5. Bố cục của đề tài
2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật – những khoảng mịt mù nối tiếp
2.2.1. Không gian nghệ thuật
Theo Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó…Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti, trật tự” [16, tr.162]. Còn theo Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật là hình thức lí tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”, “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có không gian của một nền cảnh nào đó”, “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [45, tr.88] . Không gian nghệ thuật một mặt miêu tả hiện thực, có dáng dấp của hiện thực đời sống nhưng mặt khác nó mang tính hình tượng, là phương tiện nghệ thuật. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật mang tính quan niệm, nó gắn liền với điểm
43
nhìn của tác giả, của các cảm xúc mang ý nghĩa nhân sinh. Thông qua miêu tả không gian nghệ thuật, ta hiểu được suy nghĩ, quan điểm của tác giả đối với các nhân vật, sự việc. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng không chỉ phản ánh cái nhìn mang đậm chiều sâu nội cảm mà còn thấm đẫm những trải nghiệm thấm thía từ cuộc đời xa xứ của tác giả.
2.2.1.1. Không gian quê nhà – Không gian của niềm thương và nỗi nhớ
Là một nhà văn hải ngoại, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng ít tập trung miêu tả quê nhà của các nhân vật. Tuy nhiên, không gian ấy vẫn thấp thoáng ẩn hiện trong những dòng ý thức của nhân vật. Ở đó, không gian quê nhà luôn gắn với nỗi nhớ, niềm thương, đôi khi là cả sự hối hận, day dứt, nó hiện lên với những dáng vẻ vừa lạ vừa quen. Không gian ấy không chỉ làm thành tâm thức nội tại bên trong của hình tượng thẩm mĩ mà còn góp phần làm bật lên tình cảnh, nỗi nhớ nhung sầu xứ của con người.
Trong Và khi tro bụi, không gian quê nhà cũng hiện lên trong nỗi nhớ, niềm
thương gắn liền với những xót xa, ám ảnh mãnh liệt. Đó là một không gian kinh hoàng với bom rơi, đạn nổ, đất trời rung chuyển: “Tiếng đại bác xé gió rít trong đêm rồi rơi xuống đâu đó rất gần, chúng tôi nằm co người cầu Phật cho đạn rơi nơi khác, đừng rơi xuống đầu mình. Một tiếng rít sát bên rồi một tiếng ầm lớn, một quả đạn rơi bên cạnh tường nhà tôi sập” [36, tr.184]. Không gian ấy gắn liền với ngôi nhà trong ký ức tuổi thơ của An Mi, ngôi nhà ở gần một chiếc cầu bắc qua sông nhỏ, cạnh một con lạch chảy ẩn dưới đám cỏ hoang và lau sậy. Nơi đó cô chứng kiến sự ra đi của cha, những nỗi buồn trong đôi mắt của mẹ và cả sự lớn lên của hai chị em. Thế nhưng, nó lại chứa cả một sự thật nghiệt ngã đến mức cô chọn cách quên đi, bỏ ngỏ nó vào sâu trong tiềm thức. Trong đêm tối mưa bom bão đạn ấy, mẹ cô đã chết và đứa em ngây dại của cô đã bị cô bỏ lại. Cô trốn chạy khỏi quá khứ, cô thà quên nó đi chứ không muốn chấp nhận đó là sự thật. Cho đến khi sắp bước vào cái chết, ký ức ấy hiện lên nguyên vẹn trong tâm trí cô. “Tôi đã không đến cứu nó ra. Tôi chỉ nhắm mắt một mình chạy đi. Tôi chạy đi mãi, đi mãi, 25 năm chưa bao giờ quay đầu lại với đứa em nhỏ chờ tôi đến cứu nó khỏi nỗi sợ kinh hoàng” [36, tr.186]. Cô chọn cách quên đi, quay lưng với quá khứ. Thế nhưng, khi từ bỏ đi cái cội rễ của mình, cô nhận ra rằng: “Tôi không tìm được cái thứ keo gì để dính mình vào với thế giới loài người. Tôi đã cố hết sức mình, nhưng mọi thứ đều rời rạc, tan tác và tôi mãi là một thứ rong rễ không bám được vào
44
một thứ gì để thôi trôi nổi” [36, tr.186].Đúng như vậy, quê hương chính là gốc rễ của mỗi con người và tuổi thơ là thứ không thể trở về. Những năm tháng của tuổi thơ sẽ theo ta trong ta trong suốt quá trình lớn lên, trưởng thành. Và có lẽ, cũng như An Mi, khi trở về với tro bụi, tuổi thơ, quê nhà, cội nguồn chính là những thước phim rõ nét nhất trong cuộc đời cô dù nó có những cảnh quay đau đớn đến xé lòng, quay lại cả sự mất mát và cả sự trốn chạy của cô. Bởi vậy, “không có nỗi cô đơn nào lớn hơn nỗi cô đơn khi người ta tự cắt rời mình khỏi những năm tháng đầu tiên làm người của mình, cắt rời mình khỏi cội nguồn. Không có một người nào đủ rộng lớn để chứa cả dòng nước trong mình, đủ sống cả đời. Khi cần nước, người ta thả gàu xuống giếng. Để thả được gàu, người ta phải giữ sợi dây nối gàu, sợi dây nối một người với cội nguồn của mình. Để mất sợi dây đó, người ta sẽ chết khát” [27].
