Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sin hở các trƣờng trung học

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sin hở các trƣờng trung học

trung học phổ thông trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2.3.1. Th c trạng th c hiện mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật

Mục tiêu của hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT là cung cấp kiến thức về pháp luật cho học sinh, giúp học sinh nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của các qui định pháp luật; hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, niềm tin và ý thức tôn trọng pháp luật cho học sinh; hình thành cho học sinh thói quen xử sự và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật. Mục tiêu đó đƣợc cụ thể hóa thành hoạt động GDPL cụ thể của các nhà trƣờng trong thời gian qua.

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện mục tiêu GDPL cho học sinh ở các trƣờng, trƣớc hết cần đánh giá về nhận thức của học sinh. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến 250 học sinh ở 05 trƣờng THPT huyện Trần Văn Thời về tầm quan trọng của hoạt động GDPL trong nhà trƣờng. Kết quả có 51/250 (tỉ lệ 20,4%) học sinh cho là rất quan trọng, 152/250 (tỉ lệ 60,8%) học sinh cho là quan trọng, 45/250 (tỉ lệ 18,8%) học sinh cho là không quan trọng. Nhƣ vậy, phần lớn học sinh đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động GDPL. Tuy nhiên, còn một bộ phận học sinh chƣa quan tâm đến công tác này. Qua trao đổi, nhiều CBQL cho rằng kết quả khảo sát đã thể hiện chuyển biến đáng ghi nhận về nhận thức của học sinh so với các đợt khảo sát tƣơng tự đã thực hiện trƣớc đây ở địa phƣơng. Nhận thức của học sinh thể hiện mức độ ảnh hƣởng của hoạt động GDPL đối với suy nghĩ và hành động của họ. Thực trạng nhận thức của học sinh là một dấu hiệu thể hiện kết quả đạt đƣợc trong thực hiện mục tiêu hoạt động GDPL.

Để làm rõ hơn, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh về kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trong thời gian qua. Tổng hợp số liệu có 33 học sinh (tỉ lệ 13,12%) đánh giá là tốt, 95 học sinh (tỉ lệ 38,0%) đánh giá ở mức khá, 88 học sinh (tỉ lệ 35,2%) đánh giá ở mức trung bình và 34 học sinh (tỉ lệ 13,6%) đánh giá là yếu. Kết quả cho thấy việc thực hiện mục tiêu GDPL cho học sinh đã đƣợc các trƣờng THPT quan tâm thực hiện (Tỷ lệ ý kiến đánh giá khá, tốt trên 51,12%). Tuy nhiên, ý kiến đánh giá ở mức độ yếu cũng khá cao (13,6%).

Qua số liệu học sinh vi phạm pháp luật do Công an huyện Trần Văn Thời cung cấp, việc thực hiện mục tiêu GDPL trong các nhà trƣờng trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Những năm gần đây các vụ việc vi phạm pháp luật của học sinh THPT đã giảm nhiều. Hiện tƣợng vi phạm luật giao thông, đánh nhau gây thƣơng tích, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản của công dân và của Nhà nƣớc, nghiện ma túy, tham gia các băng nhóm xã hội đen của thanh, thiếu niên học sinh không còn đƣợc nhắc đến nhiều trong các báo cáo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội của cơ quan Công an địa phƣơng tại các buổi làm việc với các nhà trƣờng.

Tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả việc thực hiện mục tiêu GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện hiện nay, chúng tôi đã dùng bảng hỏi để trƣng cầu ý kiến của 15 CBQL và 55 GV (bao gồm cán bộ Đoàn TN) ở các trƣờng.

Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động GDPL cho học sinh

S TT Mục tiêu GDPL Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Trang bị kiến thức về pháp luật cho học sinh, giúp học sinh nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết hiểu biết và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật

20 36 9 5 3,01 1

2

Hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin, ý thức tôn trọng pháp luật cho học sinh.

15 24 21 10 2,63 2

3

Rèn luyện cho học sinh thói quen hành xử và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật.

Tổng hợp kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy việc thực hiện mục tiêu hoạt động GDPL cho học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Thực hiện mục tiêu “Trang bị kiến thức về pháp luật cho học sinh, giúp học sinh nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết hiểu biết và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,01 điểm

Thực hiện mục tiêu “Hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin, ý thức tôn trọng pháp luật cho học sinh” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình là 2,63 điểm.

