8. Cấu trúc của đề cương luận văn
2.3.5. Thực trạng về thiết bị dạy học
a) Về số lượng, chủng loại
Thiết bị dạy học là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau luôn chú ý đầu tư đầy đủ về trang thiết bị dạy học.
Tất cả thiết bị dạy học và điều kiện giảng dạy của trường đảm bảo, tương đối cập nhật và đáp ứng các yêu cầu của việc dạy và học. Sinh viên và giảng viên có quyền sử dụng các giảng đường của trường. Mỗi giảng đường được trang bị hệ thống âm thanh bao gồm loa treo tường, micro di động cầm tay, màn chiếu, máy chiếu hoặc TV 60 Inch gắn cố định. Giảng đường và trang thiết bị đều được bộ phận chuyên trách của Tổ kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng, trùng tu, sửa chữa và thay mới định kỳ. Hiện tại trường có 1 Hội trường lớn với sức chứa 400 chỗ ngồi và được trang bị hệ thống âm thanh, mạng Internet không dây, máy chiếu, màn chiếu, điều hòa nhiệt độ có thể phục vụ cho các hoạt động văn nghệ, các hội thảo lớn tại trường, ngoài ra còn có 2 Hội trường nhỏ với sức chứa tối đa khoảng 200 người và cũng được trang bị âm thanh, máy chiếu, micro không dây cầm tay, màn chiếu, có hệ thống điều hòa nhiệt độ thích hợp.
Trường hiện có 6 phòng máy tính và tất cả các máy đều được cài đặt các phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ở các Khoa, có 01 phòng máy tính phục vụ cho học E-learning tại trường với số lượng 31 máy, 02 phòng máy tính với số lượng 60 máy phục vụ cho thi trắc nghiệm khách quan trên máy. Kết quả thống kê máy móc, TBDH được thể hiện qua bảng 2.9:
Bảng 2.9. Bảng thống kê số lượng máy móc, thiết bị phục vụ dạy học
TT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƢỢNG
1 Máy vi tính 186
2 Máy chiếu 17
3 Ti vi 17
4 Thiết bị âm thanh 35
5 Máy điều hòa 63
6 Đầu máy đĩa DVD 3
7 Đầu máy đĩa CD 5
8 Thiết bị mạng truyền thông 18
Trong những năm qua lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy thực hành của tất cả các chuyên ngành Sư phạm, Nuôi trồng thủy sản và các ngành khác trong trường. Tất cả các
phòng thực hành, thí nghiệm tại các Khoa, Bộ môn đều được đầu tư các trang thiết bị hiện đại có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên nhà trường. Hiện nay, trường có 04 Khoa, Bộ môn trực thuộc, 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Hợp tác Doanh nghiệp, 01 Trung tâm Liên kết – Đào tạo, kết quả thống kê số lượng máy móc, thiết bị phục vụ cho phòng thí nghiệm, thực hành được thể hiện qua bảng 2.10.
