8. Cấu trúc của đề cương luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Yêu cầu này đòi hỏi việc đề xuất các giải pháp phải đảm bảo có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý CSVC và TBDH một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện. Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo sát một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và đư- ợc điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
3.2. Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH trong nhà trường lý CSVC và TBDH trong nhà trường
a) Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, CBQL, NV về sự cần thiết phải quản lý CSVC và TBDH là một việc làm quan trọng, giúp tác động đến tư tưởng để đội ngũ GV, CBQL, NV hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản, kiểm kê, thanh lý CSVC và TBDH, làm cho bản thân cán bộ, giảng viên, nhân viên phụ trách quản lý cơ sở vật chất phải ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý cơ sở vật chất, TBDH từ đó đề ra những giải pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
b) Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng phải chỉ đạo và quán triệt sâu sắc đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý cơ sở vật chất đào tạo có ý thức về vai trò, tác dụng của CSVC và trang thiết bị kỹ thuật dạy học, giúp họ ý thức được sự cần thiết phải quản lý, bảo quản, bảo dưỡng CSVC và TBDH, phát huy hết hiệu quả khai thác sử dụng phục vụ công tác giảng dạy là điều kiện tất yếu trong giáo dục đào tạo. Trực tiếp ban hành những quy định mang tính pháp lý trong nội bộ Nhà trường nhằm xây dựng được nề nếp quản lý sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản, thanh lý CSVC và TBDH của trường.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, chuyên đề, tập huấn, báo cáo khoa học,…để phổ biến cho cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường nắm và hiểu các văn bản chỉ đạo, văn bản pháp quy của cấp trên, cung cấp, giới thiệu hệ thống các tài liệu tham khảo liên quan đến công tác quản lý CSVC và TBDH để họ tiến hành nghiên cứu tự bồi dưỡng để từ đó chuyển thành những ý thức tự giác, thành trách nhiệm cá nhân, đồng thời hiểu được ý nghĩa to lớn và vai trò thiết yếu và tác dụng của CSVC và TBDH trong quá trình đào tạo.
c) Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng chức năng như Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Quản trị - Thiết bị triển khai cho toàn thể GV, NV và CBQL học tập đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, các văn bản, Thông tư, chỉ thị của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến công tác CSVC và TBDH như: Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (hội nghị TW 8 Khóa XI); Chỉ thị 15/CT- BGD&ĐT ngày 11/9/1993 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng, quản lý và
sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học của ngành;…
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất đào tạo. Về qui mô có thể tổ chức cấp nhà trường, hoặc khoa. Về nội dung có thể tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về quy trình quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo sao cho hiệu quả tùy vào điều kiện và khả năng của nhà trường, của khoa mà tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sao cho hợp lí, phù hợp. Qua hội thảo, giáo viên, cán bộ phụ trách quản lý cơ sở vật chất đào tạo sẽ tìm thấy những việc làm cần thiết, những kinh nghiệm quí báu cho bản thân để vận dụng vào thực tiễn công tác của bản thân và của đơn vị.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách quản lý cơ sở vật chất đào tạo đi tham quan các trường trong và ngoài nước, các hội trợ triển lãm về trang thiết bị dạy học. Qua đó giúp họ có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đào tạo trong giảng dạy, đồng thời còn giúp cán bộ quản lý, nhân viên và giảng viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho bản thân trong công tác.
- Ban hành kịp thời các văn bản quy định, nguyên tắc, quy trình cách thức về việc quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng cơ sở vật chất đào tạo của cấp trên thông qua các buổi hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chính trị,…giúp cho CB, GV, CBQL hiểu và nhận thức được vai trò của mình trong việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên nắm bắt nhận thức của CB, CBQL, NV, GV, SV trong công tác QL CSVC và TBDH, báo cáo kịp thời những tồn tại, bất cập, đề xuất hướng giải quyết, cụ thể:
+ Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến khảo sát tình hình CSVC và TBDH từ GV, SV, NV, định kỳ 2 lần/học kỳ (vào giữa kỳ và cuối kỳ).
+ Đề ra những quy định trong nhà trường vừa mang tính khích lệ vừa mang tính bắt buộc các lực lượng trong nhà trường phải quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và khai thác sử dụng cơ sở vật chất đào tạo. Đưa công tác cở vật chất đào tạo vào nội dung thi đua khen thưởng rộng khắp của nhà trường. Khi được biểu dương, khen thưởng CB, GV sẽ nhận ra tầm quan trong của cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, hiệu quả sử dụng khi giảng dạy, từ đó họ có ý thức và tự giác thực hiện các quy trình về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý sử dụng cơ sở vật chất đào tạo được tốt hơn, nề nếp hơn.
