Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 91)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, các chức năng quản lý và những mặt mạnh sẵn có của Trường. Cả năm nhóm biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau đòi hỏi trong quá trình thực hiện cần phải nắm được một số yêu cầu chung như sau:

- Mỗi một biện pháp được xây dựng đều mang một nội dung riêng và bản thân nó không thể giải quyết trọn vẹn được vấn đề đặt ra vì vậy cần đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai các biện pháp.

- Các biện pháp trên chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi nhà quản lý biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để quản lý tốt nhất các quy trình về đầu tư, trang bị, sử dụng và bảo quản, kiểm kê sao cho CSVC và TBDH phải được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất, công năng và tần suất sử dụng nhiều nhất đảm bảo hoàn thành được mục tiêu giáo dục trong Nhà trường.

- Để có thể triển khai tốt các biện pháp này thì mỗi biện pháp phải được cụ thể hóa bằng những kế hoạch, chiến lược đi kèm với nó là những văn bản, thông tư pháp lý, do đó các văn bản này cũng phải có sự đồng bộ, khoa học và bám sát với thực trạng hiện nay của Trường một mặt để có kế hoạch điều chỉnh, mặt khác là để công tác quản lý CSVC và TBDH được thực hiện.

3.4. hảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

Để có thêm căn cứ nhằm triển khai thực hiện các biện pháp quản lý CSVC và TBDH vào thực tiễn của Nhà trường hiện nay. Chúng tôi tiến hành khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi với số người lấy ý kiến là 50 người, trong đó có 30 CBQL và 20 GV, NV đang giảng dạy và làm việc tại Trường.

Kết quả khảo sát thu được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:

3.4.1. Về tính cấp thiết:

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp quản lý Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của CSVC-TBDH và quản lý CSVC-TBDH trong nhà trường 32/50 (64%) 10/50 (20%) 08/50 (16%) 0/50 (0%) Biện pháp quản lý việc xây dựng, mua sắm,

trang bị CSVC và TBDH 35/50 (70%) 07/50 (14%) 05/50 (10%) 03/50 (6%) Biện pháp quản lý việc sử dụng CSVC và

TBDH có hiệu quả 22/50 (44%) 13/50 (26%) 11/50 (22%) 40/50 (8%) Biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng

và sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH

37/50 (74%) 08/50 (16%) 05/50 (10%) 0/50 (0%) Biện pháp quản lý việc kiểm tra, kiểm kê, thanh

lý CSVC và TBDH 25/50 (50%) 12/50 (24%) 08/50 (16%) 05/50 (10%)

3.4.2. Về tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp quản lý Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của CSVC-TBDH và quản lý CSVC-TBDH trong nhà trường 27/50 (54%) 18/50 (36%) 05/50 (10%) 0/50 (0%) Biện pháp quản lý việc xây dựng, mua sắm,

trang bị CSVC và TBDH 29/50 (58%) 11/50 (22%) 07/50 (14%) 03/50 (6%) Biện pháp quản lý việc sử dụng CSVC và

TBDH có hiệu quả 33/50 (66%) 10/50 (20%) 04/50 (8%) 03/50 (6%) Biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng

và sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH

39/50 (78%) 10/50 (20%) 1/50 (2%) 0/50 (%) Biện pháp quản lý việc kiểm tra, kiểm kê, thanh lí

CSVC và TBDH 25/50 (50%) 11/50 (22%) 05/50 (10%) 09/50 (18%) Từ kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất cho thấy: cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên tham gia khảo sát có quan điểm thống nhất cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau mà tác giả đề xuất.

Kết quả phản ánh cho thấy trong giai đoạn hiện nay công tác quản lý CSVC và TBDH ở Trường cần thiết phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng TBDH của đội ngũ cán bộ chuyên trách và giảng viên, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách quản lý cơ sở vật chất và TBDH.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như phân tích có hệ thống, toàn diện các văn bản, quy định, quy chế của Nhà nước, của ngành và của Trường, đồng thời nghiên cứu thực trạng về CSVC và TBDH ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho phép tác giả đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, bao gồm:

Nâng cao nhận thức về vai trò của CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH trong Nhà trường; Quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH;

Quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả; Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH; Quản lý việc kiểm tra, thanh lý CSVC và TBDH. Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy rằng các biện pháp đề xuất đều có tính hợp lý và khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của Trường hiện nay. Các biện pháp được đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc kế thừa và phát triển, tính thực tiễn và mang tính hiệu quả cao.

Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các biện pháp sẽ là điều kiện đảm bảo cho Nhà trường phát triển hoàn thành được mục tiêu giáo dục đề ra đó là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có đạo đức đáp ứng nhu cầu phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ HU ẾN NGHỊ 1. ết luận

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Về mặt lý luận

Luận văn đã làm sáng tỏ vị trí và vai trò của CSVC và TBDH là điều kiện quan trọng và không thể thiếu trong quá trình dạy học. Là một bộ phận cấu thành trường học, là một thành tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Cơ sở vật chất và TBDH tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo.

1.2. Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những số liệu đã thu thập và xử lý, luận văn đã đánh giá khá toàn diện thực trạng về CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH của Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

- Từ kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy:

+ Việc trang bị CSVC và TBDH ở trường hiện nay mặc dù đã tăng nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên so với yêu cầu dạy học mới và nhu cầu sử dụng của giảng viên và sinh viên đặc biệt là các phòng thực hành, thí nghiệm vẫn còn thiếu, đồng thời các trang thiết bị chuyên dụng một số ngành vẫn còn ít và chưa đồng bộ.

