5. Bố cục của đề tài
3.2.1. Điểm nhìn bên ngoài
Trong tiểu thuyết Và khi tro bụi, điểm nhìn bên ngoài xuất hiện khi An Mi đi tìm sự thật về gia đình Michael Kemf. Khi đọc được câu chuyện của Michael, An Mi lại chìm đắm trong những dòng độc thoại nội tâm : “Tôi thấy rối bời, không đọc tiếp
được nữa. Tại sao cuốn sổ này rơi vào tay tôi, và tôi lại đọc những trang này đúng vào hôm tôi muốn tìm sự thanh bình của một đám sương mù, lúc tôi muốn phá vỡ cái đường viền quanh tôi, đường viền không ôm ấp gì trong nó ngoài một nỗi cô đơn tuyệt đối” “ Tôi nhớ tôi đã tìm người trực đêm ở khách sạn nơi anh ta đã làm để trả lại câu chuyện của anh ấy. Tôi đến quá muộn, anh không còn ở đó để nhận lại cuốn sổ…Người trực đêm bây giờ đang sống cuộc đời êm đẹp trong một căn nhà quanh năm có hương thơm. Anh từ chối câu chuyện chính anh ta đã kể trong quyển sổ” [36, tr.33]. Từ những điểm nhìn khác nhau, câu chuyện ấy lại diễn biến một cách khác nhau. Đặc biệt, điều đó được thể hiện qua cách nhìn về nhân vật Sophie. Từ điểm nhìn của Michael Kemf, Sophie là người phụ nữ dịu dàng, một chỗ dựa ấm áp, tin cậy về cả tâm hồn và thể xác. Cảm nhận của Michael Kemf thời học sinh : “Cô Sophie quấn tôi trong một cái chăn dầy. Cô cởi giầy tôi ra, gác hai chân lên người cô để xoa. Hai bàn tay cô mềm mại và ấm”. Từ điểm nhìn của người bố, “Sophie là người phụ nữ biết làm ấm một ngôi nhà”. Còn đối với những người hàng xóm của Michael, nguời vợ thì cho rằng “cô ta là một người không tốt” “ một người đàn bà vừa đưa người cha vào viện
62
xong thì quay về đón thằng con về ngủ chung ?”, còn người chồng lại cảm thấy “Sophie là một người tốt. Chỉ có trời mới biết điều đó…Cô ấy có một tấm lòng làm anh cảm phục” [36,tr.56]. Còn từ điểm nhìn của An Mi thì cô Sophie là con người khó hiểu, vừa ấm áp, vừa giá lạnh, vừa chân thật, vừa giả dối. Như vậy, với sự luân chuyển các điểm nhìn đã khiến cho nhân vật không trùng khít với chính nó, câu chuyện trở nên đa chiều hơn.
Nếu Và khi tro bụi sự dịch chuyển của điểm nhìn bên ngoài được xoay quanh các nhân vật thì đến với Đốt cỏ ngày đồng ta cũng nhận ra được điểm nhìn bên ngoài thể hiện câu chuyện về nhân vật Q. Nhân vật Mây đã nương theo đường viền của trí nhớ để trở về với quá khứ của nhân vật Q. Đó là tuổi thơ của một cô gái bị hãm hiếp bởi chính cha đẻ và chứng kiến cái chết của người bạn ở dưới suối. Dòng sông nhuốm máu ngày hôm đó đã trở thành nỗi ám ảnh cô suốt cả cuộc đời. Để rồi, khi Mây nhìn thấy Q _ “một cô gái hai mươi tuổi không bao giờ để dấu vết gì của cuộc đời, của những hạnh phúc và bất hạnh mà nó đã trải qua, lưu lại trên gương mặt và thân thể mình” [37,tr103], cô đã muốn ôm lấy và muốn đền bù tất cả cho Q. Mây thương cho Q, cũng chính là thương cho bản thân mình. Mây ôm lấy bệnh câm của Q, cũng giống như ôm lấy sự bơ vơ của chính mình. Còn từ điểm nhìn của người bảo vệ, “Q bị câm bẩm sinh. Quê nó ở Duy Hà. Duy Hà là một tỉnh ít màu, trời ít mưa, trời nóng. Q là con nhà nghèo, vì sao đó, ba đứa con của cha mẹ Q sinh ra đều bị một cái tật gì đó, và những tật đó không giống nhau. Anh Q có một chân quá ngắn, và em gái Q bị bệnh tim bẩm sinh, nó sống sót nhưng yếu đuối. Nhà chỉ có Q và mẹ có đủ sức khỏe để đi làm. Hai người đi làm cỏ mướn trả công theo ngày, và nuôi cha bị bệnh. Năm Q mười bảy tuổi, cha mất, mẹ gửi Q đi học đan tre” “Mẹ nào, em nào ? Chồng nó đại gia” [37,tr.104]. Những thông tin về Q cứ rời rạc và dường như chẳng có sự liên kết nào. Vậy thì quá khứ nào mới là của Q đây ?. Với mỗi điểm nhìn từ bên ngoài, câu chuyện của Q lại được kể lại một cách khác nhau.
Với điểm nhìn từ bên ngoài, nhân vật luôn đứng ngoài câu chuyện để kể lại câu chuyện. Bởi thế, sự việc trong tác phẩm được hiện lên một cách khách quan hơn.