Bảng 2.10. Bảng thống kê số lượng máy móc, trang thiết bị phục vụ cho phòng thí nghiệm, thực hành Khoa Thủy sản – Nông nghiệp và Khoa Sư phạm của Trường
TT TÊN TÀI SẢN SỐ LƢỢNG GHI CHÚ
1 Kính hiển vi 06
2 Kính lúp 02
3 Máy quang phổ 01
4 Máy kiểm tra độ phèn 01
5 Máy đo pH 01
6 Máy đo độ mặn cầm tay 01
7 Máy chưng cất nước 01
8 Cân kỹ thuật 2 số lẻ 02
9 Cân phân tích 4 số lẻ 02
10 Bộ máy công phá mẫu 01
11 Nồi Autolave 01
12 Bộ máy đo pH để bàn 01
13 Bếp phuấy từ 02
14 Từ sấy đối lưu tự nhiên 01
15 Tủ mát Sanaky 01
16 Tủ hút khí độc 01
17 Tủ đựng hóa chất có quạt 01 18 Tủ đựng dụng cụ thủy tinh 01 19 Giá phơi dụng cụ thủy tinh 02
20 Buồng đếm (nhựa) 10
21 Buồng đếm (thủy tinh) 02
22 Lưới phiêu sinh 20-30 03
23 Lưới phiêu sinh 60-100 03
24 Sàn đáy 02
25 Kính lúp cầm tay 06
TT TÊN TÀI SẢN SỐ LƢỢNG GHI CHÚ 27 Thước cặp cơ 02 28 Bộ tiểu phẩu 06 29 Cân đồng hồ 02 30 Themoscientific 06 31 Đĩa đo độ cục 02 32 Bình hút ẩm 02 33 Chai nút mài trắng 100
34 Chai nút mài nâu 100
35 Ống nghiệm chịu nhiệt 300
36 Bình định mức 12
37 Ống đong thủy tinh 04
38 Bình tam giác chịu nhiệt 45 39 Cốc thủy tinh chịu nhiệt 50
40 Đũa thủy tinh 50
41 Hộp đựng đầu col 06
42 Giá nhựa, inox 10
43 Cá từ 06 44 Đầu col 03 45 Cốc xứ chịu nhiệt 20 46 Bình đựng nước cất 10 47 Bàn gỗ đá hoa cương 30 48 Tủ lạnh 01 49 Đàn Piano 01 (cây) 50 Đàn Organ 39 (cây)
Để đánh giá khách quan về việc trang bị TBDH của trường; tác giả đã thống kê ý kiến của 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên của Trường qua phiếu điều tra và đã nhận được kết quả ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về việc trang bị TBDH của nhà trường
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)
Đầy đủ 12 7,5
Tạm đủ 92 57,5
Thiếu 55 34,4
Căn cứ theo số liệu khảo sát ở trên có thể thấy rằng hiện tại số lượng TBDH được trang bị là tương đối đủ, nhưng vẫn còn một số bộ môn chưa đáp ứng đủ trang thiết bị cho nhu cầu học tập và nghiên cứu với số phiếu khảo sát chiếm tới 34,4%, đây có thể là những Khoa, Bộ môn mới thành lập nên việc đầu tư thiết bị còn hạn chế do đó trong thời gian tới Nhà trường cần quan tâm đầu tư trang bị.
Mặc khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên tra cứu trên mạng tìm kiếm tài liệu phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học tại trường, hiện tại trong những năm qua nhà trường đã đầu tư trang bị một hệ thống mạng Internet cáp quang với dãi phân tần rộng, tốc độ truy cập tốt. Để có thể đánh giá khách quan về hệ thống mạng Wifi của trường; tác giả đã thống kê ý kiến của 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên của Trường qua phiếu điều tra và thu được kết quả tại bảng 2.12:
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá về hệ thống Wifi ở Trường
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)
Tốt 3 1,9
Khá 21 13,1
Không ổn định 64 40,0
Yếu 72 45,0
Với kết quả đã khảo sát như trên thì hiện nay hệ thống Wifi của Trường được đánh giá ở mức độ không tốt, hoạt động không ổn định và yếu chiếm tỷ lệ số phiếu là 85,0%. Vì vậy, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của trường cần có giải pháp cải tạo hệ thống Internet không dây cho toàn trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của giảng viên, sinh viên trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay.
b)Về chất lượng TBDH
Hoạt động đào tạo trong Trường Cao đẳng Cộng Đồng Cà Mau có hoàn thành được mục tiêu và sứ mệnh Đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa phương thức và nhiều bậc học đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ cho tỉnh Cà Mau, các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa phương thức và nhiều bậc học đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao hay không nó tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng của trang thiết bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm, đây là mục tiêu sống còn của công tác đào tạo. Mặc khác, sinh viên của Trường có trở thành những người cán bộ, chuyên viên giỏi hay không cũng tùy thuộc rất nhiều vào quá trình rèn luyện thực hành tay nghề trước khi tiếp xúc trực tiếp với công việc thực
tế. Vì vậy, trang thiết bị có tốt thì sứ mạng đào tạo nhân lực mới thực sự đạt mục tiêu đề ra.