Không gian quê nhà trong Đốt cỏ ngày đồng chỉ xuất hiện thấp thoáng qua dòng hồi ức của nhân vật Mây. Đó là lúc cô đang cảm thấy cái chết hình thành tự bên trong thân thể, xâm nhập vào ý thức. Khi cô chấp nhận rằng cô làm điếm, rằng không có hiện thực nào tàn khốc hơn thế nữa. Trong những giây phút ấy, ký ức về quê nhà, về tuổi thơ lại hiện lên trong tâm trí cô: “Tuổi thơ và người thân và con đường ven sông, mối tình từ năm mười bốn đến năm mười bảy tuổi. Tan tác hết. Không còn gì ở đó nữa cả. Đến bầy gà cũng bị bắt đi”; “Phía sau nhà em có một con lạch nhỏ. Cha em trồng một bụi mía. Má em đi chợ mua về cho mỗi đứa em một con gà hay một con vịt để nuôi…”; “Em nói rằng bọn cướp lấy hết của em mọi ký ức. Những lần em gọi không phải để nói em đi làm điếm thì em không bao giờ nói về đàn gà cả. Bây giờ thì em nhớ đến chúng, nhớ đến cả lông gà con còn đang chờ có màu. Tuổi thơ của em rõ ràng hơn tự bao giờ” [36; tr.83,84]. Có lẽ đối với Mây, khoảng thời gian đẹp nhất chính là tuổi thơ. Khoảng không gian yên bình nhất chính là quê nhà. Đó là lúc cô vẫn còn là một đứa trẻ, cuộc sống chỉ xoay quanh khoảng sân, góc vườn cùng những đàn gà con. Là lúc cô chưa phải trải qua những mặn chát của cuộc đời, phải lưu lạc khắp nơi trong thế giới khắc nghiệt. “Em nhớ lại, như người chết nhớ lại tất cả cuộc đời của mình trong phút chót” [36; tr.84]. Cuộc đời dài rộng là thế nhưng được thực sự sống thì có mấy nhiêu năm tháng. Rong ruổi gần một phần ba đời người để rồi gói gọn lại những điều tồn tại duy nhất chính là tuổi thơ.
45
Có lẽ, cội nguồn, quê hương chính là những câu chuyện của riêng mình trong quê hương ấy. Nó là một phần đời, luôn hoang hoải trong tâm hồn chúng ta. Cũng như Đoàn Minh Phượng đã nói: “Quá khứ của một người ít nhiều định nghĩa về người đó. Với người di dân, quá khứ giống như một bức ảnh mà họ mang theo lúc rời bỏ quê nhà: nội dung bức ảnh đó đã ngừng lại trong khoảnh khắc bức ảnh đó được chụp, và từ hôm đó mọi thứ trong bức ảnh đều bất động. Ai cũng có quá khứ, giữ cho quá khứ mình có đời sống dù mình ở xa nhà mới là khó. Nếu không giữ được, mình như người đi lạc” [27].
