8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nội dung khảo sát
Nhận thức của CBQL, GV, NV và học sinh về hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Thực trạng hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát
2.1.3.1. Đối tượng khảo sát
Khảo sát ý kiến của 15 CBQL, 55 GV (kể cả GV là cán bộ Đoàn TN) và 250 học sinh ở 05 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Bảng 2.1. Bảng số liệu đối tượng khảo sát ở các trường THPT
TT Tên trƣờng THPT CBQL GV HS 01 Trần Văn Thời 4 12 50 02 Huỳnh Phi Hùng 3 12 50 03 Võ Thị Hồng 2 12 50 04 Sông Đốc 3 12 50 05 Khánh Hƣng 3 7 50 Tổng 15 55 250 2.1.3.2. Địa bàn khảo sát
Khảo sát tại 05 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau: trƣờng THPT Trần Văn Thời, trƣờng THPT Huỳnh Phi Hùng, trƣờng THPT Võ Thị Hồng, trƣờng THPT Sông Đốc, trƣờng THPT Khánh Hƣng.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi, trƣng cầu ý kiến ở 03 nhóm: CBQL, GV, học sinh của các nhà trƣờng THPT theo phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3 và 4.
Các phƣơng pháp hỗ trợ khác nhƣ: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến của CBQL, GV và học sinh các trƣờng THPT về một số nội dung liên quan đến hoạt động GDPL cho học sinh và nghiên cứu hồ sơ, số liệu thống kê từ cơ quan Công an huyện Trần Văn Thời và các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.
2.1.5. Thời gian tiến hành khảo sát
Từ tháng 15/11/2020 đến tháng 31/12/2020 tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
2.1.6. Xử l kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học. Để đánh giá thực trạng, chúng tôi sử dụng 03 thông số cơ bản tỉ lệ %, thứ bậc và điểm trung bình cộng (X).
Công thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X . n X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số ngƣời tham gia đánh giá.
Cách xử lí số liệu nghiên cứu khảo sát:
Mức độ Mức độ đánh giá Định lƣợng điểm Điểm trung bình cộng các ý kiến khảo sát Mức 1 Tốt Thƣờng xuyên 4 điểm Từ 3,26 đến 4,0 Mức 2 Khá Khá thƣờng xuyên 3 điểm Từ 2,51 đến 3,25 Mức 3 Trung bình Ít khi 2 điểm Từ 1,76 đến 2,50 Mức 4 Yếu Không sử dụng 1 điểm Từ 1,0 đến 1,75
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
2.2.1. Điều kiện t nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Trần Văn Thời đƣợc thành lập từ năm 1951, là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý: phía đông giáp thành phố Cà
Mau, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Phú Tân, phía bắc giáp huyện U Minh, phía đông nam giáp huyện Cái Nƣớc, huyện Phú Tân, phía đông bắc giáp huyện Thới Bình.
Huyện Trần Văn Thời có địa hình đặc trƣng của khu vực đồng bằng, ngập mặn, có một phần nằm trong rừng U Minh, có diện tích tự nhiên 702,72 km², chiếm 13,27% diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau. Huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp và nuôi cá đồng. Huyện có trên 34 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sông Ông Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá.
Huyện Trần Văn Thời đƣợc chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thị trấn: thị trấn Trần Văn Thời (huyện lỵ), thị trấn Sông Đốc (đô thị loại IV) và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hƣng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi.
Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Trần Văn Thời. Thị trấn Sông Đốc hiện là đô thị loại IV nằm ở phía nam của huyện Trần Văn Thời, bên cửa sông Ông Đốc, là một trong những bến cảng tập trung tàu thuyền đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá miệt biển độc đáo. Thị trấn Sông Đốc có hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ, phát triển theo hƣớng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.
Kết cấu hạ tầng của huyện tƣơng đối hoàn chỉnh, toàn huyện có 13/13 đơn vị xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; lộ giao thông nông thôn bằng bê tông cơ bản nối liền với các ấp, khóm trên địa bàn huyện.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời cho thấy có những thuận lợi:
Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, khả năng kết nối giao thông với các huyện trong tỉnh, trong vùng thuận lợi là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào địa bàn huyện. Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản biển. Huyện có điều kiện phát triển thủy hải sản, dịch vụ khai thác dầu khí, du lịch biển đảo, vận tải sông biển.
Đến nay, huyện có hơn 28.900 ha sản xuất lúa 2 vụ (có khoảng 9.900 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn), hơn 2 ngàn ha đất sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, tổng sản lƣợng lúa hàng năm khoảng 300 ngàn tấn.
