Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Các yếu tố chủ quan

Quản lý hoạt động GDPL cho học THPT chịu ảnh hƣởng rất nhiều của các yếu tố chủ quan thuộc về cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trƣờng. Các yếu tố đó bao gồm:

Trình độ và kinh nghiệm quản lý hoạt động GDPL của nhà quản lý trong nhà trƣờng là yếu tố quyết định trực tiếp hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDPL cho học sinh. Nếu nhà quản lý trong nhà trƣờng có trình độ và kinh nghiệm quản lý tốt sẽ có nhiều biện pháp hiệu quả nâng cao chất lƣợng hoạt động GDPL cho học sinh.

Nhận thức và ý thức của giáo viên với việc thực hiện hoạt động GDPL có vai trò quyết định đối với hoạt động GDPL cho học sinh. Bản thân ngƣời giáo viên là ngƣời trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục, chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động GDPL cho học sinh trong nhà trƣờng. Nếu nhƣ ngƣời giáo viên có ý thức trách nhiệm cao và nhận thức đúng, sâu sắc về hoạt động GDPL thì hiệu quả của hoạt động GDPL luật sẽ đƣợc duy trì và nâng cao.

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trƣờng có vai trò rất quan trọng vì đây là tổ chức quần chúng của thanh niên, gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động của học sinh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị trong nhà trƣờng vừa đóng vai trò là chủ thể quản lý hoạt động GDPL, nhƣng đồng thời cũng là lực lƣợng phối hợp trong hoạt động GDPL cho học sinh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

GDPL giúp học sinh hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. GDPL nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, giúp học sinh nắm vững và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tƣợng vi phạm pháp luật nói chung và nội quy, quy định của nhà trƣờng nói riêng, đồng thời giúp học sinh tự ý thức về mình một cách đúng dắn, có thể tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử pháp luật của mình đối với tập thể, xã hội.

Để nâng cao hiệu quả GDPL cho học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDPL trong nhà trƣờng. Quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT là sự tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng, Ban Giám hiệu) một cách có chủ đích, có căn cứ khoa học, có kế hoạch, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan đến khách thể quản lý (các lực lƣợng GDPL, học sinh) và các điều

kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra với chất lƣợng, hiệu quả cao nhất.

Quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT bao gồm quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp GDPL, các lực lƣợng tham gia hoạt động GDPL, quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động GDPL, quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL. Qua đó, làm cho hoạt động GDPL đạt hiệu quả cao. GDPL phải đáp ứng yêu cầu cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về pháp luật, xây dựng, hình thành ở học sinh lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của ngƣời công dân.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT đòi hỏi ngƣời quản lý phải nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp GDPL, đồng thời có các biện pháp quản lý hoạt động này phù hợp với tâm lí lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh thực tế của học sinh và thực tiễn kinh tế, xã hội ở địa phƣơng.

Những vấn đề lý luận ở Chƣơng 1 là cơ sở để tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau và đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPL phù hợp với điều kiện ở các trƣờng THPT trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nhận thức của CBQL, GV, NV và học sinh về hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Thực trạng hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng khảo sát

Khảo sát ý kiến của 15 CBQL, 55 GV (kể cả GV là cán bộ Đoàn TN) và 250 học sinh ở 05 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Bảng 2.1. Bảng số liệu đối tượng khảo sát ở các trường THPT

TT Tên trƣờng THPT CBQL GV HS 01 Trần Văn Thời 4 12 50 02 Huỳnh Phi Hùng 3 12 50 03 Võ Thị Hồng 2 12 50 04 Sông Đốc 3 12 50 05 Khánh Hƣng 3 7 50 Tổng 15 55 250 2.1.3.2. Địa bàn khảo sát

Khảo sát tại 05 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau: trƣờng THPT Trần Văn Thời, trƣờng THPT Huỳnh Phi Hùng, trƣờng THPT Võ Thị Hồng, trƣờng THPT Sông Đốc, trƣờng THPT Khánh Hƣng.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phiếu hỏi, trƣng cầu ý kiến ở 03 nhóm: CBQL, GV, học sinh của các nhà trƣờng THPT theo phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3 và 4.