2.2.1.2 Không gian lưu lạc, đầy bất an
Xuất hiện trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng ta thấy hiện lên những khoảng
không gian khác nhau. Nó xen lẫn trong dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Đặc biệt, khoảng không gian mà nhân vật bị lưu lạc đã ám ảnh rất nhiều, nó chứa đựng cả nét tâm lý đặc trưng của nhân vật đó chính là nỗi buồn, sự lạc lõng và cô đơn. Nhân vật Mây sau khi người yêu bị bắt giam, đã bị tên V đưa vào cung Elysia và sau đó vào nhà chứa Huyền Trân. Elysia_ căn phòng rộng lớn, tường cao kín mọi phía: nhà thiết kế không muốn ánh sán mặt trời rọi vào, dù chỉ một chút lờ mờ qua một khe hở bên dưới một cánh cửa đóng…Phía trước bức tranh , đâu đó giữa phòng, có vài bức màn vải mỏng nhìn xuyên qua được…Bàn ghế phủ nhung đen hoặc một màu nào đó thẫm, trong vùng mờ tối trông như đen” [37, tr.76]. Đây là một không gian khép kín, tối tăm như giam cầm những thân thể người ở trong đó. Ở Elysia, người ta không còn biết đến định nghĩa về không gian, thời gian hay sự tồn tại của con người. Bởi ở đó, họ không được sống giống như con người mà thứ tồn tại duy nhất chỉ là “các giác quan của họ, bây giờ đã hòa vào mọi thứ trong căn phòng” và rồi “tôi mất dần ý thức về bên ngoài và bên trong của mình, mất dần trí nhớ, cảm xúc, đợi chờ, mọi oan ức, cô đơn và mong ước” [37, tr.76]. Ý thức được sự ê chề của một kiếp người, không gian ấy chứa cả sự não nề khiến cho nhân vật muốn thoát cũng không thoát được. Từ cung Elysia, Mây bị đưa vào nhà chứa Huyền Trân. Đó là nơi dung chứa những cô gái làm điếm. “Em mở cửa bước vào một gian phòng nhà nghỉ, cánh cửa nhôm, nửa dưới là nhôm, nửa trên là kính, bên trong lớp kính có một tấm màn được dệt bằng sợi gì trơn láng và có in hoa màu đậm, để người ta nhìn vào không thấy - tấm vải ấy từ sau ngày giăng nó lên không ai nghĩ đến việc tháo nó xuống để giặt nữa – ranh giới cánh cửa đó, ranh giới
46
tầm thường và rõ ràng, bước qua nó, em không còn biết gì về mình nữa” [37, tr.76]. Gắn liền với không gian này chính là sự ý thức về bản thể. Con người luôn ở trong trạng thái mơ hồ, hoài nghi về tất cả. Nó ý thức mạnh mẽ nhất khi cô chấp nhận việc bản thân làm điếm. Ngoài việc đó ra cô không còn một lựa chọn nào khác. Ở đó, những người đàn ông bị bản năng lường gạt, xem thân thể phụ nữ là thứ để thỏa mãn mà thôi. Ở trong không gian ấy, cô cảm thấy mình và những người xung quanh không được sống như một con người. Ai cũng khoác lên mình gương mặt không cảm xúc. Giống như Q: “Anh không biết mắt nó nhìn nơi đâu, anh không biết nó có nghĩ đến gì, có thương nhớ ai không (…)Nó là một thiên thần, hay một con ma không cảm xúc?Đã mất hết hay chưa bao giờ có? Nó ngồi nơi cửa sổ, khi không làm tình với khách nó không làm gì khác hơn là đến ngồi trên một chiếc ghế cạnh cửa sổ”[37; tr.102,103]. Bên trong mỗi con người đều chất chứa một nỗi niềm nào đó không thể nói ra. Q câm lặng. Phải chăng Q chọn cách câm lặng bởi cô chẳng còn điều gì để thiết tha với thế giới này nữa. Cuộc đời đối xử quá tàn khốc với cô. Nếu như Mây còn có tình yêu là thứ để cô bám vào mà tồn tại thì Q có gì? Chẳng còn một thứ gì cả. Tất cả đều vô định, trống không. Không gian lưu lạc ấy đã mở ra nhiều mảnh đời, những thân phận với nỗi đau khác nhau, ai cũng đều sống như những cái bóng vật vờ u ám.
