Nội dung của hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Nội dung của hoạt động giáo dục pháp luật

Theo Điều 23, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật: “Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với

từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống”. Theo đó, nội dung GDPL trong chƣơng trình giáo dục THPT nhằm trang bị cho học sinh kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

Tuỳ theo từng khối lớp, từng đối tƣợng khác nhau để xác định nội dung GDPL cho phù hợp. Nội dung GDPL cho học sinh chủ yếu là những tri thức về đạo đức, pháp luật thông qua môn học giáo dục công dân và thông qua xây dựng các chủ đề giáo dục, bao gồm:

Giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức nhƣ: Giáo dục truyền thống dân tộc Việt Nam; sống có kỉ luật; sống có văn hóa; sống yêu thƣơng, sống chủ động, tích cực, sáng tạo; mục đích và lý tƣởng sống,...;

Giáo dục các vấn đề pháp luật thƣờng gặp nhƣ: Giáo dục an toàn giao thông; trách nhiệm của công dân với tài nguyên môi trƣờng; bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em; trách nhiệm của công dân với vấn đề lao động, việc làm,...;

Giáo dục kỹ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn nhƣ: Sống khỏe; sống tự lập; học tập và lao động là niềm vui và trách nhiệm của mỗi cá nhân; kính thầy, mến bạn; gia đình văn hóa; đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc,…;

Giáo dục những hiểu biết ban đầu về chính trị thƣờng gặp: Hiến pháp và bộ máy Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Công dân với chủ quyền quốc gia; Công dân với một số vấn đề toàn cầu, Công dân với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…;

Giáo dục cho học sinh những hiểu biết ban đầu về kinh doanh thƣờng gặp nhƣ: Tiền tệ, tiêu tiền thông minh, kinh tế thị trƣờng, đạo đức kinh doanh,…;

Giáo dục văn hóa pháp luật bao gồm cả định hƣớng tiêu chuẩn, tƣ duy pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật.

Tóm lại, nội dung hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình.

1.3.4. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật

1.3.4.1. Hình thức giáo dục pháp luật

GDPL đƣợc tổ chức theo những hình thức nhất định nhằm hình thành ở ngƣời đƣợc giáo dục ý thức và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là hành vi và thói quen hành động phù hợp với các chuẩn mực đó.

trình hình thành nhân cách con ngƣời. Do vậy, hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT phải đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức khác nhau. Hiệu quả của hoạt động GDPL cho học sinh tùy thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các hình thức giáo dục.

GDPL cho học sinh trong trƣờng THPT có các hình thức cơ bản sau:

GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý…):

Nội dung môn Giáo dục công dân đã chứa đựng các kiến thức pháp luật song tổ chức dạy học sao cho hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài ra, GDPL cho học sinh còn đƣợc tích hợp trong các môn học khác nhƣ Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, … Căn cứ vào những đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực, khi lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trƣờng và thiết kế tiến trình bài học CBQL và GV cần hình dung đƣợc chuỗi hoạt động sẽ diễn ra trong nhà trƣờng và cụ thể ở mỗi khối lớp sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện, trong đó tập trung vào việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập.

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (tiết chào cờ đầu tuần; tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần; hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng):

Hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, đƣợc thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trƣờng; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ. Hoạt động GDNGLL do nhà trƣờng tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lực lƣợng xã hội. Nó đƣợc tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ với hoạt động dạy học trong nhà trƣờng hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này đƣợc thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Việc GDPL học sinh thông qua các hoạt động GDNGLL là con đƣờng quan trọng và cần thiết. Hoạt động GDPL thông qua hoạt động GDNGLL góp phần thực hiện những mục tiêu, những giá trị từ đơn giản đến phức tạp, phát huy tối đa vai trò của cá nhân và tập thể học sinh trong quá trình hoạt động. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp GDPL thông qua hoạt động GDNGLL phải phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, với điều kiện cụ thể của từng trƣờng, từng địa phƣơng.Trong quá trình thực hiện GDPL cho học sinh, có thể vận dụng một cách linh hoạt các nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với đối tƣợng học sinh, với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trƣờng, địa phƣơng. Có nhƣ vậy, hoạt động của học sinh mới

gắn đƣợc với thực tiễn cuộc sống và hoạt động GDPL mới mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.

GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại kh a (sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, nói chuyện, giao lưu,...):

Hoạt động GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa là một trong những hình thức giáo dục pháp luật cơ bản, là sự bổ sung, tiếp nối chƣơng trình giáo dục chính khóa. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, học sinh sẽ đƣợc tiếp thu kiến thức pháp luật một cách dễ dàng, thiết thực, hấp dẫn với nội dung luôn sinh động, hấp dẫn, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh và môi trƣờng giáo dục; với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp, tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút sự tham gia tích cực của nhiều học sinh. Nội dung GDPL trong các trƣờng học thƣờng gắn chặt chẽ giữa GDPL với giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trƣờng, chấp hành luật an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đƣờng, phòng chống HIV/AIDS, pháp luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; gắn chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trƣờng và xã hội để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.

Hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức thông qua các chƣơng trình nhƣ lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động nhƣ sinh hoạt dƣới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội theo chủ đề pháp luật, “tuần sinh hoạt công dân học sinh”; xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyện về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phƣơng, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội; thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật, viết, vẽ theo các chủ đề chấp hành pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm tình huống pháp luật...

GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục, trách nhiệm của nhà trƣờng trong công tác GDPL cho học sinh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nhà trƣờng; làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật. Gắn GDPL với công tác tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật của học sinh; góp phần ổn định môi trƣờng giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

GDPL cho học sinh thông quahoạt động tư vấn pháp luật:

Tƣ vấn pháp luật cho học sinh là việc giải đáp những vấn đề về pháp luật, hƣớng dẫn học sinh xử sự đúng pháp luật, thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Giáo viên có thể phân công một số học sinh (hoặc học sinh tự xung phong) nghiên cứu kĩ một nội dung của bài pháp luật, sau đó các em này sẽ đóng vai các “luật sƣ” để tuyên truyền, phổ biến và tƣ vấn, giải đáp các câu hỏi của các bạn học sinh trong lớp đặt ra về nội dung pháp luật đó. Với hoạt động nhƣ vậy, học sinh sẽ tự tìm hiểu và giúp nhau tìm hiểu nội dung kiến thức pháp luật; các em sẽ đƣợc phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng trình bày,... Hoạt động này cũng có thể sử dụng để củng cố bài cuối tiết học hoặc sau một nội dung, một chủ đề.

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức tìm hiểu việc th c hiện pháp luật ở địa phương:

Khi tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh, có thể tổ chức cho học sinh tiến hành điều tra tìm hiểu việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cộng đồng địa phƣơng. Ví dụ: tìm hiểu việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phƣơng, việc thực hiện Luật giao thông, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật An toàn giao thông, Luật Bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng,... Qua đó, học sinh nhận thức đƣợc những kiến thức pháp luật gần gũi trong đời sống xã hội đặc biệt là nơi các em đang sinh sống và học tập; các em phân biệt đƣợc những hành vi nào là thực hiện đúng pháp luật, những hành vi nào vi phạm pháp luật; có thái độ lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật; có niềm tin pháp luật đúng đắn. Từ đó, giúp học sinh nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các l c lượng xã hội, đặc biệt là gia đình học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những hình thức GDPL cơ bản cho học sinh trong nhà trƣờng là GDPL thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng xã hội, đặc biệt là gia đình học sinh. Đây vừa là một hình thức GDPL, đồng thời cũng là một con đƣờng GDPL, là một phƣơng tiện GDPL để giúp cho hoạt động GDPL đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói rằng, nếu GDPL đƣợc tiến hành thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng xã hội, đặc biệt là gia đình học sinh thì hiệu quả của GDPL sẽ cao và học sinh sẽ có nhận thức, thái độ, hành vi pháp luật phù hợp.