+ Nhận thức về CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH trong đội ngũ giảng viên đã có sự chuyển biến tích cực. Công tác quản lý CSVC và TBDH đã được lãnh đạo Nhà trường quan tâm, nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả quản lý chưa cao.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng về CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH, luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý CSVC và TBDH của Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH trong Nhà trường.

- Quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH. - Quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả.

- Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH. - Quản lý việc kiểm tra, thanh lý CSVC và TBDH.

- Các biện pháp đề xuất đều phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay, có tính khả thi và được thực hiện một cách đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả trong

hoạt động đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

- Để việc quản lý CSVC và TBDH trong trường đạt hiệu quả cao đòi hỏi sự quyết tâm đổi mới và sự vào cuộc của tất cả mọi bộ máy trong Nhà trường, nhà quản lý không chỉ nắm vững lý luận về quản lý mà cần phải biết phối hợp linh động và sáng tạo trong điều hành và quản lý. CSVC và TBDH có vai trò quan trọng nhưng nhân tố con người mới là cốt lõi của việc điều hành và quản lý.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tác giả luận văn đã hoàn thành nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu và đã đạt được mục đích nghiên cứu đề ra.

2. huyến nghị

2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau

- Tiếp tục tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước dành cho Nhà trường để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư tại Cơ sở 2, Phường Tân Xuyên, Thành phố Cà Mau. Có như vậy, Trường mới đủ phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu đào tạo và tốc độ phát triển của xã hội, của nhà trường.

- Tăng kinh phí đầu tư cho công tác mua sắm, trang bị, sửa chữa TBDH để Nhà trường có thể trang bị đầy đủ hơn, hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, theo kịp sự phát triển của các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

- Ban hành các quy định, các tiêu chuẩn một cách cụ thể về những yêu cầu CSVC, trang thiết bị đối với trường Cao đẳng.

2.2. Đối với Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

- Có chế độ đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, học hỏi có thể ở trong hoặc ngoài nước cho cán bộ, nhân viên, phụ trách CSVC và TBDH để có thể hoàn thành công việc, đem lại kết quả tốt hơn trong công tác QL CSVC và TBDH.

- Tổ chức đào tạo sinh viên theo hướng tăng cường kỹ năng phát triển thực hành, thí nghiệm; làm quen và sử dụng được tất cả các loại trang thiết bị hiện đại thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo để SV có thể áp dụng khi ra làm việc thực tế.

- Chỉ đạo, phối hợp với Đoàn thanh niên trong Trường phổ biến nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng trong việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả TBDH, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo quản, giữ gìn và bảo vệ CSVC và TBDH.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, đầu tư xây dựng CSVC và TBDH phải dựa trên nhu cầu thực tế của các Phòng ban, các Khoa, Bộ môn, Trung tâm và phải có định hướng, có tầm nhìn phù hợp với sự phát triển đào tạo, nghiên cứu đa ngành, nghề của Nhà trường trong tương lai./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Hồ Sĩ Anh (2020), “Năm thay đổi cho Giáo dục Việt Nam”, Theo thanhnien.vn [2] Trần Văn Ân (2000), “Thực trạng Cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện nay và vấn

đề nâng cao chất lượng giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 4.

[3] Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

[4] Báo cáo quốc gia về đảm bảo chất lượng trong Giáo dục Cao đẳng, Đại học (1998), Bang Kok, Thái Lan.

[5] Bộ Giáo duc - Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nxb Giáo dục.

[6] Bộ Giáo duc - Đào tạo (2008), Dự thảo lần thứ bảy về Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020, Hà Nội.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số: 4381/BGDĐT - CSVCTBTH ngày 6/7/2011 về việc lập kế hoạch cơ sở vật chất và thiết bị trường học năm 2012.

[8] Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

[9] Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Cao đẳng và Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

[10] Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

[11] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.

[12] Đặng Quốc Bảo (1999), Cơ sở pháp lý của công tác quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Hà Nội II - Trường cán bộ Quản lý Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.

[13] Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý vật chất sư phạm, quản lý tài chính trong quá trình giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.

[14] Phan Quốc Bảo (2001), Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố. Hồ Chí Minh.

[15] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16] Các Mác, Phriđơrich Ăngghen, Toàn tập, tập 23 (1993), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17] Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

[18] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý,

Hà Nội.

[19] Đảng CSVN (1996), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần 2 - Khóa VIII.

[20] Đảng CSVN (2001), Văn iện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21] Đảng CSVN (2006), Văn iện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về giáo dục và đào tạo.

[22] Trần Quốc Đắc (1999), Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường phổ thông.

[23] Fredrick Winslow Taylor (1911), Những nguyên tắc hoa học của quản lý.

[24] Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[25] Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục và hoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội

[26] Nguyễn Vũ Bích Hiền - Nguyễn Văn Anh, Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

[27] Ngô Văn Hòa (2011), Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở trường học, Phòng Giáo Dục – Đào Tạo huyện Ea H’leo, Đắk Lắk.

[28] ILO-International Labor Organization (2016), Asean Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity. Evaluation rating criteria for the VTE Institution. ADB/ILO - Bang Kok 2016.

[29] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vẩn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[31] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1996), Đại cương về khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[32] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Sỹ Thư ( 2013), Quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[33] Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng và các Quy định hiện hành của Nhà nước.

[34] Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chiến lược, ế hoạch trong các trường Đại học và Cao đẳng, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[35] Bùi Việt Phú, Trần Xuân Bách, Lê Quang Sơn (2019), Công tác quản lý của Tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học (Giáo trình sau Đại học), NXB Thông tin và Truyền thông.

[36] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà nội.

[37] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/QH-10.

[38] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[39] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục sửa

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)