Sự lựa chọn ngôn ngữ tài hoa và tinh tế

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 79 - 87)

5. Bố cục của đề tài

3.4. Sự lựa chọn ngôn ngữ tài hoa và tinh tế

Ngôn ngữ là chất liệu của văn học, mọi sự sáng tạo trong tác phẩm đều bắt đầu từ sáng tạo ngôn ngữ. “Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; Nó cũng là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm”. Trong tiến trình đổi mới văn học, tiểu thuyết muốn làm mới mình thì không thể mặc mãi lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ. Hơn nữa, với vai trò là một thể loại “nhạy bén” với đời sống xã hội, ngôn ngữ tiểu thuyết ngoài những đặc trưng riêng còn in đậm dấu ấn chuyển mình của một giai đoạn đầy biến động. Ngôn ngữ trong các sáng tác trước đây còn mang nặng tính cầu kỳ sách vở do sự chi phối của hệ tư tưởng chủ đề. Nhưng càng về sau ngôn ngữ càng gần với đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày “ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ gần gũi tối đa với đời sống”, với mục đích miêu tả cuộc đời và con người với tất cả những gì vốn có. Đối với Đoàn Minh Phượng, với khả năng sáng tạo trong ngôn ngữ của mình, tác giả đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của nhân vật từ lạc lõng vô định đến đau đớn, bẽ bàng. Tất cả đều hiện lên vô cùng linh hoạt và sinh động trong từng trang viết.

Ngôn ngữ của Đoàn Minh Phượng luôn diễn tả những điều chỉ thuộc về sự tinh tế hay bằng sự tinh tế, từng trải mới có thể nói ra được. Điều đó rất phù hợp để diễn tả thế giới bên trong của con người. Không phải sự giằng xé nội tâm quyết liệt hay những xung đột cao trào, thế giới ngôn ngữ của Đoàn Minh Phượng luôn diễn đạt những cảm xúc sâu lắng, da diết, đầy nữ tính. “Bây giờ, trong giây phút lênh đênh sắp trôi ra

ngoài sự sống, tôi nhớ lại tất cả. Không phải tôi nhớ, mà tôi thấy lại tất cả những điều tôi đã quên hơn hai mươi năm rồi. Tôi sống lại những khoảnh khắc năm xưa với tất cả

74

tình cảm của một đứa bé bảy tuổi. Và bỗng dưng tôi biết một điều tôi chưa bao giờ biết, vào năm đó và tất cả những năm về sau của cuộc đời…” [36, tr.185]. Ngôn từ nhẹ nhàng nhưng chuyên chở biết bao cảm xúc trong đó. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, con người cũng trở nên nhẹ bẫng như mây. Ký ức tuổi thơ trở về trong tâm trí của An Mi sau bao nhiêu năm tưởng chừng như đã mất sạch. Giờ đây, cô đón nhận nó một cách nhẹ nhàng. Nhưng chính trong khoảnh khăc đó, khát khao sự sống lại trỗi dậy trong lòng cô, để cô có thể sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ và một lần nữa được sống là chính mình. Đến với Đốt cỏ ngày đồng, vẫn là ngôn ngữ mềm mại, tinh tế ẩn chứa sự từng trải của tác giả, dòng cảm xúc dường như trở nên nồng nàn da diết hơn bởi những cung bậc trong tình yêu. “Tình yêu hứa hẹn muôn đời, lời hứa đó khi nói ra, đã chứa đựng trong đó sự tan vỡ. Lời hứa nào cũng nghe như một thoái thác. Tình yêu chỉ cho tôi sự giới hạn, và tôi luôn luôn đứng ở nơi biên giới giữa khoảnh khắc vô tận và tiếng thở dài của vô thường, nơi mối tình bắt đầu, nơi sự chia ly bắt đầu, và chỉ ở đó tôi hiểu sự vô hạn của tôi…Chỉ khi đứng ở đây, nơi nỗi buồn chia ly xé nát thân thể, tôi mới thấy chiều dài của tình yêu mình mang” [37, tr.63]. Ngôn ngữ luôn chuyên chở trong đó là cảm xúc. Mà cảm xúc của nhân vật cứ cuộn trào, dâng lên mãi, khắc khoải khôn nguôi. Những dự cảm về tình yêu, sự chia lìa được phủ một lớp ngôn ngữ mềm mại da diết như thế. Nếu ở Và khi tro bụi, vẫn là lớp ngôn từ mềm mại, nhẹ

