5. Bố cục của đề tài
3.3.3. Giọng bẽ bàng, xót xa
Khi con người càng khao khát tìm kiếm bản thể hay càng đắm chìm vào những kỷ niệm của quá khứ thì khi quay trở về thực tại họ lại càng thất vọng, ê chề, lạc lõng và cô đơn hơn. Với An Mi, sau khi chồng cô mất, cô gói ghém những đồ đạc của anh mang cất đi. Cô chuẩn bị tìm đến cái chết cho mình. Để kết thúc cái cuộc đời lạc lõng, không cảm xúc, không tình yêu kia. Khi anh vẫn còn tồn tại, anh là thứ duy nhất có thể liên kết cô với thế giới. Vậy mà giờ đây, chẳng còn gì nữa. Cô bẽ bàng
70
nhận ra “Nếu sống trong thương nhớ se sắt tôi sẽ sống như một bóng ma u uất, nhưng tôi không thể chịu đựng nổi thêm một sự quên lãng nào nữa trong đời. Đôi lần đốt đi ký ức, tâm tưởng tôi chơi vơi trong một nỗi hao hụt không có gì lấp nổi. Tôi không còn gì, hồn tôi chỉ là một đám tro” [36, tr.7]. Ký ức chính là cội nguồn của mỗi con người. Sống mà không có ký ức thì chỉ giống như một bóng ma mập mờ mà thôi. Ký ức sẽ là sợi dây nối con người với cuộc đời này. Dù có thể, nó mang nhiều vết thương, nhiều nỗi đau nhưng khi cắt bỏ nó đi, con người ta sẽ chẳng còn gì cả. Giống như một sự từ chối, lãng quên bản thân mình. Cô lang thang trên những chuyến xe lửa, cô gặp rất nhiều người những họ đều xa lạ với cô. Cô đã sắp òa khóc khi nhìn thấy một người đàn ông cao bằng chồng mình và thật giống chồng mình. “Tôi có nỗi buồn nhưng không có sự sống, khi con người ta sống đã, rồi mới có buồn vui. Nên tôi không biết buồn. Tôi chưa bao giờ khóc, chưa bao giờ giã từ với chồng tôi. Vậy mà hôm đó tôi sắp khóc òa trước một người không quen. Chỉ vì người đàn ông đó cao bằng chồng tôi” [36, tr.8]. Nỗi đau mất đi người thương yêu nhất đã quá lớn đối với cô, một con người chịu nhiều chấn thương về tâm lý. Làm sao cô sống nổi khi liên lục chứng kiến sự ra đi của những người thân bên cạnh mình. Sống mà không có người thân, trên một đất nước xa lạ không phải quê hương mình, cô giống như một kẻ vô loài không nơi bám víu. Vô tình bắt cặp câu chuyện của người trực đêm Michael, cô muốn đi tìm sự thật cho câu chuyện đó, cô muốn tìm Marcus bởi cậu bé đó thật giống thân phận của cô. Sau hai năm tìm kiếm cô gặp được em trong một viện mồ côi và cô đã chụp lại một vài bức ảnh để làm minh chứng. Thế mà, sau khi đến nhà cô Sophie để hỏi về câu chuyện, Sophie lại bảo rằng câu chuyện đó chỉ là sự tưởng tượng của một đứa trẻ con và đứa bé trong bức ảnh không phải là Marcus. An Mi lại như rơi vào một sự vô định, mất mát. Điều đó dâng lên trong lòng cô nỗi xót xa không cách nào lý giải. “Tôi lặng nghe trong người một nỗi mất mát lạ lùng. Một điều gì đó trong tôi vừa rơi xuống, vỡ ra, rồi những mảnh vỡ ấy lại rơi nữa trong một vùng trống, tối, và không có âm thanh” [36, tr.22]. Cô đã dựa vào câu chuyện ấy mà sống thêm hai năm, mải miết đi tìm một sự thật. Những uẩn khúc của gia đình ấy cũng giống như quá khứ của cô. Cô muốn tìm ra chúng, muốn tìm câu trả lời cho khoảng trống trong trái tim cô. Thế mà giờ đây, mọi thứ vỡ vụn hết. Nhưng một cơ duyên nào đó đã dưa dắt cô đến với cây đàn của Anita. Cây đàn ấy gieo cho những cảm xúc thật kỳ lạ. Cô chơi một bản nhạc, chơi rất