Về khai thác thuỷ sản, toàn huyện có 2.613 phƣơng tiện (trong đó, tàu có công suất trên 90 CV là 1.393 chiếc, tàu có công suất từ 20 CV đến dƣới 90 CV là 454 chiếc, còn lại dƣới 20 CV). Các phƣơng tiện công suất lớn đáp ứng yêu cầu khai thác
xa bờ và dài ngày trên biển, gắn với bảo vệ ngƣ trƣờng và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tổng sản lƣợng thuỷ sản những năm gần đây khoảng 135 ngàn tấn/năm. Ngoài khai thác, huyện Trần Văn Thời còn có khoảng 14 ngàn ha nuôi cá đồng, khoảng 17 ngàn ha nuôi các loài thuỷ sản nƣớc mặn, lợ.
Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ kinh tế biển và nông nghiệp nông thôn nhƣ chế biến thủy sản, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nƣớc đá, xay xát lƣơng thực, chế biến thức ăn gia súc. Quy hoạch và thu hút các dự án đầu tƣ công nghiệp vào cụm công nghiệp Sông Đốc và một số điểm sản xuất công nghiệp khác.
Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phƣơng có tiềm năng du lịch của tỉnh Cà Mau, là điểm đến hấp dẫn của Miền Nam Tổ Quốc. Huyện có những điểm du lịch cuốn hút du khách nhƣ Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ, Sông Đốc, Đầm Thị Tƣờng, Bãi Khai Long, Đất Mũi... và những làng nghề nhƣ ép chuối khô, nuôi cá đồng, trồng rau màu, làm cá khô,...
Hiện tại, dân số khoảng 193.140 ngƣời, mật độ dân số trung bình 276 ngƣời/km2; gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer và 9,1% ngƣời dân theo các đạo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện đạt 41,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,26%, hộ cận nghèo còn 2,8%; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện hơn 99,9%; tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh 91%; có 6,3 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia BHYT hơn 87%.
Thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, tạo bƣớc đột phá phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tập trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục. Ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Tuy vậy, trong giai đoạn đến năm 2025, Trần Văn Thời đối mặt những thách thức nhƣ sau:
Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hiện tƣợng El Nino gây khô hạn ảnh hƣởng lớn đến tình hình sản xuất nông, ngƣ, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, Nhân dân trong huyện gặp rất nhiều trở ngại về đời sống kinh tế -xã hội.
Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh cũng gặp khó khăn không kém, sau nhiều năm liên tục thất bại do ảnh hƣởng của dịch bệnh, đến nay các hộ dân gần nhƣ không còn vốn để tái đầu tƣ. Các đại lý kinh doanh thức ăn, vật tƣ ngán ngại đầu tƣ do sợ rủi ro, hầu hết các hộ dân đều nợ ngân hàng nên không
thể vay tiếp, điều này ảnh hƣởng khá lớn đến nhu cầu sản xuất.
Trình độ nguồn nhân lực hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo, đang làm nông, ngƣ nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các ngành nghề khác gặp khó khăn.
2.2.2. Tình hình giáo dục-đào tạo
Huyện Trần Văn Thời có hệ thống trƣờng lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trƣờng mầm non, TH và THCS, có 05 trƣờng THPT. Ngành Giáo dục đang tiếp tục sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp: tập trung hoá,cơ bản hóa,kiên cố hóa, ổn định, lâu dài. Quy mô học sinh các cấp học phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của cƣ dân địa phƣơng.
Năm 1997, huyện đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Năm 2008 đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi, phổ cập Giáo dục THCS và năm 2015 đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi. Quy mô trƣờng, lớp tƣơng đối ổn định, các cấp học ngày càng đƣợc đầu tƣ về CSVC, TBDH; đội ngũ GV từng bƣớc đƣợc chuẩn hoá, CBQL cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục; công tác xã hội hoá đƣợc lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực. Gia đoạn 2015 – 2020 đã đầu tƣ số tiền trên 80 tỷ đồng cho 05 điểm trƣờng THPT để xây mới, sửa chữa và đầu tƣ thiết bị dạy học.
Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao: Học sinh hoàn thành chƣơng trình TH là 100%; học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học lớp 6 đạt 100%; tốt nghiệp THCS đạt 98,94%; học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc vào học THPT đạt trên 80%; học sinh tốt nghiệp THPT 99%; tỷ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh hàng năm đều tăng.