Thực hiện mục tiêu “Rèn luyện cho học sinh thói quen hành xử và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật” đƣợc đánh giá ở thứ bậc thấp nhất với điểm trung bình 2,40 điểm.

Đánh giá của CBQL, GV cho thấy, các trƣờng đã thực hiện tƣơng đối tốt mục tiêu GDPL cho học sinh. Song kết quả đánh giá cũng cho thấy việc thực hiện mục tiêu “Rèn luyện cho học sinh thói quen hành xử và thực hiện các hành vi đúng pháp luật, theo pháp luật” còn hạn chế. Trong thời gian tới, đội ngũ CBQL, GV trong các nhà trƣờng cần nỗ lực nhiều hơn để hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT đạt đƣợc hiệu quả cao theo các mục tiêu xác định; CBQL, GV cần dành thời gian nghiên cứu để nắm bắt, phát huy những tiến bộ trong khoa học GDPT và điều chỉnh những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu hoạt động GDPL cho học sinh.

2.3.2. Th c trạng th c hiện nội dung hoạt động giáo dục pháp luật

GDPL trong chƣơng trình giáo dục THPT hƣớng đến trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện cho học sinh ý thức, thói quen tôn trọng và chấp hành pháp luật. Nội dung GDPL cho học sinh chủ yếu là những tri thức về đạo đức, pháp luật, đƣợc trang bị thông qua môn học Giáo dục công dân và thông qua xây dựng các chủ đề giáo dục. Từ đó hình thành, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật.

Để hiểu rõ hơn việc thực hiện nội dung hoạt động GDPL cho học sinh, chúng tôi đã trƣng cầu ý kiến của 15 CBQL và 55 GV (kể cả giáo viên là cán bộ Đoàn TN) ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung GDPL cho học sinh

STT Nội dung GDPL Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức: Giáo dục truyền thống dân tộc, sống có kỉ luật, sống yêu thƣơng, ...

29 23 18 0 3,16 1

2

Giáo dục pháp luật thƣờng thức nhƣ: Luật Giao thông, Luật Bảo vệ môi trƣờng…

26 23 21 0 3,07 2

3

Giáo dục kỹ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn: sống khỏe; sống tự lập; đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc…

21 24 20 5 2,87 3

4

Giáo dục những hiểu biết cơ bản về hệ thống chính trị: Hiến pháp và bộ máy Nhà nƣớc; Công dân với chủ quyền quốc gia, Công dân với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

17 26 17 10 2,71 5

5

Giáo dục những hiểu biết ban đầu về kinh doanh nhƣ: Tiền tệ, tiêu tiền thông minh; kinh tế thị trƣờng; đạo đức kinh doanh…

15 28 17 10 2,69 6

6

Giáo dục văn hóa pháp luật, bao gồm cả định hƣớng tiêu chuẩn, tƣ duy pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật.

21 25 15 9 2,82 4

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.5 cho thấy việc thực hiện nội dung hoạt động GDPL cho học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đƣợc đánh giá nhƣ sau:

thống dân tộc, sống có kỉ luật, sống yêu thƣơng, ...” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,16 điểm.

Thực hiện nội dung “Giáo dục pháp luật thƣờng thức nhƣ: Luật Giao thông, Luật Bảo vệ môi trƣờng…”: Xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình là 3,07 điểm.

Thực hiện nội dung “Giáo dục kỹ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn: sống khỏe; sống tự lập; đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc…”: Xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình là 2,87 điểm.

Thực hiện nội dung “Giáo dục văn hóa pháp luật, bao gồm cả định hƣớng tiêu chuẩn, tƣ duy pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật”: Xếp thứ bậc 4 với điểm trung bình là 2,82 điểm.

Thực hiện nội dung “Giáo dục những hiểu biết cơ bản về hệ thống chính trị: Hiến pháp và bộ máy Nhà nƣớc; Công dân với chủ quyền quốc gia, Công dân với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”: Xếp thứ bậc 5 với điểm trung bình là 2,71 điểm.