1.3.4.2. Phương pháp giáo dục pháp luật

Phƣơng pháp GDPL cho học sinh là cách thức tác động của nhà giáo dục lên học sinh, nhằm hình thành cho các em những hiểu biết pháp luật, tình cảm, niềm tin

vào pháp luật, để từ đó có những hành vi và thói quen hành động phù hợp với pháp luật. Về cơ bản có ba nhóm phƣơng pháp chính: Phƣơng pháp thuyết phục; phƣơng pháp tổ chức hoạt động; phƣơng pháp kích thích hành vi. Cụ thể là:

Nh m phương pháp thuyết phục: Là các phƣơng pháp thuyết phục về một vấn đề pháp luật, nhằm giúp cho học sinh có khả năng phân tích, đánh giá một hiện tƣợng pháp luật trong xã hội, từ đó hình thành những hiểu biết, tình cảm, niềm tin và hành vi pháp luật cho học sinh, bao gồm:

Phương pháp đàm thoại: Là phƣơng pháp trao đổi ý kiến nhằm giúp học sinh phân tích đánh giá các sự kiện, hành vi, các hiện tƣợng trong đời sống xã hội. Từ đó hình thành thái độ, ý thức chấp hành pháp luật.

Phương pháp tranh luận: Là phƣơng pháp hình thành cho học sinh phán đoán, đánh giá niềm tin dựa trên sự va chạm các ý kiến quan điểm khác nhau nhờ đó nâng cao đƣợc tính khái quát, tính vững vàng, tính mềm dẻo của các tri thức đã thu đƣợc.

Phương pháp nêu gương: Là phƣơng pháp hình thành ý thức chấp hành pháp luật của học sinh dựa vào những hình mẫu, tấm gƣơng cụ thể, sống động.

Nh m phương pháp tổ chức hoạt động: Là các phƣơng pháp đƣa học sinh vào các hoạt động GDPL cụ thể để học sinh trải nghiệm nhằm hình thành nhận thức, tình cảm và đặc biệt là hành vi pháp luật phù hợp, bao gồm:

Phương pháp giao công việc: Là cách thức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng của tập thể, nhờ đó họ thu lƣợm đƣợc những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa ngƣời với ngƣời theo nguyên tắc đạo đức XHCN và tuân thủ pháp luật.

Phương pháp tạo dư luận xã hội: Để tạo dƣ luận xã hội lành mạnh, cần lôi cuốn học sinh tham gia các cuộc thảo luận tập thể về các sự kiện tiêu biểu trong đời sống; hƣớng dẫn các em nhận xét các sự kiện đó đúng hay sai.

Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Tạo tình huống để học sinh lựa chọn một giải pháp nhất định trong số các phƣơng án khác nhau. Khi lựa chọn giải pháp học sinh phải biết phân tích xem xét hành động của mình có đúng và phù hợp hay không.

Nh m phương pháp kích thích hành vi: Là các phƣơng pháp củng cố, tạo động lực cho học sinh trong việc tiếp thu tri thức pháp luật, hình thành niềm tin và hành vi pháp luật phù hợp, bao gồm:

Phương pháp thi đua: Thi đua là kích thích sự nỗ lực, phát huy sáng tạo, đề cao ý thức trách nhiệm, thực hiện sự tƣơng tác, tƣơng trợ tập thể. Do đó thi đua có tác động tích cực giáo dục ý thức pháp luật trong học sinh.

Phương pháp khen thưởng: Khen thƣởng là một trong những phƣơng pháp kích thích sƣ phạm, giúp tạo tâm lý tích cực, nâng cao ý thức pháp luật ở học sinh, làm cho các em cảm thấy tự hào về khả năng của mình để từ đó cố gắng phát huy nó.

Phương pháp trách phạt: Trách phạt biểu thị thái độ không tán thành, thể hiện sự lên án, phủ định của nhà giáo dục, của gia đình, xã hội đối với các hành vi sai trái, giúp cho học sinh tự điều chỉnh bản thân phù hợp với chuẩn mực pháp luật.

Ba nhóm phƣơng pháp GDPL nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nhóm phƣơng pháp có mục đích riêng, ƣu thế riêng. Khi tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh cần có sự kết hợp đồng thời và chặt chẽ cả ba nhóm phƣơng pháp thì mới đem lại chất lƣợng và hiệu quả cao.

1.3.5. Các l c lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật

Lực lƣợng GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT chủ yếu là đội ngũ cán bộ, giáo

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31)