Biện pháp quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.2.2. Biện pháp quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH

a) Mục tiêu của biện pháp

Đầu tư, mua sắm, trang bị CSVC và TBDH vừa góp phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, vừa góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà Trường. Giúp cho GV, SV tiếp cận TBDH mới, hiện đại, tự tin sử dụng thiết bị để đổi mới PPDH, nâng cao hơn nữa trách nhiệm giữ gìn, bảo quản CSVC và TBDH.

Quản lý công tác xây dựng, trang bị, mua sắm CSVC và TBDH phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước đã ban hành, đồng thời phải dân chủ, minh bạch, công khai, hạn chế tiêu cực.

Các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp mới cơ sở thực hành, thí nghiệm, phòng học phải được thiết kế chi tiết, xây dựng các nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư, triển khai các bước lập và triển khai dự án xây dựng có giám sát thi công công trình.

Quản lý mua sắm, trang bị phải đảm bảo phát huy hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp và từ các nguồn tài trợ hợp pháp cho Trường: trang thiết bị mua sắm mới phải hiện đại, chất lượng, đồng bộ, đảm bảo chủng loại, số lượng, có xuất sứ rõ ràng, mới 100% và phải phù hợp danh mục đã được đề xuất, phê duyệt, bên cạnh đó phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn các ngành nghề đào tạo, phù hợp với thực tế các phòng thực hành thí nghiệm trong trường.

Thiết bị được mua sắm, trang bị mới đã được phê duyệt trúng thầu theo Đề án cung cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mua sắm hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt, phải được đơn vị trúng thầu cung ứng theo như Hợp đồng đã ký kết và chỉ được nghiệm thu, lắp đặt, sử dụng, thanh lý, thanh toán khi thực hiện các điều kiện như: thời gian, địa điểm giao nhận, số lượng, chủng loại, chất

lượng, không có hư hỏng do vận chuyển, được lắp đặt hợp lý, có vận hành thử, chuyển giao công nghệ, tài liệu sử dụng, vận hành của thiết bị, bảo trì, bảo hành,…

TBDH mới mua phải ở tình trạng tốt nhất và đầy đủ nhất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đào tạo trong nhà trường.

b) Nội dung của biện pháp

- Căn cứ tình hình thực tế nguồn ngân sách hàng năm được Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau và các nguồn thu, nguồn tài trợ hợp pháp của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập các Ban quản lý dự án đầu tư, Hội đồng mua sắm (thành phần bao gồm: đại diện BGH, Phòng Quản trị - Thiết bị, Phòng tài chính kế toán, các Khoa/Bộ môn liên quan, ban thanh tra nhân dân). Các Ban này xây dựng các dự án đầu tư, đề xuất các danh mục mua sắm căn cứ theo đề nghị của các đơn vị trong toàn Trường từ đó căn cứ vào nguồn kinh phí tiến hành đấu thầu, mua sắm TBDH phục vụ cho nhu cầu đào tạo trong trường.

- Rà soát toàn bộ tài sản, thiết bị hiện có thông qua công tác kiểm kê; chú ý phải có sự đánh giá chính xác, cụ thể về sự thừa, thiếu và tình trạng của các TBDH. Thực hiện thống kê chi tiết các TBDH cần thiết theo yêu cầu nội dung, chương trình dạy học; đối chiếu với số TBDH hiện có để lập danh mục các TBDH còn thiếu đưa vào kế hoạch đề nghị trang bị. Cần chú ý đến chi tiết đồng bộ của các thiết bị và các phương tiện đi kèm để có thể bảo quản nó.

- Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác trang bị, mua sắm TBDH. Cần tranh thủ sự hổ trợ nguồn kinh phí từ các dự án phi Chính phủ, nguồn vốn ODA, ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp... để xây dựng các danh mục mua sắm, trang bị.

c) Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng cần chú trọng chỉ đạo phân bổ NSNN hợp lý và tập trung nguồn vốn tự cân đối để ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng cơ sở phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trang bị đồng bộ các TBDH. Đặc biệt, cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống TBDH trong các phòng thí nghiệm, phòng học đa năng và phòng thực hành đáp ứng mục tiêu dạy học.

- Các bộ phận chức năng cần phân loại các TBDH hiện có và cần trong nhà trường để biết loại nào lạc hậu; loại nào là thiết yếu, tần suất sử dụng nhiều cần phải

ưu tiên trang bị gấp; loại nào cần phải thanh lý. Khi trang bị, mua sắm TBDH, phải chú ý đến tính đồng bộ của các TBDH.

- Cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những TBDH hiện đại và hạn chế những TBDH lạc hậu không phù hợp. Nắm bắt kịp thời các thông tin mới về TBDH (tính năng, tác dụng, cách sử dụng...) để sử dụng, bảo quản tránh hư hỏng do sự thiếu hiểu biết về chúng; yêu cầu các đơn vị hợp đồng trang bị TBDH, phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và có trách nhiệm lắp ráp, vận hành, hướng dẫn sử dụng và bảo hành kịp thời khi hư hỏng.

- Kiểm tra chặt chẽ việc mua sắm, trang bị TBDH để đảm bảo về chủng loại, đồng bộ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng kịp thời... Tránh việc mua sắm, trang bị các TBDH không sử dụng được vì không đồng bộ, chất lượng kém.

- Hiệu trưởng nhà trường cần tích cực chủ động khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài NSNN để tăng cường mua sắm, trang bị TBDH, đặc biệt là các TBDH hiện đại, sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Khi mua sắm TBDH bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc về tài chính, có sự thẩm định của cơ quan chức năng, lựa chọn nhà cung cấp một cách khách quan theo đúng quy trình chọn mua ở nơi đã được trúng thầu mà hội đồng mua sắm TBDH đã chấm.

- Chú trọng công tác nghiệm thu kỹ thuật, thành phần tham gia nhất thiết phải có mặt các chuyên gia kỹ thuật đối với những thiết bị có giá trị lớn để cùng kiểm tra, thẩm định lại chất lượng của thiết bị, đặc biệt là nguồn thiết bị của các dự án, chương trình mục tiêu. Đề nghị nhà cung cấp hướng dẫn cụ thể về quy trình sử dụng, các nguyên tắc yêu cầu về kỹ thuật, chế độ bảo hành, bảo dưỡng.

- Cần thành lập Ban nghiệm thu chất lượng TBDH bảo đảm khâu giao nhận đúng quy trình, mẫu mã mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã duyệt danh mục. Mục tiêu của việc mua sắm, trang bị TBDH phải đảm bảo các yếu tố: chất lượng, đúng mẫu chuẩn; đủ số lượng và bảo đảm đúng tiến độ.

d) Một số chú ý hi vận dụng

Việc đầu tư trang bị là một khâu rất quan trọng trong QL CSVC và TBDH, vì vậy Hiệu trưởng cần phải cân nhắc để việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đem lại hiệu quả cao về kinh tế, tiết kiệm chi phí và cập nhật được thiết bị tiên tiến, hiện đại. Tận dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách của Nhà nước, các nguồn tài trợ, tránh tình trạng mua sắm tràng lang, không tập trung những thiết bị trọng điểm, những thiết bị thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đào tạo trong Nhà trường.

Cần phải tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ các Khoa, bộ môn trong trường để phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong việc mua sắm, trang bị.

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)