71
lâu, không nhớ tới chỗ ngồi của mình và buổi chiều đang tắt ở bên trê, ngoài kia. Âm nhạc quả là có một sức mạnh kỳ diệu. An Mi từ lâu chi còn là sự tồn tại vất vưởng, không vui buồn, không cảm xúc. Nhưng khi âm thanh của cây đàn ấy cất lên, nó đã kéo căng cảm xúc của cô, “khi chơi nhạc tôi có một ý thức khác, một hồn phách khác, một cuộc đời khác, dường như có một con người ở một cõi riêng không vướng vào những chuyện của tháng ngày hiện tại” [36, tr.154]. Đó là con người cô, đó là cô của những năm về trước khi cha cô còn sống và tâm hồn cô còn niềm khao khát với âm nhạc. Vô tình bắt gặp cây đàn hồ cầm ấy, cô chợt nhận ra mình đang khóc không biết từ lúc nào, khi nước mắt đã bắt đầu rơi, nó không ngừng được nữa. Nước mắt nó giống như sự giải tỏa cho những ẩn ức trong lòng cô bấy lâu nay. Khóc nghĩa là cô đã có ý thức, có cảm xúc. Khi đau khổ nhất con người ta thường chết lặng, đến một giọt nước mắt cũng không thể rỏ xuống được, nó như đóng băng nơi khóe mi. Còn khi nó đã thành những dòng nước kéo dài trên khuôn mặt thì nỗi buồn, sự lạc lõng, cô đơn, uất ức cũng theo đó mà tuôn ra. Âm nhạc chính là vậy. Thanh âm của tiếng đàn chính là thanh âm của sự đồng điệu. Nó lan tỏa từ trái tim tới trái tim, rẽ vào các ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn đang khẽ khàng lay động. Và khi tất cả về câu chuyện của gia đình Michael Kemf khép lại, cô chọn cái chết cho mình. Trong những giây phút “lênh đênh sắp trôi ra ngoài sự sống”, cô nhớ lại tất cả, về quê hương, về gia đình, về đứa em gái nhỏ bị cô bỏ lại trong đêm bão đạn ấy. Cô bẽ bàng, xót xa khi nhận ra rằng: Trong phần đời còn lại của tôi vẫn mãi là con chị không nhận ra tiếng em mình, nhắm mắt chạy đi mãi không quay đầu, không bao giờ mở mắt ra. Trong câu chuyện của Anita, tôi tưởng tôi là Marcus bị bỏ rơi. Bây giờ tôi chợt hiểu ra mình là Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ để đổi lấy sự ấm êm trong căn nhà Sophie” [36, tr.184]. Mở đầu tác phẩm là sự ra đi của người thân, kết thúc là sự ra đi của thân người. Và khi tro
bụi khép lại với nỗi day dứt, khắc khoải lưu đọng trong trái tim mỗi người. Giọng điệu
xót xa, bẽ bàng mà tác giả sử dụng trong tiểu thuyết, đã làm cho người đọc chìm trong xúc cảm của nhân vật, bám sát những diễn biến tâm lý của cô, để rồi cùng cô tìm kiếm chính mình.