nhàng, tuy nhiên giới độc giả nhận xét rằng thiếu sự cháy tận cùng của cảm xúc thì khi trở lại với Đốt cỏ ngày đồng ta đã thấy được tầng cảm xúc đó đã được đẩy đến cao trào. “Hãy tìm cách tự vẫn, hãy về với em trong chiêm bao, và em sẽ ở bên anh ngay trong khoảnh khắc này, hơi thở kế của em sẽ là hơi thở cuối. Hãy gửi cho em một dấu hiệu, một dấu hiệu thôi, và chúng ta sẽ bước qua bên bờ bên kia của mọi niềm im lặng” [37, tr.43].

Sử dụng lớp ngôn ngữ vô cùng mềm mại, Đoàn Minh Phượng đã tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho tiểu thuyết của mình. “Mùa hè đi qua êm đềm và ẩm ướt; mùa thu bọc chúng tôi trong một tầng không trong suốt và se sắt, trong đó dường như mọi thứ đều rạn vỡ. Trái tim loài người như một chiếc lá sắp rơi, và mọi thứ đều sắp rơi dù trong một ngày im gió” [37, tr.29] “Vào một hôm khác, tôi đứng cạnh ở khung cửa nhìn ra ngoài, nơi đáng lẽ là khoảng sân của anh. Không có những phiến đá xanh thẫm, cũng không có khu rừng, mà chỉ có cỏ tranh và những dây leo lưa thưa trên mặt

75

đất. Thỉnh thoảng một bông hoa dại nở, hoa dại hoặc là còn xót lại từ khu vườn của người chủ cũ, nở khuất trong những thân cỏ. Cỏ tranh cứ mọc lên mãi, đã cao quá đầu người. Cuối mùa hè cỏ xao xác trong mưa hoặc xao xác trong những cơn gió thổi suốt buổi chiều và suốt cả đêm” [37, tr.43,44]. Ngôn ngữ Đoàn Minh Phượng sử dụng thật giản dị nhưng giàu giá trị gợi tả gợi cảm. Con người dù mang trên thân thể nỗi buồn, những bi ai của số phận, họ giao cảm với thiên nhiên. Dường như cảnh vật cũng mang nét rạn rỡ, cũng thật chênh chao và vô định. Chỉ điểm xuyết một vài hình ảnh thiên nhiên nhưng có thể thấy rõ sự rung cảm mãnh liệt, sự tinh tế sâu xa của người cầm bút. Đọc những áng văn ấy, ta như chảy trôi theo dòng cảm xúc của nhân vật. Ta buồn cho nỗi buồn của nhân vật, ta nhớ thương cho những nỗi niềm tha thiết dàn trải trên từng câu chữ, từng lớp ngôn từ. Càng đọc càng thấm thía như ăn sâu vào da thịt, vào từng ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn, ở đó ta nhận ra, phải là một tâm hồn đa cảm đến nhường nào mới viết nên được những áng văn sâu sắc đến thế.

76

KẾT LUẬN

Đã bao năm trôi qua kể từ tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi được ấn hành xuất bản đến sáng tác mới nhất là Đốt cỏ ngày đồng ra đời, độc giả vẫn luôn mang nỗi bàng hoàng và ám ảnh về một hiện tượng văn học hải ngoại mang tên Đoàn Minh Phượng. Với phong cách sáng tạo độc đáo, những tác phẩm của bà như thổi một luồng sinh khí mới mẻ và lạ lẫm vào không gian nền văn học Việt Nam. Phảng phất đâu đó chính là bóng dáng của cuộc đời chính tác giả - một thân phận xa xứ sống nơi đất khách quê người. Mỗi một trang văn được viết như in hằn một giọt lệ, một mầm yêu thương vô hạn hướng về nguồn cội dân tộc, về quê hương đất nước. Chảy trong từng huyết quản ấy là những trăn trở, khắc khoải về bản thể, về thế thái nhân tình, về vấn đề nhân sinh và thân phận con người bởi “Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của chúng ta về thế giới mà thôi”. ( Đoàn Minh Phượng).