+ Ban hành các quy định xử phạt như nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật đối với các CB, GV, NV, SV vi phạm về việc sử dụng, bảo quản TBDH gây ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo trong Nhà trường.
đại diện BGH, cán bộ chuyên trách Phòng Quản trị-Thiết bị, GV các khoa, bộ môn và thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra khách quan cho Hiệu trưởng.
d) Một số chú ý hi vận dụng
Thay đổi nhận thức là một điều khó khăn, do đó các hoạt động này phải mang tính chiến lược, lâu dài, thường xuyên, bền bỉ và phải có những hình thức phổ biến tuyên truyền, phù hợp, thường xuyên, sâu rộng đến từng CB, GV, NV, SV.
Kiểm tra và đánh giá bao giờ cũng là một khâu quan trọng nhưng nó luôn có tính nhạy cảm, vì vậy khi thực hiện phải đảm bảo khách quan, chính xác và thận trọng. Muốn như vậy, cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng một cách chi tiết, cụ thể với nhiều nội dung, tiêu chí rõ ràng để quá trình thực hiện được dễ dàng và đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.2. Biện pháp quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH
a) Mục tiêu của biện pháp
Đầu tư, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH vừa góp phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, vừa góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà Trường. Giúp cho GV, SV tiếp cận TBDH mới, hiện đại, tự tin sử dụng thiết bị để đổi mới PPDH, nâng cao hơn nữa trách nhiệm giữ gìn, bảo quản CSVC và TBDH.
Quản lý công tác xây dựng, trang bị, mua sắm CSVC và TBDH phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước đã ban hành, đồng thời phải dân chủ, minh bạch, công khai, hạn chế tiêu cực.
Các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp mới cơ sở thực hành, thí nghiệm, phòng học phải được thiết kế chi tiết, xây dựng các nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư, triển khai các bước lập và triển khai dự án xây dựng có giám sát thi công công trình.
Quản lý mua sắm, trang bị phải đảm bảo phát huy hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp và từ các nguồn tài trợ hợp pháp cho Trường: trang thiết bị mua sắm mới phải hiện đại, chất lượng, đồng bộ, đảm bảo chủng loại, số lượng, có xuất sứ rõ ràng, mới 100% và phải phù hợp danh mục đã được đề xuất, phê duyệt, bên cạnh đó phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn các ngành nghề đào tạo, phù hợp với thực tế các phòng thực hành thí nghiệm trong trường.
Thiết bị được mua sắm, trang bị mới đã được phê duyệt trúng thầu theo Đề án cung cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mua sắm hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt, phải được đơn vị trúng thầu cung ứng theo như Hợp đồng đã ký kết và chỉ được nghiệm thu, lắp đặt, sử dụng, thanh lý, thanh toán khi thực hiện các điều kiện như: thời gian, địa điểm giao nhận, số lượng, chủng loại, chất
lượng, không có hư hỏng do vận chuyển, được lắp đặt hợp lý, có vận hành thử, chuyển giao công nghệ, tài liệu sử dụng, vận hành của thiết bị, bảo trì, bảo hành,…
TBDH mới mua phải ở tình trạng tốt nhất và đầy đủ nhất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đào tạo trong nhà trường.
b) Nội dung của biện pháp
- Căn cứ tình hình thực tế nguồn ngân sách hàng năm được Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau và các nguồn thu, nguồn tài trợ hợp pháp của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập các Ban quản lý dự án đầu tư, Hội đồng mua sắm (thành phần bao gồm: đại diện BGH, Phòng Quản trị - Thiết bị, Phòng tài chính kế toán, các Khoa/Bộ môn liên quan, ban thanh tra nhân dân). Các Ban này xây dựng các dự án đầu tư, đề xuất các danh mục mua sắm căn cứ theo đề nghị của các đơn vị trong toàn Trường từ đó căn cứ vào nguồn kinh phí tiến hành đấu thầu, mua sắm TBDH phục vụ cho nhu cầu đào tạo trong trường.
