2 5.1 Đánh giá chung
3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao chất
chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường
3.2.7.1. Ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động kiểm tra, đánh giá luôn là một nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Trong công tác quản lý hoạt động GDPL, việc kiểm tra, đánh giá nhằmphát hiện những vấn đề tồn tại, hạn chế trong quá trình chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch GDPL, việc thực hiện nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức GDPL... giúp nhà trƣờng điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn những bất cập và đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá, bình xét thi đua hàng năm đối với đội ngũ CBQL, GV, NV; đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện và bình xét thi đua, khen thƣởng cho học sinh trong nhà trƣờng.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Trƣờng THPT cần thành lập Ban Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL trong nhà trƣờng; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp cho các nội dung GDPL; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL một cách cụ thể, khả thi, đảm bảo đánh giá đƣợc hiệu quả của các biện pháp quản lý cũng nhƣ các biện pháp GDPL cho học sinh, phát hiện đƣợc những mặt tích cực và những thiếu sót về kiến thức pháp luật của học sinh, từ đó có biện pháp để kịp thời điều chỉnh những hạn
chế, yếu kém trong hoạt động GDPL cho học sinh; đồng thời việc đánh giá kết quả hoạt động GDPL của học sinh cũng giúp học sinh tự đánh giá bản thân, hình thành thói quen tự đánh giá về kỹ năng sống, chấp hành pháp luật của mình.
Không chỉ kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL trong nội bộ nhà trƣờng, cần kiểm tra, đánh giá sự phối hợp của các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng nhằm để điều chỉnh kế hoạch phối hợp, phát huy sức mạnh xã hội, thực hiện tốt chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao ý thức, nhận thức pháp luật cho học sinh, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội trong tình hình hiện nay.
3.2.7.3. Cách tiến hành biện pháp
Tổ chức Đảng trong nhà trƣờng tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động GDPL cho học sinh; chỉ đạo việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL trong nhà trƣờng; thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng.
Nhà trƣờng tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GDPL cho học sinh.
Trên cơ sở chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Hiệu trƣờng thành lập Ban Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL, phân công cụ thể về nhiệm vụ, thẩm quyền cho các tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng.
Lãnh đạo nhà trƣờng phối hợp cùng các tổ chuyên môn, GVCN, các đoàn thể trong nhà trƣờng xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chí, kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học và theo kế hoạch hoạt động GDPL; tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng một cách thƣờng xuyên, cụ thể, khách quan và hiệu quả.
Qua kiểm tra, đánh giá, có sự nhắc nhở, kiểm điểm nghiêm túc đối với những tập thể, cá nhân chƣa thực hiện tốt hoạt động GDPL, tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng và phê phán những biểu hiện tiêu cực, những thói hƣ, tật xấu, những biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội tác động vào nhà trƣờng, góp phần tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh; đồng thời nêu gƣơng, biểu dƣơng những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ GDPL đƣợc giao, những học sinh có hành vi tích cực, có ý thức, nhận thức pháp luật đúng đắn, học tốt và rèn luyện tốt.
Nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc việc tổ chức sơ kết, tổng kết để có sự đánh giá toàn diện những mặt đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, từ đó đƣa ra bài học kinh nghiệm, các biện pháp khắc phục để điều chỉnh kế hoạch hoạt động GDPL cho học sinh phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhƣ mục tiêu đã đề ra.