nhận thức được mất mát và ngộ ra chân lý về cuộc sống. Mỗi người sẽ cảm nhận lẽ phải theo cách riêng sau những trải nghiệm của bản thân.

Đọc tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, dễ dàng thấy được sự trở đi trở lại của các câu hỏi mang tính bản thể như: Tôi là ai? Tôi được sinh ra từ đâu? Sống là gì? Cái chết là gì? Với nhân vật An Mi trong tiểu thuyết Và khi tro bụi, đây vừa là nhân vật chính, vừa là nhân vật tự thú được nhà văn xây dựng. Trước tiên, nó thể hiện ở hành trình tìm kiến chính mình, sám hối về những lầm lỗi của mình. Nhân vật An Mi đã tự lừa dối mình, trốn chạy quá khứ đau thương và chiến tranh tàn khốc tại quê hương Việt Nam. Chứng kiến cái chết đau đớn của mẹ, cảnh cha nuôi tự sát trong nhà thờ và rồi bức tử cô là cảnh người chồng bị tai nạn xe mà chết, chỉ còn lại một mình cô lạc lõng, cô đơn giữa dòng đời. An Mi đã định chết ngay sau hai tuần sau khi chồng chết, nhưng những băn khoăn về bản thể của sự sống và cái chết cứ thôi thúc An Mi dấn thân vào hành trình tìm kiếm: “Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết” [36, tr.5]. Chính vì thế, cuộc hành trình tìm lại chính mình, tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” ấy, được An Mi thực hiện trên hành trình của những chuyến xe lửa. Không phải ngẫu nhiên mà vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cô lại lựa chọn nơi nương náu là những chuyến xe lửa, bởi sống trên đó không ai biết đến cô, họ hoàn toàn là những con người xa lạ và nơi mà xe lửa đi qua sẽ rất nhanh và không lưu lại bất cứ lưu luyến gì cho nhân vật này. Cuốn sổ mà cô mua được để viết vài dòng về cuộc đời mình nó giống như một chuyến tàu đi ngược. Nhưng rồi cô cũng chỉ biết được ba dòng ngắn ngủi là đứa trẻ mồ côi và đến từ đất nước có chiến tranh. Và rồi câu chuyện của người trực đêm Michael đã mở ra cánh cửa cho cô, đưa cô đến hành trình đi tìm sự thật cho câu chuyện đó, cũng là đưa đến con đường mở những nút thắt trong cuộc đời cô. Nhưng tham dự vào cuộc đời người khác, An Mi như tạm quên đi nỗi buồn của chính mình. Trên hành trình ấy, không chỉ có sự khơi mở, mà còn cả một mớ hỗn độn mơ hồ bủa vây xung quanh cô. Nghĩa là, càng bước đi trên con đường tìm kiếm, nhân vật của Đoàn Minh Phượng càng mang những hoài nghi, ngờ vực. Từ cuốn nhật ký của Michael, cô đã lặn lội hai năm để tìm ra căn nhà với những “bóng ma” của gia đình ấy: cô Sophie, em Marcus, ông Kemf và cả bà Anita,…Nhưng sự thật thì không có một sự thật nào. Những gì được kể trong cuốn nhật ký của Michael là ghi nhận của một cậu bé bảy tuổi bị chấn thương tinh thần . Marcus bị chứng PTSD rất

