Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 39)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Đối với các trường cao đẳng trong cả nước nói chung cũng như Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau nói riêng rất cần đầu tư cho CSVC và TBDH vì đây chính là nền tảng ban đầu cho công tác đào tạo rèn luyện kỹ năng thực hành cho các em HSSV Nhưng cũng không vì điều kiện thiếu thốn nguồn kinh phí và CSVC còn thiếu mà lơ là trong công tác quản lý CSVC và TBDH, công tác quản lý này đòi hỏi phải được thực hiện liên tục, thường xuyên và phát huy sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả cao nhất.

Một trong những yếu tố quan trọng và chủ yếu nhất đó chính là nhận thức của đội ngũ GV và CBQL có vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quá trình QL CSVC và TBDH trong quá trình dạy học. CSVC và TBDH hiện đại, công nghệ thông tin tiên tiến được sử dụng hết công suất trong quá trình dạy học sẽ tạo nên hiệu quả giảng dạy và lĩnh hội tri thức.

Do những yếu tố khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả QL CSVC và TBDH ở Nhà trường đòi hỏi phải được thực hiện một cách tốt nhất, bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả QL CSVC và TBDH, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Từ kết quả nghiên cứu của Chương 1 có thể rút ra một số kết luận sau đây về khái niệm cơ sở vật chất - thiết bị dạy học:

Là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người trong nhà trường dạy nghề.

Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quyết định vào chất lượng giáo dục của nhà trường.

Là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm.

Là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của HSSV và cũng là phương tiện để truyền thụ lĩnh hội tri thức.

Là điều kiện và là thành tố góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục.

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học bao gồm ba bộ phận: Trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện.

Phân tích vai trò của cơ sở vật chấtvà thiết bị dạy học ở trường cao đẳng, yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường cao đẳng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường cao đẳng, nội dung quản lý cơ sở vật chất ở trường cao đẳng là cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp cho các chương sau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG CÀ MAU 2.1. hái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin để đánh giá về tính hiệu quả, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của việc QL CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từ đó đưa ra các đề suất hợp lý để QL CSVC và TBDH tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các nhà Quản lý, Giảng viên, Chuyên viên ở các Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn và các em Sinh viên học tập tại Trường. Số lượng đối tượng khảo sát là 160 người: Cán bộ quản lý 24 người, Phụ trách CSVC và TBDH 6 người, Giảng viên 60 người, Sinh viên 70 người.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng về CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

- Thực trạng Quản lý CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

- Thực trạng Nhận thức về QL CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Nghiên cứu hồ sơ. - Trao đổi bằng bảng hỏi.

- Phỏng vấn trực tiếp các nhà QL CSVC và TBDH.

2.2. hái quát về Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Sau khi tái lập tỉnh Cà Mau, ngày 12/6/1998 Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Trong mười năm xây dựng và phát triển Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Cà Mau không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt.

- Năm 2007, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được thành lập trên cơ sở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 5986/QĐ-

BGDĐT ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa phương thức, chủ yếu đào tạo từ trình độ cao đẳng trở xuống; đào tạo liên thông và liên kết đào tạo không chính quy, từng bước đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng.

- Trường có một bề dày lịch sử phát triển hơn 20 năm. Qua nhiều lần tách, nhập nhưng vẫn phát triển đi lên. Bởi vậy, đây là một cơ sở, nền tảng thể hiện sự đoàn kết và ý chí của các thế hệ trước đây và hiện nay mong muốn được xây dựng và phát triển nhà trường.

- Trường có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, có mạng lưới đối tác rộng là các cơ sở đào tạo trong nước. Vì vậy, rất thuận lợi trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, nghiên cứu có tính liên ngành và mới đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cữu Long.

- Trường đã chủ động tham gia vào nền kinh tế thị trường, thành lập ra các đơn vị, trung tâm trực thuộc (Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Hợp tác doanh nghiệp, Trung tâm liên kết đào tạo), tạo tiền đề cho việc phát triển sản xuất, đào tạo không chính quy trong Trường.