Bởi vậy, hành trình chinh phục và giải mã thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng thật thách thức và nhiều gian nan. Vẫn là cuộc sống thường nhật với những sự kiện, biến cố của con người đời thường thế nhưng Và khi tro bụi, Tiếng

Kiều đồng vọng, đặc biệt là Đốt cỏ ngày đồng là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Đoàn

Minh Phượng, mới được xuất bản hồi tháng 8/2020 sau hơn một thập kỷ vắng bóng trên văn đàn đã mở ra một chân trời mới, một âm hưởng mới trong bản hòa thanh tiểu thuyết đương thời. Đoàn Minh Phương đã thực sự dẫn dắt độc giả vào một cuộc phiêu lưu kì thú theo chân nhân vật để khám phá những giá trị nhân bản nhất trong mỗi con người và cuộc đời.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tú Anh (2013), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, Hành trình khoa học xã hội, tập 58, số 2.

2. Lê Tú Anh (2015), “Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng nghĩ về văn học chấn thương và quan điểm nghiên cứu”, nguồn: http://www.sachhay.org/diem- sach/ChiTiet/2903/tu-truong-hop-doan-minh-phuong-nghi-ve-van-hoc-chan-thuong-o- viet-nam-va-quan-diem-nghien-cuu , truy cập ngày 27/02/2021.

3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ văn học, Trường ĐHQG Hà Nội – ĐH KHXH&NV.

5. Thái Phan Vàng Anh, (2010), Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 62A.

6. Thái Phan Vàng Anh, (2007), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – Lạ hóa một cuộc chơi, nxb Đại học Huế.

7. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, (8).

8. Trương Thị Ánh, (2014), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, Đại học sư phạm Hà Nội.

9. Lê Huy Bắc (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri Thức, Hà

Nội.

10. Nguyễn Hồng Dũng & Phan Tuấn Anh (2011), Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện

đại trong nghiên cứu văn học Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 66,3, tr.

78

11. Nguyễn Hồng Dũng (2013), Triết học ngôn ngữ trong văn học hậu hiện đại, Ngữ

học toàn quốc 2013 – Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học Việt Nam

xuất bản.

12. Nguyễn Hồng Dũng (2014), Quá trình tiếp nhận các công trình nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 2.

13. Nguyễn Hồng Dũng (2016), Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 – 2010, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 3.

14. Trần Thái Đỉnh (2015), Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh

Phượng, Trường Đại học Vinh.

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Giáo dục.

17. Vũ Thị Hương (2019), Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết văn học đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu), Luận án Tiến sĩ văn học, Đại học Quốc gia

Hà Nội – Trường ĐH KHXH&NV.

18. Bùi Thị Minh Hảo (2018), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thủy, Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên.

19. Lê Anh Hoài (2008), “Hậu hiện đại đã và đang được Việt hóa”, nguồn:

https://www.thotre.com/luutru/include/printview.php?id=1801 , truy cập ngày

15/03/2021.

20. Phạm Quốc Hoàng (2015), Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết Vô tri của Milan

Kundera, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Huế - Trường Đại học Sư phạm

21. Khoa Ngữ Văn ĐH Sư phạm Hà Nội (2013), Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và

79

22. Đỗ Thị Phương Lan, “Chấn thương di dời trong một số truyện ngắn Việt Nam hải ngoại sau 1975”, nguồn: https://nhatbook.com/2020/03/24/chan-thuong-di-doi-trong mot-so-truyen-ngan-viet-nam-hai-ngoai-sau-1975/ , truy cập ngày 27/02/2021.

23. Hà Nguyệt Linh (2017), “Và khi tro bụi – Đoàn Minh Phượng”, https://revelogue.com/sach-va-khi-tro-bui , truy cập ngày 20/9/2020.

24. Phương Lựu (1999) Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Phương Lựu (2011) Lý thuyết hậu hiện đại, Nxb Sư phạm, Hà Nội.