38

nặng, ông Kemf bị tai biến đã liệt nửa người. Còn bà Anita chỉ còn để lại cây đàn hồ cầm và “hai tờ giấy xé ra từ vở học trò gấp lại, nằm giữa những trang nhạc” [36, tr.147]. Người kể chuyện chơi vơi trước sự thật mong manh “như tiếng kêu của một loài chim nhỏ dưới một bầu trời mây vần vũ u buồn”. Hành trình đi tìm bản thể luôn đầy chông gai và cạm bẫy. Lúc đầu cô nghĩ rằng, mình giống đứa em Marcus, cũng là một thân phận bị bỏ quên, không cha không mẹ, không quê hương nhưng bất chợt lật lại những ngăn kéo của ký ức cô nhận ra, mình không phải vai Marcus, mà là bóng dáng trong cuộc đời của Michael. Quá khứ về quê hương đã nhắc cô nhớ đến một đứa em gái ruột thịt đáng thương trong tiếng gọi khắc khoải đã bị cô bỏ quên, cô bỏ chạy suốt 25 năm. Lúc bức màn được hé mở, cô tự thú với chính mình, cô cứ ngỡ rằng mình là nhân vật bị bỏ rơi nhưng cuộc đời lại chính là cô bỏ rơi em mình. Đáng xấu hổ hơn, cô đã sống với “căn bệnh mất trí nhớ” trong hai lăm năm qua. Cô chọn cách quên đi tất cả để xóa bỏ đi mọi lỗi lầm trong quá khứ. Nhân vật An Mi đã tự thú, lương tâm linh hồn của cô soi chiếu sự thật đối diện với chính mình, những vỏ bọc bên ngoài bị lột bỏ. Cuộc hành trình tìm kiếm bản thể kết thúc, cô biết mình là ai, cô không phải người Đức mà là người Việt Nam. Cô đến từ một đất nước đau thương do chiến tranh gây ra. “Trong lúc ý thức tắt dần, tôi lại nghe tiếng gọi tôi. Bây giờ thì tôi đã nhận ra tiếng gọi của em tôi, không phải từ ngày xưa mà là ngay lúc này” [36, tr.186]. Khoảnh khắc cận kề với cái chết, bản năng sống mới trỗi dậy trong vô thức của nhân vật, hóa giải bao nhiêu mập mờ, những lằn ranh khó phân định. Phải chăng khi đặt mình vào sợi dây châp chới sống - chết, ta mới nhận ra lược đồ thân phận của chính mình. An Mi đã thực sự giải phóng được những mơ hồ, chất vấn bản thân để trực diện với nỗi đau không cội rễ của chính mình: “Tôi chợt hiểu ra tất cả. Tại sao tất cả những năm của đời mình tôi đã không tìm được cái thứ keo để gắn lại các mảnh của cuộc đời lại với nhau và gắn chính mình vào thế giới loài người. Tôi đã cố hết sức mình, nhưng mọi thứ đều rời rạc, tan tác và tôi mãi là một thứ rong rễ mãi không bám được vào một thứ gì để trôi nổi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc đời, vào lúc con người ta cần nhau nhất để cứu nhau ra khỏi tai ương, trí óc tôi đã chọn xóa đi cái khoảnh khắc ấy ngay khi nó đang xảy ra, đã chọn không nhận ra tiếng đứa em mình đã trông giữ mỗi ngày. Tôi đã bỏ rơi đứa em trong cái khoảnh khắc quan trọng nhất của cả đời tôi và đời nó” [36, tr.187]. Trong giờ phút “lênh đênh sắp trôi ra ngoài sự

39

sống”,An Mi đã tháo bỏ thái độ ngụy tín bấy lâu cô vẫn khoác lên mình, cô không muốn sống cuộc đời của người khác, câu chuyện của người khác. Cô muốn sống cuộc đời của riêng cô. Cô chấp nhận bản thân mình với những vết nứt của quá khứ và hiện tại. Quá khứ và nguồn cội không chối bỏ cô, mà chính cô đã khước từ quá khứ, cố tình đánh tráo sự thật cuộc đời mình, để che đậy những day dứt tội lỗi. Từ những ẩn ức ấy, An Mi nhận thấy mình cần phải thay đổi: “Tôi không thể chết, ngàn lần không muốn chết. Xin hãy cho tôi sống nhìn thấy em một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khát khao đến nao lòng. Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác…” [36, tr.187].

Mặt khác, trên hành trình đi tìm bản thể của mình, cô còn tìm kiếm được cái đẹp giữa cuộc đời. Cây đàn Anita chính là một biểu tượng của cái đẹp ấy. Đó là cây đàn đã gợi cho An Mi nhớ đến niềm đam mê, khao khát âm nhạc của mình một thời. Những ngày tháng cô đơn tại trại trẻ mồ côi, An Mi sống được là nhờ những nốt nhạc. Cô tìm kiếm cái đẹp cuộc đời trong âm thanh trên các phím đàn hồ cầm. Bởi An Mi ý thức được sự diệu kì của cái đẹp âm nhạc, chính nó đã cứu rỗi linh hồn của những kẻ cô đơn, bất hạnh như cô “Cái đẹp của nhạc không đại diện cho một cái đẹp khác, nó tự tại không nương nhờ vào kỉ niệm hay ý nghĩa” [36, tr.76]. An Mi yêu âm nhạc bởi nó thay lời muốn nói cho những điều sâu kín trong tâm hồn cô, những lời nói im lặng, không lời nên có thể nói âm nhạc chính là cách để An Mi tự thú với chính bản thân mình. Âm nhạc như mối dây tơ nối cô với người cha nuôi, đó là “những khoảng không giữa các nốt nhạc”. Cũng chính âm nhạc đã kéo gần khoảng cách giữa cô và Marcus, khiến cô thấu hiểu được nỗi buồn trong đôi mắt em, cảm thương cho thân phận bị bỏ rơi của em. Và cũng chính nó đã khiến cho An Mi như có mối tương giao với Anita.

Còn các nhân vật trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng, ta thấy rõ nét nhất chính là sự cô đơn, hoài nghi, phủ định thực tại . Mỗi nhân vật đều chứa đựng một chiều tâm trạng, điều đó được nhìn qua dòng ý thức của nhân vật tôi. Đối với nhân vật Mây, cô luôn cảm thấy lạc lõng trong chính thế giới của riêng mình. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cô luôn mờ ảo, vô định. Cô không tin vào thực tại, cô luôn có ý nghĩ rằng đó chỉ là một giấc chiêm bao. Ngay cả khi cô đang sống trong tình yêu và hạnh phúc thì cô vẫn lo sợ rằng điều đó không có thật. “Em sợ người yêu em không được sinh ra.