Để có thể đánh giá thực trạng chất lượng TBDHcủa Nhà trường, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên với các tiêu chí đánh giá là: Tốt, khá, trung bình, yếu.
Câu hỏi được đặt ra để khảo sát lấy ý kiến đánh giá là: “Chất lượng thiết bị dạy học của nhà trường ở mức độ nào?”
Kết quả đánh giá khảo sát về chất lượng thiết bị dạy học được thể hiện qua bảng 2.13:
Bảng 2.13. Đánh giá của CBGV và SV về chất lượng TBDH của Nhà trường
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)
Tốt 11 6,9
Khá 80 50,0
Trung bình 61 38,1
Yếu 8 5,0
Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy được rằng, chất lượng TBDH của Nhà trường hiện nay được đánh giá là tương đối tốt, chiếm 56,9% số phiếu được hỏi đánh giá ở mức độ khá và tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá cho rằng chất lượng TBDH hiện nay tại trường là chưa tốt, với số phiếu đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 38,1%; chất lượng yếu là 5,0%. Như vậy, có thể thấy rằng thiết bị dạy học hiện nay tại trường vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay của Trường, mặt khác ở một số Khoa, Bộ môn được đầu tư máy móc thiết bị giá trị lớn nhưng sử dụng chưa có hiệu quả. Với kết quả trên, lãnh đạo Ban Giám hiệu Nhà trường cần quan tâm đầu tư hơn nữa công tác nâng cao chất lượng TBDH, đặc biệt là nâng cấp trang thiết bị chuyên ngành thực hành, thí nghiệm bằng nhiều hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo tại Trường hiện nay và tương lai.
c) Thực trạng sử dụng, bảo quản TBDH
Trang thiết bị phục vụ dạy học được Nhà trường đầu tư đều là những thiết bị hiện đại và có giá trị lớn, đặc biệt là các trang thiết bị cho ngành thú y và nuôi trồng thủy sản ở phòng thí nghiệm, thực hành và trại thực nghiệm. Vì vậy, việc bố trí sử dụng và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất của thiết bị cũng vô cùng quan trọng.
Để có thể đánh giá khách quan nhất, tần suất sử dụng TBDH của giảng viên các Khoa, Bộ môn trong trường, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung câu
hỏi đặt ra là: “Tần suất sử dụng TBDH của các giảng viên, các khoa ở mức độ nào?” cho 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên với các tiêu chí đánh giá là: rất thường xuyên, thường xuyên, không thường xuyên, không sử dụng.
Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu, được thống kê ở bảng 2.14:
Bảng 2.14. Đánh giá tần suất sử dụng TBDH của các giảng viên
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)
Rất thường xuyên 28 17,5
Thường xuyên 112 70,0
Không thường xuyên 19 11,9
Không sử dụng 1 0,6
Từ kết quả khảo sát cho thấy ở trên có thể thấy rằng tần suất sử dụng thiết bị dạy học của các giảng viên, của các khoa là thường xuyên chiếm tỷ lệ số phiếu được hỏi là 70%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các giảng viên không thường xuyên sử dụng, khi tỷ lệ này chiếm 11,9%. Vì vậy, các cán bộ tại các bộ phận chuyên trách quản lý TBDH và các Khoa, bộ môn có cán bộ quản lý thiết bị cần phải tìm hiểu lý do để việc khai thác và sử dụng TBDH đã được trang bị được tốt hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
Song song với việc khảo sát tần suất sử dụng TBDH, tác giả cũng tiến hành khảo sát để đánh giá mức độ thành thạo các TBDH của các giảng viên như thế nào, với câu hỏi nêu ra là “Mức độ thành thạo của giảng viên trong sử dụng TBDH vào việc giảng dạy” và cũng được khảo sát 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên với các tiêu chí đánh giá là: tốt, khá, trung bình, yếu. Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu, được thống kê ở bảng 2.15:
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thành thạo của giảng viên trong sử dụng TBDH vào việc giảng dạy Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%) Tốt 59 36,8 Khá 75 46,9 Trung bình 24 15,0 Yếu 2 1,3
Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị của giảng viên trong Trường là tốt chiếm 83,7% tổng số phiếu được hỏi đánh giá ở mức tốt và
khá, tuy nhiên, vẫn còn một số giảng viên sử dụng chưa được thành thạo (chiếm 15,0%) các kỹ năng sử dụng, vận hành TBDH, đặc biệt là trang thiết bị cho chuyên ngành thú y và nuôi trồng thủy sản, có thể là do thiết bị mới, hiện đại các giảng viên chưa tiếp cận nhiều trên thực tế, do đó sẽ không phát huy được hết hiệu quả của TBDH. Vì vậy, khi đầu tư mua sắm trang thiết bị mới Nhà trường cần yêu cầu đơn vị cung cấp hướng dẫn sử dụng thiết bị hoặc tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn và phổ biến cho toàn bộ giảng viên và cán bộ phụ trách trang thiết bị này để quản lý, vận hành và sử dụng được.
