Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 98 - 99)

2 5.1 Đánh giá chung

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, tạo thành hệ thống biện pháp hƣớng đến nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho học sinh.

Mỗi biện pháp quản lý đã đề xuất đều giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống, không có biện pháp nào đƣợc coi là quan trọng cốt lõi tuyệt đối, biện pháp nào là thứ yếu, không quan trọng. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh

Biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho học sinh” có vai trò tiền đề để thực hiện tốt các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động GDPL đề ra,

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho học sinh

Lập kế hoạch GDPL cho học sinh theo chủ điểm giáo dục, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của nhà trƣờng Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng Đảm bảo các điều kiện, huy động các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa công tác GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng sinh

Chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hóa phƣơng pháp, hình thức GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong hoạt động GDPL cho học sinh

bởi nhận thức là cơ sở cho hành động. Đây là biện pháp khởi đầu, giữ vai trò định hƣớng cho hoạt động GDPL, để từ đó các trƣờng “Lập kế hoạch GDPL cho học sinh theo chủ điểm giáo dục, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường”.

Kế hoạch hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT gắn liền với các biện pháp tổ chức thực hiện. Đây là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo nâng cao chất lƣợng hoạt động GDPL cho học sinh. Cụ thể đó là các biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trường”; “Chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương pháp, hình thức GDPL cho học sinh trong nhà trường”; “Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDPL cho học sinh”; “Đảm bảo các điều kiện, huy động các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa công tác GDPL cho học sinh trong nhà trường”.

Biện pháp cuối cùng trong hệ thống là “Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh trong nhà trường”.Đây là biện pháp đảm bảo cho việc triển khai cả hệ thống biện pháp đạt đƣợc hiệu quả mong đợi, đúng với định hƣớng của Nhà nƣớc về tuyên truyền, phổ biến GDPL.

Khi triển khai thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT mà luận văn đề xuất cũng cần căn cứ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng nhà trƣờng trong từng giai đoạn mà xác định biện pháp ƣu tiên.

Tóm lại, các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, điều kiện để tiến hành các biện pháp khác. Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Lãnh đạo các trƣờng phải nghiên cứu đánh giá từng biện pháp trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở tận dụng, khai thác những điểm mạnh, nắm bắt thời cơ và những điều kiện, tình hình thực tế của mỗi nhà trƣờng để tổ chức triển khai thực hiện cả hệ thống biện pháp.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 98 - 99)