Giọng hoài nghi, chất vấn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 74 - 75)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2. Giọng hoài nghi, chất vấn

Đoàn Minh Phượng đã đưa vào tác phẩm của mình những mảnh vụn của hiện thực ngổn ngang, ê chề. Và các nhân vật trong tác phẩm ấy đều luôn ám ảnh bởi những điều không biết, không hiểu. Họ luôn khao khát được tìm lại sự thật về bản thân xem mình là ai, từ đâu đến và mục đích nào cho sự tồn tại của chính mình? Những câu hỏi ấy cứ khắc khoải trong tâm trí họ, trở thành một nỗi ám ảnh buộc họ phải đi tìm câu trả lời. Và khi tro bụi là một hành trình tìm kiếm chính mình, chăm chú vào bí ẩn của cái tôi, lật xới vấn đề muôn thuở cái tôi là gì?. An Mi luôn trăn trở, đau đáu bởi những câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi đã sống như thế nào? Quá khứ của tôi là gì?”. Cô muốn tìm một cuốn sổ để “nhờ nó nhờ lại mình là ai. Quyển sổ là chuyến tàu đi ngược về những năm tháng tôi đã xóa đi rồi”. Và rồi khi cố gắng lắm cô cũng chỉ viết được vài dòng lên trang giấy. Cô tự chất vấn bản thân mình: “Tại sao tôi tìm mọi cách để có quyển sổ vào lúc nửa đêm rồi khi có nó rồi, tôi không có gì để viết?” [36,tr.34]. 25 năm cuộc đời, những chuyện xảy ra trong đời cô, cô đã lựa chọn cắt bỏ nó. Để giờ đây, chỉ là một thân thể cùng cái linh hồn trống rỗng. Cô hoài nghi về chính mình “hay là đời tôi viết xuống giấy chỉ được nửa trang giấy. Khi nó còn như bóng ma mông lung bên ngoài cửa, thì tôi tưởng nó có đó. Nhưng khi thật sự nhìn mặt, thì nó không có gương mặt nào” “Biết đâu chuyện đời của hầu hết mọi người đều như vậy. Biết đâu trong đời không có sự thật nào hết ngoài những sự thật được cố ý làm ra” [36, tr.39]. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cô cô đều đặt cho nó một dấu chấm hỏi. Cô cần sự lý giải về những điều đó. Hoài nghi hiện thực, hoài nghi cuộc đời hay là hoài nghi về bản thân mình? Nhưng khi con người ta biết hoài nghi, biết chất vấn nghĩa là họ đã có ý thức để kiếm tìm một điều gì đó có ích hơn.

69

Không chỉ An Mi, mà nhân vật Mây trong Đốt cỏ ngày đồng cũng luôn mang

trong mình những nỗi hoài nghi như thế. Cô luôn hoài nghi về hạnh phúc, tình yêu và cả sự có mặt của người yêu cô trong cuộc đời này. Những lời chất vấn mang tính bản thể luôn dằn vặt trong tâm trí cô. “Tôi là ai, tôi làm gì ở đoạn đường này? Tôi đi tìm một thứ gì đó, tại sao nó là một cuốn sách rất mơ hồ mà không phải là một thứ thật cụ thể, như gạo có thể nấu thành cơm, nước có thể pha thành trà để uống hay ngay cả một loài lá cây có thể đốt thành khói hút vào người?” [37, tr.27]. Phải chăng, con người ta thường theo đuổi những thứ mơ hồ, những giá trị vô hình nên họ mới trở nên cô đơn lạc lõng đến như vậy. Người yêu cô bị bắt giam trong những tháng ngày bên nhau hạnh phúc nhất. Cô không được đi thăm anh cũng không được nhận một chút thư từ gì của anh bởi cô chưa phải là vợ anh. Con người đến với nhau và ở bên nhau cũng cần một thân phận. Thân phận đó để họ dựa vào và khẳng định rằng họ thuộc về nhau. Khi con người cô đơn, thường gắn liền với nỗi buồn và nước mắt. Khi cô đang hoài nghi rằng anh không có thật, “những chuyện xảy đến với anh và sự chia ly này chỉ nằm trong một cuốn sách của ai đó trao cho tôi”. Và rồi cô tự vấn rằng: “Nỗi buồn vì không có bắt đầu, nó sẽ không có chấm dứt. Nhưng nỗi buồn, quê nhà nó ở đâu?” [37, tr.59]. Cô muốn tìm ra chỗ trú ngụ của nỗi buồn. Nó lơ lửng trong thinh không và rồi đáp xuống trong tâm hồn cô. Có phải nỗi buồn cũng giống như nỗi cô đơn lạc lõng trong lòng cô, đều không có quê nhà. Bởi vậy, nó cứ day dứt ám ảnh mãi khôn nguôi.

Giọng điệu hoài nghi chất vấn không chỉ tạo cho nhân vật một khoảng để chiêm nghiệm về cuộc đời, thân phận của mình mà còn làm cho người đọc cũng tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân. Con người sống trong cuộc đời này đều mang ít nhiều nỗi cô đơn. Họ luôn chất vấn mình để rồi sau đó ý thức về những gì diễn ra trong cuộc đời này và sống có ích hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (khảo sát qua và khi tro bụi và đốt cỏ ngày đồng) (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)