Tiếp theo tác giả khảo sát hiệu quả sử dụng thiết bị với câu hỏi khảo sát là “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng và phương pháp dạy học” cũng được khảo sát 160 cán bộ quản lý, chuyên viên, phụ trách CSVC và TBDH, giảng viên và sinh viên với các tiêu chí đánh giá là: rất hiệu quả, khá hiệu quả, ít hiệu quả, không hiệu quả. Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu, được thống kê ở bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.16. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng và phương pháp dạy học
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)
Rất hiệu quả 35 21,8
Khá hiệu quả 100 62,5
Ít hiệu quả 22 13,8
Không hiệu quả 03 1,9
Từ kết quả khảo sát ở trên có thể thấy rằng, chất lượng và phương pháp dạy học trong trường được cải thiện tốt hơn rất nhiều khi các giảng viên ở các khoa, bộ môn sử dụng thường xuyên và thành thạo TBDH trong quá trình giảng dạy của mình, với tỷ lệ số phiếu khảo sát chọn mức rất hiệu quả và khá hiệu quả chiếm 84,3%. Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến cho rằng việc sử dụng TBDH chưa mang lại hiệu quả, tỷ lệ số phiếu này chiếm 15,7%.
Từ kết quả trên, BGH Nhà trường cần quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng và ứng dụng TBDH, đặc biệt là tập huấn nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các trang thiết bị chuyên ngành, các mô hình, Bocal trong thực hành chuyên ngành thú y và nuôi trồng thủy sản vào công tác giảng dạy và học tập mang lại hiệu quả tốt hơn, giúp cải thiện, đổi mới phương pháp dạy học. Giảng viên thành thạo trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị sẽ là một điều kiện vô cùng quan trọng giúp cho sinh viên được học tập một cách đúng kỹ thuật hơn, chính xác hơn, tiếp cận với tri
thức hiện đại một cách dễ dàng và thuận lợi.
Ngoài việc sử dụng tốt trang thiết bị phục vụ dạy học ra thì một trong những khâu vô cùng quan trọng nữa giúp cho thiết bị có thể sử dụng được lâu dài và mang lại hiệu quả trong quá trình đào tạo đó chính là khâu bảo quản thiết bị dạy học.
Hiện nay, ở tất cả các Khoa, Bộ môn trong Nhà trường đều có cán bộ, giảng viên được phân công, giao nhiệm vụ quản lý máy móc, thiết bị của tổ, phòng, bộ môn, khoa của mình. Tất cả các trang thiết bị dạy học đơn giản, cũng như các thiết bị hiện đại, đắc tiền đều được cất giữ, bảo quản an toàn, môi trường giảng dạy tại các phòng thực hành, thí nghiệm được vệ sinh thường xuyên sau mỗi buổi thực hành, thiết bị được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí, những thiết bị thực hành nhỏ có số