CSVC, TBDH đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng chuẩn hóa đến nay có trên 30 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành đƣa vào sử dụng trƣờng THCS chất lƣợng cao tại thị trấn Trần Văn Thời, nhiều trƣờng liên xã hoạt động hiệu quả; cơ bản xóa các phòng học cấp 4. Toàn huyện có 05 trƣờng THPT công lập là THPT Trần Văn Thời, THPT Võ Thị Hồng, THPT Sông Đốc, THPT Huỳnh Phi Hùng và THPT Khánh Hƣng bƣớc đầu đã khẳng định đƣợc chất lƣợng giáo dục với số học sinh tốt nghiệp THPT đủ điểm xét vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề tăng nhanh. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đƣợc các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm chỉ đạo, Nhân dân tích cực hƣởng ứng tham gia.
Qua kết quả đƣợc đề cập ở trên, có thể khẳng định rằng sự nghiệp giáo dục của huyện Trần Văn Thời đã phát triển về nhiều mặt, mang tính ổn định và ngày càng đi vào chiều sâu.
* Khái quát chung về các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau:
Trƣờng THPT Trần Văn Thời nằm ở trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện. Trƣờng đƣợc thành lập trên 40 năm, có cơ sở vật chất khang trang với nhiều trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại. Trƣờng đã đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia tháng 11/2020. Cán bộ, giáo viên nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm và năng lực trong giảng dạy và quản lý học sinh. Trƣờng có nhiều giáo viên đạt Giáo viên giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh; có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trƣờng, cấp tỉnh, cấp quốc gia và chất lƣợng học sinh đại trà rất tốt.
Trƣờng THPT Huỳnh Phi Hùng cũng là trƣờng nằm ở trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện. Ngôi trƣờng mang tên "Anh hùng Lực lƣợng vũ trang Nhân dân" Huỳnh Phi Hùng. Trƣờng đƣợc thành lập trên 20 năm, có cơ sở vật chất tƣơng đối hoàn chỉnh, khang trang với nhiều trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại. Trƣờng có nhiều cán bộ, giáo viên nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm và năng lực trong giảng dạy và quản lý học sinh, chất lƣợng học sinh tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, do cơ chế tuyển sinh nên chất lƣợng học sinh đƣợc tuyển vào đầu cấp (lớp 10) thƣờng thấp hơn so với các trƣờng khác.
Trƣờng THPT Võ Thị Hồng nằm ở phía tây huyện Trần Văn Thời, Ngôi trƣờng mang tên "Anh hùng Lực lƣợng vũ trang Nhân dân" Võ Thị Hồng, là trƣờng THPT vùng nông thôn, thành lập chƣa đƣợc 10 năm, đội ngũ giáo viên hoàn toàn trẻ, thế nhƣng trƣờng THPT Võ Thị Hồng giờ đã là một thƣơng hiệu uy tín, một lựa chọn tin cậy của cả học sinh và phụ huynh huyện Trần Văn Thời. Trƣờng đƣợc đầu tƣ kinh phí xây dựng CSVC, TBDH hƣớng tới đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025. Trƣờng có nhiều cán bộ, giáo viên trẻ, năng động luôn có ý thức cao trong việc chấp hành quy chế chuyên môn và sự phân công của nhà trƣờng. Trƣờng có nhiều giáo viên đạt Giáo viên giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh; nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh.
Trƣờng THPT Sông Đốc nằm ở trung tâm thị trấn Sông Đốc. Trƣờng THPT Sông Đốc đƣợc thành lập vào năm 2002. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, trƣờng THPT Sông Đốc đã phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lƣợng. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng tăng, số lƣợng học sinh ngày càng đông. Nhà trƣờng luôn cố gắng không ngừng để nâng cao chất lƣợng dạy và học. Các họat động phong trào văn hóa- văn nghệ, thể dục-thể thao đều đạt thành tích nổi bật. Với tâm huyết nghề nghiệp, tinh thần vƣợt khó của thầy và trò, nhiều năm liền trƣờng đƣợc Sở GD-ĐT Cà Mau công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến; đƣợc UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xây dựng và phát triển nhà trƣờng.
Trƣờng THPT Khánh Hƣng nằm ở trên địa phận xã Khánh Hƣng cách trung tâm huyện 10 km về phía tây nam. Trƣờng đƣợc thành lập năm 1988, thuộc vùng có điều kiện kinh tế trong khu vực còn khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc Khơmer sinh sống. Trƣờng có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và vƣợt chuẩn. Trƣờng luôn phát huy truyền thống yêu nƣớc, kiên trì, vƣợt khó. Trong qúa trình hoạt động, thầy và trò luôn khắc phục những khó khăn, cố gắng vƣơn lên trong học tập và giảng dạy với tiêu chí: “Chăm ngoan - Khát vọng - Dạy tốt -Học tốt”. Nhiều thầy, cô đƣợc công nhận chiến sĩ thi đua các cấp, đƣợc tặng giấy khen, bằng khen của Chủ tịch UBND