26. Lê Thị Tuyết Lan (2013), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu, Đại học sư phạm Hồ Chí Minh.

27. Thúy Nga, (2016) “Đoàn Minh Phượng và tác phẩm mới nhất: Tôi bắt đầu từ sự trở về”, https://tuoitre.vn/doan-minh-phuong-va-tac-pham-moi-nhat-toi-bat-dau-tu-su- tro-ve-135252.htm?fbclid=IwAR3kq_zoDVVZcXmA-uAGtAPxCIcegLLOUgPO- 8623xn4YBmhTaySphNxzE4 , truy cập ngày 20/9/2020.

28. Tạ Thị Bích Ngân (2016) Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại (Trường hợp Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng), Luận văn thạc sĩ, Trường

Đại học Thái Nguyên – Đại học Khoa học.

29. Lê Thị Oanh,(2005) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Lê, Đại học sư phạm Hà Nội.

30. Đoàn Cư Phú, (2011) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn.

31. Đào Cư Phú (2016) Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố Hậu hiện đại, Luận án Tiến sĩ văn học, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

32. Hoàng Thị Thanh Phương (2020), Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng

80

33. Bùi Thị Kim Phương (2016), Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh

Phượng, Đại học Duy tân,

http://kxhnv.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/103/1412/khong-gian-nghe-thuat- trong-tieu-thuyet-doan-minh-phuong-bui-thi-kim-phuong , truy cập ngày 20/9/2020. 34. Bùi Thị Kim Phương (2016), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng , Đại học Duy Tân

, http://kxhnv.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/103/1433/thoi-gian-nghe-thuat-

trong-tieu-thuyet-cua-doan-minh-phuong-bui-thi-kim-phuong , truy cập ngày

20/9/2020.

35. Huỳnh Như Phương (2008), Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975 (trên bình diện lý thuyết), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9.

36. Đoàn Minh Phượng (2020), Và khi tro bụi, nxb Hội nhà văn.

37. Đoàn Minh Phượng (2020), Đốt cỏ ngoài đồng, nxb Hội Nhà văn.

38. Nguyễn Hưng Quốc (2010), Văn học Việt Nam thời toàn cầu hóa, nxb Văn Mới. 39. Nguyễn Thùy Trang (2016), Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng – Ám ảnh bản

thể hay sự trốn chạy ẩn ức của những con người hiện đại, Tạp chí Khoa học Trường

Đại học An Giang, tập 9, (1).

40. Thái Thị Thu Thắm (2015), Diễn ngôn của người kể chuyện trong tác phẩm Đoàn

Minh Phượng, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 18, Số X3.

41. Phùng Gia Thế (2008), “Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam”, nguồn:

http://phebinhvanhoc.com.vn/dau-an-hau-hien-dai-trong-van-hoc-viet-nam-sau-1986/ , truy cập ngày 25/02/2021.

42. Phạm Thị Giang Thanh (2014), Cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam đương đại

(Qua một số tác phẩm văn xuôi của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận), Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường ĐH Sư phạm Hà

81

43. Đoàn Minh Tâm (2016), “Hậu hiện đại ở Việt Nam”, nguồn:

http://vanvn.net/tac-pham-va-du-luan/hau-hien-dai-o-viet-nam/610 , truy cập ngày 25/02/2021.

44. Trần Lê Hoa Tranh (2017), “Các thế hệ nhà văn di dân và những đóng góp của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ”, nguồn: http://www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ket-noi-van-hoa-viet/6559-c%C3%A1c-

th%E1%BA%BF-h%E1%BB%87-nh%C3%A0-v%C4%83n-di-d%C3%A2n- v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3p-

c%E1%BB%A7a-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-di-d%C3%A2n-vi%E1%BB%87t- nam-t%E1%BA%A1i-hoa-k%E1%BB%B3.html , truy cập: 18/01/2021.

45. Trần Đình Sử (chủ biên), (2005), Lý luận văn học tập 2, Nxb Đại học sư phạm. 46. Nông Thị Hải Yến (2018), Bản năng sống và bản năng chết trong hai tiểu thuyết

Và khi tro bụi; Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng nhìn từ tâm thức hiện sinh,

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, Trường ĐH Thái Nguyên – Đại học Sư phạm.

47. Jean-Paul Sartre(2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản (Đinh Hồng Phúc dịch), Nxb Tri thức.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)