Thực hiện nội dung “Giáo dục những hiểu biết ban đầu về kinh doanh nhƣ: Tiền tệ, tiêu tiền thông minh; kinh tế thị trƣờng; đạo đức kinh doanh…”: Xếp thứ bậc thấp nhất với điểm trung bình là 2,69 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy, các nhà trƣờng thực hiện khá tốt các nội dung hoạt động GDPL cho học sinh, các nội dung GDPL cho học sinh THPT rất đa dạng. Tuy nhiên, trong thời gian tới phù hợp với yêu cầu đổi mới GDPT, nội dung GDPL cho học sinh cần đƣợc bổ sung phong phú, sâu sắc hơn, phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, thực tế địa phƣơng và điều kiện của nhà trƣờng.

2.3.3. Th c trạng hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật

2.3.3.1. Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật

Các hình thức GDPL cho học sinh bao gồm: GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác; GDPL cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp; GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa; GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật... Các hình thức GDPL đƣợc các nhà trƣờng cụ thể hóa và triển khai thực hiện qua việc tổ chức GDPL cho học sinh ở mỗi năm học.

Để hiểu rõ thực trạng việc thực hiện các hình thức GDPL cho học sinh chúng tôi đã trƣng cầu ý kiến của 15 CBQL, 55 GV (kể cả GV là cán bộ Đoàn TN) các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh STT Hình thức GDPL Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác.

45 20 5 0 3,57 1

2 GDPL cho học sinh thông qua hoạt

động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. 27 21 18 4 3,01 2 3 GDPL cho học sinh thông qua các

hoạt động ngoại khóa. 24 22 14 10 2,86 3 4 GDPL cho học sinh thông qua hoạt

động tƣ vấn pháp luật. 16 20 13 21 2,44 4 5

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức tìm hiểu việc thực hiện pháp luật ở địa phƣơng.

14 17 19 20 2,34 5

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy việc sử dụng hình thức GDPL cho học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,57 điểm.

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình là 3,01 điểm.

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình là 2,86 điểm.

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật

đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 4 với điểm trung bình là 2,44 điểm.

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức tìm hiểu việc thực hiện pháp luật ở địa phƣơng” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc thấp nhất với điểm trung bình là 2,34 điểm.

Để đánh giá sâu sát hơn thực trạng sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh, chúng tôi đồng thời đã khảo sát ý kiến học sinh. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về thực trạng sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh S TT Hình thức GDPL Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Ít khi Không sử dụng 1

GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác.

72 146 32 0 3,16 1

2

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.

51 135 64 0 2,95 2

3 GDPL cho học sinh thông qua

các hoạt động ngoại khóa. 46 104 91 9 2,75 3 4 GDPL cho học sinh thông qua

hoạt động tƣ vấn pháp luật 15 73 135 27 2,30 4 5

GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu việc thực hiện pháp luật ở địa phƣơng

13 59 129 49 2,14 5

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.7 cho thấy mức độ sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,16 điểm.

Sử dụng hình thức GDPL cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình là 2,95 điểm.

Sử dụng hình thức GDPL cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình là 2,75 điểm.

Sử dụng hình thức GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật

đƣợc đánh giá xếp thứ bậc 4 với điểm trung bình là 2,30 điểm.

Sử dụng hình thức “GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức tìm hiểu việc thực hiện pháp luật ở địa phƣơng” đƣợc đánh giá xếp thứ bậc thấp nhất với điểm trung bình là 2,14 điểm.

Nhìn chung, kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV và học sinh cho thấy, các trƣờng THPT đã thực hiện khá tốt các hình thức GDPL cho học sinh: thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và tích hợp qua các môn học khác; thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa…

Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và học sinh cho thấy, hình thức “GDPL cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu việc thực hiện pháp luật ở địa phƣơng” còn hạn chế về chất lƣợng và chƣa thƣờng xuyên.

Qua trao đổi trực tiếp với CBQL các trƣờng, nhiều ý kiến cho rằng để nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh, trong thời gian tới cần chú trọng nhiều hơn đến việc tích hợp GDPL thông qua các môn học, sử dụng thƣờng xuyên hơn và phối hợp tốt hơn các hình thức GDPL cho học sinh, đồng thời đầu tƣ nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, làm cho công tác GDPL trở nên gần gũi hơn với lứa tuổi học sinh THPT và thực tế tình hình địa phƣơng.

2.3.3.2. Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật

Phƣơng pháp GDPL cho học sinh là cách thức tác động của nhà giáo dục lên học sinh, nhằm hình thành cho các em những hiểu biết pháp luật, tình cảm, niềm tin vào pháp luật, để từ đó có những hành vi và thói quen hành vi phù hợp với pháp luật.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)