Còn với An Mi, cô chọn những chuyến xe lửa là không gian cô sẽ sống trong những ngày cuối đời, trước khi đến với cái chết. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh những chuyến xe lửa được lựa chọn, bởi ở trên đó, những con người hoàn toàn xa lạ với nhau. Và hơn hết, cô biết rằng “mặt đất là một thứ khó chia tay nên cô sẽ sống trên những chuyến tàu” [36, tr.6]. Chuyến tàu ấy sẽ đưa cô đến những vùng đất mới, sẽ đưa cô đến với đáp án mà cô tìm kiếm bấy lâu nay. Thế nhưng không gian ấy có phải là một sự trốn chạy? Bởi thực tại ấy quá đau lòng, nó bức tử cô buộc cô không còn lý do gì để tồn tại nữa. Cô muốn đi thật xa, rời xa những thứ đã làm đau cô khiến trái tim cô lại lần nữa trầy xước. Nhưng một ý thức mạnh mẽ hơn cái chết ấy chính là câu hỏi “Tôi là ai?”. Cô đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho hành trình này “Tôi nhuộm nâu mái tóc, chọn mầu phấn trắng và màu son tối. Tôi mua một cái vai li và vài túi xách sang trọng, cho vào đó quần áo mới: quần tây, áo lụa, áo ngủ… đồ lót mềm mại, xà phòng và mĩ phẩm đắt tiền, lược chải đầu, gương cầm tay. Những thứ đắt tiền để bì đắp cho sự thiếu tiện nghi khi sống trên tầu. Những thứ đắt tiền mang trên người nó
47
những giá trị giả dối, làm cho người dùng nó cũng thấy là mình không thật và xa cách thế giới bình thường” [36, tr.7]. Và rồi câu chuyện của người trực đêm đã làm cho cô tìm được một mục đích sống mới, đó là tìm sự thật cho những gì được ghi chép trong sổ. Cô lại tiếp tục lên tàu và đi đến những địa điểm để tìm một chút manh mối: Lunberg, Carmina, Treuwaser,…Trên hành trình ấy có những lúc cô cảm thấy mơ hồ, bất an, vô định không phương hướng. Cô lưu lạc trên những vùng đất ẩn chứa một câu chuyện của người khác. Như vậy, không gian trong tiểu thuyết này hiện lên không chỉ gắn liền với cảm giác lưu lạc, bất an mà còn là sự tìm kiếm bản thể của con người.
2.2.1.3. Không gian thực – ảo đan xen
Không gian nghệ thuật của Đoàn Minh Phượng là tập hợp của những cái dang dở, lộn xộn, trái chiều. Nó gồm cả những sự kiện không thể tiên đoán được, không hề có tính quy luật. Nó gợi đến trạng thái hỗn loạn của thế giới với sự phá vỡ mọi ranh giới: thực - ảo, sống – chết đan xen. Người đọc buộc phải tiếp nhận không gian được phản ánh trong tác phẩm không chỉ là không hiện thực, khả tín mà còn là không gian ảo, bất khả tín. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong không gian ảo, phi hiện thực đó nhân vật lại tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật An Mi đã tìm ra chính mình khi tìm câu chuyện đầy bí ẩn của gia đình Kemf. Đó là những ảo giác về sự xuất hiện của Anita mà cô thường hay cảm thấy mình cảm giác được. Cô đã từng muốn là người đó để yêu thương và chăm sóc Marcus, để làm những điều mà Anita chưa kịp làm, “những vùng đất chưa có tên nhưng đã trở thành một thứ quê hương mong ước cho trái tim ước vọng. Tôi sẽ sống cuộc đời của Anita đã bỏ dở, tiếp tục nó với đôi phút phương hướng và sự yên lành” [36, tr.177]. Thế nhưng, từ trong vô thức đã vang vọng lên một tiếng nói mạnh mẽ hơn, nó quyết liệt đánh đuổi Anita và khẳng định với An Mi rằng cô muôn đời không thể là ai khác ngoài cô. Và rồi, trong chiêm bao, cô đã nhìn thấy Anita. “Chợt tôi nghe thấy tiếng đàn, bản nhạc lúc nãy tôi nghĩ trong đầu và định chơi. Tiếng đàn không lớn, nhưng rất rõ. Tôi đã quay mặt về chỗ tôi đã dựng cây đàn và tôi thấy – tôi không biết hình ảnh của Anita đến với tôi bằng thị giác hay cảm giác – chị đang ngồi đó, cầm cái cung và đang kéo dây đàn, tóc chị mong manh buông xuống và lẫn vào bóng tối. Tôi vừa bị quyến rũ, vừa thấy sợ ghê gớm. Tôi muốn vùng dậy và thoát khỏi cơn mơ – tôi biết chị thuộc về giấc mơ, dù chị đang ngồi trong gian phòng thật và ánh sáng thật – nhưng có một cái gì đó làm tôi không cử động được.
48
Tiếng đàn vang lên từng câu, u buồn và đẹp đẽ rợn người” [36, tr.156]. Đây chính là không gian của cõi âm được tác giả xây dựng đan xen giữa không gian thực thông qua