Sự luân phiên của các điểm nhìn hạn tri

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 66 - 67)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Sự luân phiên của các điểm nhìn hạn tri

Trong truyện kể, vấn đề ai kể câu chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên câu chuyện ấy. Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trog đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [6, tr.165]. Dù có khi được định danh khác nhau, song vấn đề về điểm nhìn luôn được các tác giả chú ý khi bàn về kĩ thuật xây dựng truyện, tổ chức truyện kể. Bởi “hiếm có yếu tố nghệ thuật nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây dựng bức tranh thế giới như “điểm nhìn nghệ thuật” (IU. Lotman) [6, tr.166]. Như vậy, điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn của chủ thể trần thuật khi anh ta đảm nhận vai trò kể chuyện. Một trong những các phân chia các kiểu điểm nhìn là dựa vào ngôi kể.

61

Trong sự cách tân thể loại, tiểu thuyết Việt Nam đương đại còn vắng bóng dáng dạng thức kể chuyện một điểm nhìn. Tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI có sự thay đổi đáng kể với nghệ thuật trần thuật nhiều điểm nhìn. “Trong thế giới hậu hiện đại hôm nay, cái liên tục đập vào cảm thức con người không phải là những hình ảnh thực nguyên trạng mà là những simulacra, những hình ảnh đa tầng và đa phương của một thứ hiện thực thậm phồn” [6,tr.170]. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có thể từ nhiều điểm nhìn khác nhau để kể chuyện – điểm nhìn hỗn hợp, chuyển từ hướng ngoại đến hướng nội. Đoàn Minh Phượng xây dựng trong tiểu thuyết của mình sự đa điểm nhìn đó. Với một câu chuyện, được đặt bởi những điểm nhìn khác nhau. Từ điểm nhìn bên trong tới điểm nhìn bên ngoài để làm rõ tính khác quan cho câu chuyện. Qua lời kể của từng nhân vật, câu chuyện về gia đình Michael lại hiện lên một cách khác nhau. Mỗi điểm nhìn chính là mỗi mảng lắp ghép khiến cho câu chuyện trở nên toàn vẹn hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)