- Trường có nhiều quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như Fulbright đã hỗ trợ 04 trợ giảng tiếng Anh cho Trường và sẽ thực hiện các chương trình đào tạo liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong nước,… trong các lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi thú y, kinh tế…; đồng thời Trường đang triển khai mô hình gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp. Do đó, Trường đã và đang tiếp cận được các chương trình, công nghệ đào tạo quốc tế, bám sát được nhu cầu của các doanh nghiệp và có nhiều triển vọng trong việc huy động các nguồn vốn (ngoài ngân sách nhà nước) để phát triển.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau thực hiện nhiệm vụ theo Điều 5 của Điều lệ trường cao đẳng ban hành tại Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy định khác của pháp luật quy định.

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong nước và ngoài nước, ở các trình độ, các loại hình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định trong khuôn khổ của pháp luật.

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau có quyền hạn và trách nhiệm theo Điều 5 của Điều lệ trường cao đẳng ban hành tại Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT.

của pháp luật; không để bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với quy định của pháp luật.

2.2.3. Quy mô, định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo

Trong những năm qua, Trường đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy, liên kết đào tạo trình độ đại học hệ không chính quy; nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng thêm những chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng sinh viên các hệ đào tạo tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Trình độ 2016 2017 2018 2019 2020 Cao đẳng chính quy 328 676 862 900 1.167 Đại học VLVH 3.980 4.379 3.458 2.937 2.559 Đại học từ xa 1.263 1.615 1.788 2.283 1.514 Tổng cộng: 5.571 6.670 6.108 6.120 5.240

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên

a) Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Nhà trường

CÔNG ĐOÀN BAN GIÁM HIỆU ĐOÀN THANH NIÊN

CÁC PHÒNG BAN VÀ TỔ TRỰC THUỘC 1. Phòng Tổ chức – Hành chính 2. Phòng Đào tạo 3. Phòng Bảo đảm chất

lượng, Khoa học – Công nghệ và Hợp tác

4. Phòng Công tác Sinh viên 5. Phòng Quản trị - Thiết bị 6. Tổ Kế toán

7. Tổ Y tế

CÁC TRUNG TÂM TRỰC THUỘC

1. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Hợp tác doanh nghiệp

2. Trung tâm liên kết Đào tạo

CÁC KHOA - BỘ MÔN TRỰC THUỘC

1. Khoa Cơ bản 2. Khoa Sư phạm 3. Khoa Kinh tế - Nông nghiệp

4. Khoa Tiếng Anh - Công nghệ thông tin – Du lịch

b) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Nhà trường

- Hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc và trực tiếp của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Cà Mau và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, sự quan tâm hỗ trợ của các Sở, Ban ngành đặc biệt là Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã không ngừng có những bước phát triển mới. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cán bộ viên chức kể cả hợp đồng lao động đã có 124 người.

- Trường có đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, có trình độ, khát khao được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và được cống hiến. Do đó, đây sẽ là lực lượng quan trọng xây dựng và phát triển trường lên Đại học trong tương lai.

- Ngoài ra, Trường có hơn 50 cán bộ thỉnh giảng có trình độ Thạc sĩ trở lên thuộc các Trường trong tỉnh và một số trường như Đại học Bạc Liêu, Đại học Trà Vinh, Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ ...

- Chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong nước và ngoài nước luôn được Nhà trường khuyến khích và động viên. Trong năm 2020 Trường có 03 Giảng viên đã hoàn thành xong chương trình Nghiên cứu sinh và đã có hai Giảng viên nhận bằng Tiến sĩ trong nước và một nhận bằng tiến sĩ nước ngoài. Hiện nay Trường có 03 Giảng viên đang học Nghiên cứu sinh trong nước và hơn 20 cán bộ, giảng viên đang đi học sau đại học. Có thể nói, Trường đã chú trọng đến công tác cán bộ, từ việc tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng đến việc quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ, bởi cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ giảng dạy nói riêng là chiến lược sống còn và khẳng định vị trí của Nhà trường trước mắt và lâu dài.Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức viên chức Nhà trường được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Nhà trường