- Rà soát toàn bộ tài sản, thiết bị hiện có thông qua công tác kiểm kê; chú ý phải có sự đánh giá chính xác, cụ thể về sự thừa, thiếu và tình trạng của các TBDH. Thực hiện thống kê chi tiết các TBDH cần thiết theo yêu cầu nội dung, chương trình dạy học; đối chiếu với số TBDH hiện có để lập danh mục các TBDH còn thiếu đưa vào kế hoạch đề nghị trang bị. Cần chú ý đến chi tiết đồng bộ của các thiết bị và các phương tiện đi kèm để có thể bảo quản nó.
- Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác trang bị, mua sắm TBDH. Cần tranh thủ sự hổ trợ nguồn kinh phí từ các dự án phi Chính phủ, nguồn vốn ODA, ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp... để xây dựng các danh mục mua sắm, trang bị.
c) Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng cần chú trọng chỉ đạo phân bổ NSNN hợp lý và tập trung nguồn vốn tự cân đối để ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng cơ sở phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trang bị đồng bộ các TBDH. Đặc biệt, cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống TBDH trong các phòng thí nghiệm, phòng học đa năng và phòng thực hành đáp ứng mục tiêu dạy học.
- Các bộ phận chức năng cần phân loại các TBDH hiện có và cần trong nhà trường để biết loại nào lạc hậu; loại nào là thiết yếu, tần suất sử dụng nhiều cần phải
ưu tiên trang bị gấp; loại nào cần phải thanh lý. Khi trang bị, mua sắm TBDH, phải chú ý đến tính đồng bộ của các TBDH.
- Cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những TBDH hiện đại và hạn chế những TBDH lạc hậu không phù hợp. Nắm bắt kịp thời các thông tin mới về TBDH (tính năng, tác dụng, cách sử dụng...) để sử dụng, bảo quản tránh hư hỏng do sự thiếu hiểu biết về chúng; yêu cầu các đơn vị hợp đồng trang bị TBDH, phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và có trách nhiệm lắp ráp, vận hành, hướng dẫn sử dụng và bảo hành kịp thời khi hư hỏng.
- Kiểm tra chặt chẽ việc mua sắm, trang bị TBDH để đảm bảo về chủng loại, đồng bộ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng kịp thời... Tránh việc mua sắm, trang bị các TBDH không sử dụng được vì không đồng bộ, chất lượng kém.
- Hiệu trưởng nhà trường cần tích cực chủ động khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài NSNN để tăng cường mua sắm, trang bị TBDH, đặc biệt là các TBDH hiện đại, sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Khi mua sắm TBDH bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc về tài chính, có sự thẩm định của cơ quan chức năng, lựa chọn nhà cung cấp một cách khách quan theo đúng quy trình chọn mua ở nơi đã được trúng thầu mà hội đồng mua sắm TBDH đã chấm.
- Chú trọng công tác nghiệm thu kỹ thuật, thành phần tham gia nhất thiết phải có mặt các chuyên gia kỹ thuật đối với những thiết bị có giá trị lớn để cùng kiểm tra, thẩm định lại chất lượng của thiết bị, đặc biệt là nguồn thiết bị của các dự án, chương trình mục tiêu. Đề nghị nhà cung cấp hướng dẫn cụ thể về quy trình sử dụng, các nguyên tắc yêu cầu về kỹ thuật, chế độ bảo hành, bảo dưỡng.
- Cần thành lập Ban nghiệm thu chất lượng TBDH bảo đảm khâu giao nhận đúng quy trình, mẫu mã mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã duyệt danh mục. Mục tiêu của việc mua sắm, trang bị TBDH phải đảm bảo các yếu tố: chất lượng, đúng mẫu chuẩn; đủ số lượng và bảo đảm đúng tiến độ.
d) Một số chú ý hi vận dụng
Việc đầu tư trang bị là một khâu rất quan trọng trong QL CSVC và TBDH, vì vậy Hiệu trưởng cần phải cân nhắc để việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đem lại hiệu quả cao về kinh tế, tiết kiệm chi phí và cập nhật được thiết bị tiên tiến, hiện đại. Tận dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách của Nhà nước, các nguồn tài trợ, tránh tình trạng mua sắm tràng lang, không tập trung những thiết bị trọng điểm, những thiết bị thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đào tạo trong Nhà trường.
Cần phải tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ các Khoa, bộ môn trong trường để phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong việc mua sắm, trang bị.
3.2.3. Biện pháp quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả
a) Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo thiết bị được sử dụng đúng với mục đích đào tạo, đồng thời phát huy