Các phƣơng pháp hỗ trợ khác nhƣ: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến của CBQL, GV và học sinh các trƣờng THPT về một số nội dung liên quan đến hoạt động GDPL cho học sinh và nghiên cứu hồ sơ, số liệu thống kê từ cơ quan Công an huyện Trần Văn Thời và các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

2.1.5. Thời gian tiến hành khảo sát

Từ tháng 15/11/2020 đến tháng 31/12/2020 tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Xử l kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học. Để đánh giá thực trạng, chúng tôi sử dụng 03 thông số cơ bản tỉ lệ %, thứ bậc và điểm trung bình cộng (X).

Công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X . n   X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số ngƣời tham gia đánh giá.

Cách xử lí số liệu nghiên cứu khảo sát:

Mức độ Mức độ đánh giá Định lƣợng điểm Điểm trung bình cộng các ý kiến khảo sát Mức 1 Tốt Thƣờng xuyên 4 điểm Từ 3,26 đến 4,0 Mức 2 Khá Khá thƣờng xuyên 3 điểm Từ 2,51 đến 3,25 Mức 3 Trung bình Ít khi 2 điểm Từ 1,76 đến 2,50 Mức 4 Yếu Không sử dụng 1 điểm Từ 1,0 đến 1,75

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Điều kiện t nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Trần Văn Thời đƣợc thành lập từ năm 1951, là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý: phía đông giáp thành phố Cà

Mau, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Phú Tân, phía bắc giáp huyện U Minh, phía đông nam giáp huyện Cái Nƣớc, huyện Phú Tân, phía đông bắc giáp huyện Thới Bình.

Huyện Trần Văn Thời có địa hình đặc trƣng của khu vực đồng bằng, ngập mặn, có một phần nằm trong rừng U Minh, có diện tích tự nhiên 702,72 km², chiếm 13,27% diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau. Huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp và nuôi cá đồng. Huyện có trên 34 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sông Ông Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Huyện Trần Văn Thời đƣợc chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thị trấn: thị trấn Trần Văn Thời (huyện lỵ), thị trấn Sông Đốc (đô thị loại IV) và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hƣng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi.

Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Trần Văn Thời. Thị trấn Sông Đốc hiện là đô thị loại IV nằm ở phía nam của huyện Trần Văn Thời, bên cửa sông Ông Đốc, là một trong những bến cảng tập trung tàu thuyền đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá miệt biển độc đáo. Thị trấn Sông Đốc có hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ, phát triển theo hƣớng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

Kết cấu hạ tầng của huyện tƣơng đối hoàn chỉnh, toàn huyện có 13/13 đơn vị xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; lộ giao thông nông thôn bằng bê tông cơ bản nối liền với các ấp, khóm trên địa bàn huyện.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời cho thấy có những thuận lợi:

Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, khả năng kết nối giao thông với các huyện trong tỉnh, trong vùng thuận lợi là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào địa bàn huyện. Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản biển. Huyện có điều kiện phát triển thủy hải sản, dịch vụ khai thác dầu khí, du lịch biển đảo, vận tải sông biển.

Đến nay, huyện có hơn 28.900 ha sản xuất lúa 2 vụ (có khoảng 9.900 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn), hơn 2 ngàn ha đất sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, tổng sản lƣợng lúa hàng năm khoảng 300 ngàn tấn.

Về khai thác thuỷ sản, toàn huyện có 2.613 phƣơng tiện (trong đó, tàu có công suất trên 90 CV là 1.393 chiếc, tàu có công suất từ 20 CV đến dƣới 90 CV là 454 chiếc, còn lại dƣới 20 CV). Các phƣơng tiện công suất lớn đáp ứng yêu cầu khai thác

xa bờ và dài ngày trên biển, gắn với bảo vệ ngƣ trƣờng và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tổng sản lƣợng thuỷ sản những năm gần đây khoảng 135 ngàn tấn/năm. Ngoài khai thác, huyện Trần Văn Thời còn có khoảng 14 ngàn ha nuôi cá đồng, khoảng 17 ngàn ha nuôi các loài thuỷ sản nƣớc mặn, lợ.

Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ kinh tế biển và nông nghiệp nông thôn nhƣ chế biến thủy sản, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nƣớc đá, xay xát lƣơng thực, chế biến thức ăn gia súc. Quy hoạch và thu hút các dự án đầu tƣ công nghiệp vào cụm công nghiệp Sông Đốc và một số điểm sản xuất công nghiệp khác.

Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phƣơng có tiềm năng du lịch của tỉnh Cà Mau, là điểm đến hấp dẫn của Miền Nam Tổ Quốc. Huyện có những điểm du lịch cuốn hút du khách nhƣ Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ, Sông Đốc, Đầm Thị Tƣờng, Bãi Khai Long, Đất Mũi... và những làng nghề nhƣ ép chuối khô, nuôi cá đồng, trồng rau màu, làm cá khô,...

Hiện tại, dân số khoảng 193.140 ngƣời, mật độ dân số trung bình 276 ngƣời/km2; gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer và 9,1% ngƣời dân theo các đạo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện đạt 41,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,26%, hộ cận nghèo còn 2,8%; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện hơn 99,9%; tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh 91%; có 6,3 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia BHYT hơn 87%.

Thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, tạo bƣớc đột phá phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tập trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục. Ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tuy vậy, trong giai đoạn đến năm 2025, Trần Văn Thời đối mặt những thách thức nhƣ sau:

Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hiện tƣợng El Nino gây khô hạn ảnh hƣởng lớn đến tình hình sản xuất nông, ngƣ, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, Nhân dân trong huyện gặp rất nhiều trở ngại về đời sống kinh tế -xã hội.

Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh cũng gặp khó khăn không kém, sau nhiều năm liên tục thất bại do ảnh hƣởng của dịch bệnh, đến nay các hộ dân gần nhƣ không còn vốn để tái đầu tƣ. Các đại lý kinh doanh thức ăn, vật tƣ ngán ngại đầu tƣ do sợ rủi ro, hầu hết các hộ dân đều nợ ngân hàng nên không

thể vay tiếp, điều này ảnh hƣởng khá lớn đến nhu cầu sản xuất.

Trình độ nguồn nhân lực hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo, đang làm nông, ngƣ nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các ngành nghề khác gặp khó khăn.

2.2.2. Tình hình giáo dục-đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Trần Văn Thời có hệ thống trƣờng lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trƣờng mầm non, TH và THCS, có 05 trƣờng THPT. Ngành Giáo dục đang tiếp tục sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp: tập trung hoá,cơ bản hóa,kiên cố hóa, ổn định, lâu dài. Quy mô học sinh các cấp học phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của cƣ dân địa phƣơng.

Năm 1997, huyện đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Năm 2008 đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi, phổ cập Giáo dục THCS và năm 2015 đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi. Quy mô trƣờng, lớp tƣơng đối ổn định, các cấp học ngày càng đƣợc đầu tƣ về CSVC, TBDH; đội ngũ GV từng bƣớc đƣợc chuẩn hoá, CBQL cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục; công tác xã hội hoá đƣợc lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực. Gia đoạn 2015 – 2020 đã đầu tƣ số tiền trên 80 tỷ đồng cho 05 điểm trƣờng THPT để xây mới, sửa chữa và đầu tƣ thiết bị dạy học.

Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao: Học sinh hoàn thành chƣơng trình TH là 100%; học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học lớp 6 đạt 100%; tốt nghiệp THCS đạt 98,94%; học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc vào học THPT đạt trên 80%; học sinh tốt nghiệp THPT 99%; tỷ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 45)