TT Tên trƣờng Tổng số Trình độ Ghi chú Sau đại học Đại học

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau 124 88 36

Trong đó

1 Cán bộ lãnh đạo Trường 3 3 -

2 Cán bộ lãnh đạo phòng, trung tâm 22 17 05

3 Cán bộ Lãnh đạo khoa 8 8 0

4 Chuyên viên, nhân viên các phòng 36 10 26

2.3. Thực trạng CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau chỉ ở Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

2.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất

- Trường có 02 cơ sở với tổng diện tích 46,3 ha (Cơ sở 1: 1,7 ha; Cơ sở 2: 44,6ha).

- Tổng diện tích xây dựng và sử dụng: 17.377 m2.

Trong công tác xây dựng cơ bản Nhà trường đẩy nhanh tiến trình xây dựng theo những dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt để phục vụ kịp thời cho hoạt động của đơn vị. Hiện nay, Trường đang thực hiện, hoàn thành các hạng mục còn lại trong dự án xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh trước đây ở cơ sở 1 và triển khai xây dựng một số hạng mục ở cơ sở 2 theo phê duyệt của UBND tỉnh.

a) Thực trạng về phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm

- So với tiêu chuẩn hiện nay về phòng học, thư viện, phòng máy tính, Trường đã đáp ứng các tiêu chuẩn học tập và thực tập theo quy định của ngành giáo dục.

- Tuy nhiên cơ sở thực hành chưa được đầu tư tốt, nên hạn chế việc mở rộng quy mô và các ngành và chuyên ngành đào tạo của Trường, nhất là các ngành nông lâm thủy sản, kỹ thuật cơ khí, điện - điện tử, quản lý... Vốn xây dựng cơ bản theo đề án thành lập Trường từ nguồn ngân sách địa phương còn chưa đủ so với cam kết khi thành lập Trường.

- Trường hiện có các phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm và giảng đường, phòng máy vi tính, phòng laboratory (Lab) để dạy ngoại ngữ; thư viện; phòng làm việc tại khu hiệu bộ, nhà nghỉ cho giảng viên, nhà ăn và căn tin phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học của Nhà trường.

b) Thiết bị dạy học

- Các phòng học đều được trang bị hệ thống âm thanh và đa số đã gắn cố định camera, máy chiếu hoặc Tivi nối mạng Internet để hỗ trợ giảng dạy, kể cả giảng dạy trực tuyến qua mạng Internet.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị dạy học thường xuyên, đầu tư trang thiết bị mới phục vụ giảng dạy, học tập và làm việc vào đầu năm học.

- Nhà trường thực hiện quy trình mua sắm, nâng cấp trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Cà Mau dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính nên chất lượng trang thiết bị được đảm bảo, đúng yêu cầu, phù hợp với việc sử dụng của đơn vị.

- Hằng năm, Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo và quyết toán vốn đầu tư thiết bị dạy học đúng thời gian quy định của Sở Tài Chính, Kiểm toán.

c) Tài liệu, giáo trình

- Thư viện Trường hiện có trên 20.000 bản sách, trong đó giáo trình cho các ngành đào tạo có số lượng 11.265 bản sách. Ngoài ra, thư viện còn phục vụ các loại báo, tạp chí, đường truyền Internet, máy tính để tra cứu, tham khảo tài liệu.

- Trong những năm qua giảng viên nhà trường tích cực biên soạn các bài giảng chi tiết, giáo trình cho các môn học.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo tại trường hiện tại đã đáp ứng cho nhu cầu đào tạo các bậc học tại trường cụ thể theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

TT Nguồn lực Đơn vị tính Hiện trạng năm 2020 Ghi chú 01 Diện tích đất Cơ sở 1 ha 1,7 02 Diện tích đất Cơ sở 2 ha 44,6 03

Hội trường (giảng đường) phòng 04

- Diện tích m2 2910

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)