40

Có, anh ấy có đó, có hẳn tên cha cùng mẹ, nhưng làm sao em biết được, biết đâu cái tên của anh ấy, hơi thở của anh ấy, nỗi buồn của anh ấy, ánh mắt và mùi mồ hôi chỉ là em chiêm bao mà thấy?” [37,tr.16]. Khi con người ta bị đẩy vào trạng thái vô định, họ luôn tư đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó trong vô thức. Mây quyết định sống chung với nỗi buồn, với thực tại rằng người yêu cô đã bị bắt đi và cô sẽ không thể đi thăm hay nhận bất kỳ thư từ nào bởi vì cô không phải vợ của anh. Trong vô thức, cô nhìn sự vật xung quanh cô đều như có linh hồn. Cô muốn biết về chúng, muốn thấu hiểu sự tồn tại của chúng, giống như muốn hiểu sự tồn tại của cô. Những câu hỏi cứ liên tiếp được đặt ra “Vì sao lại có bông hoa này? Có lẽ người chủ cũ đã trồng hoa, lâu lắm rồi, họ đã đi xa, nhà đổ nát, vườn thành đất hoang, các bụi cây dại che lấp, cây hoa, vẫn có một hôm đâm chồi lên được một nhánh gầy, cố vươn mãi lên mỗi ngày một ít , chờ đến lúc cao hơn các bụi cây dại để có được chút nắng khi hoa nở. Vì sao hoa nở? Vì cây hoa không chết, còn sống, thì nó còn phải giữ lời hẹn là sẽ nở hoa. Hẹn với ai? Sáng nay hoa đã nở, không ai nhìn thấy lời hẹn đã thành một sự thật đỏ như không có gì đỏ hơn như vậy được” [37, tr.50]. Tâm hồn cô bị chi phối bởi nỗi buồn, nỗi buồn ấy mênh mang, dằng dặc, không có khởi đầu và không có kết thúc. Cô tìm kiếm cội nguồn của nỗi buồn, lý giải về chúng. “Nỗi buồn vì không có bắt đầu, nó sẽ không có chấm dứt. Nhưng nỗi buồn, quê nhà nó ở đâu? Ý thức và cảm xúc, tất cả chỉ là cái sắc của ráng chiều, rạng lên trong nửa giờ cuối ngày rồi tối đi. Sự dằng dặc của nỗi buồn chỉ là một cảm giác, thời gian chỉ là một cảm giác, nỗi buồn bất tử trong một khoảnh khắc” [37, tr.59]. Nỗi buồn đối với cô bây giờ đã giống như một phần đời, cô sống chung với nó, có thể nỗi buồn cũng là thứ để cô biết rằng mình còn có cảm giác, có xúc giác của một con người. Bởi cô cảm thấy rằng, mình đã hóa thành đá, mà đá thì làm gì biết buồn đau. Bên ngoài cô phủ lên vẻ im lặng, trơ trọi nhưng bên trong là những đợt sóng của sự nghịch lý đang dồn dập vỗ trong cô. Đó là sự giằng xé của lương tri. Tình yêu của anh trước đây đã làm cho cô được hạnh phúc, nhưng rồi tình yêu ấy cũng bỏ cô lại, giờ chỉ còn là một ý niệm. Tình yêu biến thành thứ lương tri theo dõi và phán xét cô. “Nhưng nó chỉ quan sát mà không bao giờ nói gì, làm sao tôi chịu đựng nổi sự im lặng này. Làm sao tôi có thể giải thích được tất cả những điều tôi làm. Làm sao tôi chọn làm những gì tôi làm (phải lựa chọn tức là không có lựa chọn rồi) và tại sao lại làm với một tâm thức như thế. Một tâm thức như thế, là như thế nào,

41

cái lương tri ấy ngày càng trở nên xa lạ, nó không còn biết tôi, tôi không còn biết nó” [37, tr.95]. Hằng trăm câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong đầu cô, cô muốn tìm câu trả lời, cô muốn tìm muốn đáp án cho sự giằng xé bấy lâu nay. Có lẽ, việc tình yêu rời xa cô, thực tại vùi dập cô đã biến Mây trở nên lạc lõng, không có nơi bấu víu, cô cũng giống như một chuyến tàu đi lạc mà không tìm thấy đường về. Mải mết trên hành trình ấy, cô bẽ bàng nhận ra sự ê chề của một kiếp người “Em đắm chìm vào sự vô hình, vô thanh,em vừa trọn vẹn bên trong đường viền sẽ quanh thân phận mình, vừa hòa lẫn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)