Đối với Đốt cỏ ngày đồng giọng điệu xót xa, bẽ bàng này cũng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Nó hiện lên qua những suy tư, chiêm nghiệm của Mây. Mây luôn mang trong mình những dự cảm, nỗi hoài nghi về mọi thứ trong cuộc đời. Ngay cả khi cô
72
sống trong tình yêu của anh, cô vẫn mơ hồ rằng nó không có thật. Cô luôn sợ tất cả tình yêu đều tan biến, vụt mất trong bàn tay cô. Cô không thể giữ anh, không cách nào giữ lại anh. Anh bị bắt giam, để lại cho cô cả một trời nhớ thương và trống vắng. Cô xót xa khi nỗi nhớ anh lại ập đến, giăng mắc trong tâm trí cô như một mê cung không thoát ra được.“Tất cả những gì tôi nhớ, chỉ là những cảm giác. Lời anh nói đã làm tôi bàng hoàng; nỗi mong ước tự mở những chiếc cúc áo để da thịt tôi nhận được thêm vị êm ấm lẫn một chút hương mê muội từ da thịt của anh; hay hơi nóng từ chén trag anh vừa rót vào lòng bàn tay tôi; tôi nhớ đầu tôi đụng vào hông anh khi anh ngồi xuống nhìn ra bầu trời ngoài kia và tôi nằm dọc xuống bức tường mà anh dựa vào…Tất cả những gì tôi nhớ, chỉ là những cảm giác của chính mình về anh, chứ khôn phải là anh” [37, tr.39]. Kỷ niệm chính là thứ giết chết trái tim của những kẻ yêu mà phải chia ly. Nó không phát ra tiếng, nhưng sự vô thanh của nó làm con người ta nghẹt thở. Từng cảnh vật, con đường, ngôi nhà, chén trà vẫn còn vương những hương thơm, tất cả vẫn còn đó, chỉ là con người đã rời đi. Làm sao người ta đủ dũng cảm để sống trong một khoảng không đầy kỉ niệm như thế. Nhìn đâu cũng thấy đau lòng, nhìn đâu cũng thấy bi thương. Tận cùng của nỗi xót xa, đau đớn, ê chề không phải là sống không có anh bên cạnh mà chính là cô phải sống dưới một thân phận khác_thân phận của một người đi làm điếm. “Em đi làm điếm rồi thì em không còn câu chuyện nào khác” [37, tr.86] . Một câu nói, chỉ một câu nói thôi đã gói gọn trong đó biết bao nỗi ê chề từ cuộc đời của một người phụ nữ. Cánh cửa nhôm giăng tấm vải in hoa chính là ranh giới của sự đứt đoạn. Là lằn ranh của đường cùng. Còn sự lựa chọn nào khác đây, liệu cái chết nó có nhẹ nhàng hơn cái sự sống như thế này? Khi thân thể của con người không thuộc về họ nữa mà trở thành nơi giải tỏa cho những người đàn ông. “Một vụ hiếp dâm trở thành một thỏa thuận” [37, tr.85]. Một sự mua da bán thịt mà trong đó thời gian dường như vô tận, từng phút từng giây đều là sự giày vò thân xác. Thân phận làm điếm ám ảnh Mây trong từng suy nghĩ. Cô cảm thấy bản thân giờ đây đã không còn xứng đáng với tình yêu của anh nữa, một thân thể đã mang nhiều vết nhơ làm sao có thể đối diện với anh đây. Tình yêu của anh luôn tồn tại và phán xét cô như một thứ lương tri. “Ngày anh ấy đi, em là làn nước trong. Bây giờ, em đã nhuốm bùn, bùn đã trở thành nước đục. Em không còn có thể gặp lại anh ấy được nữa. Đời em đã biến thành sự chờ đợi. Bây giờ sự chờ đợi đã qua, em không còn có thể có mặt ở đây nữa” “Dù nói thế
73
nào thì em cũng đã mất đi sự trong trắng.Trong mắt người ngoài em là nước đục” [37, tr.96]. Có lẽ trong sâu thẳm trái tim cô cũng từng có suy nghĩ căm ghét chính bản thân mìn, căm ghét cái thân thể đã bị bao nhiêu người đàn ông không phải người yêu mình chà đi xát lại ấy. Chính điều đó, làm cho cô đau đớn khôn nguôi. Mang trong mình nỗi ám ảnh về thân phận kiếp người, với giọng điệu bẽ bàng, xót xa, Mây đã đưa người đọc chảy trôi theo từng dòng tâm trạng của cô. Hiện thực, quá khứ, cuộc đời đều trải dài trên trang viết nồng nàn, da diết của Đoàn Minh Phượng như thế.