Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị ở trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị ở trường cao đẳng

a) Quản lý việc xây dựng ế hoạch trang bị, mua sắm CSVC và TBDH

- Thành lập Ban kiểm kê của trường để tiến hành kiểm kê định kỳ hàng năm theo quy định để có thống kê chính xác về số lượng trang thiết bị, tình trạng của các thiết bị hiện có, từ đó nắm được sự thừa thiếu của CSVC và TBDH so với yêu cầu, đồng thời đánh giá được tình hình bảo quản, sử dụng, hiệu quả khai thác CSVC và TBDH trong toàn trường.

- Các bộ phận chức năng căn cứ vào hiện trạng trên để lập kế hoạch tổng thể đầu tư trang bị, mua sắm CSVC và TBDH cho năm tiếp theo với các số liệu thật cụ thể về cấu hình, chủng loại, số lượng và đặc biệt là xuất xứ của thiết bị. Trong kế hoạch đầu tư, mua sắm phải mang tính trọng điểm, ưu tiên cho những CSVC và TBDH quan trọng, trọng điểm đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của công tác dạy học (lý thuyết và thực hành) trong nhà trường.

- Lập dự toán các nguồn vốn để huy động cho mua sắm, trình duyệt chi ngân sách, đề nghị các kế hoạch khai thác kinh phí mang tính khả thi, chú trọng các nguồn vốn huy động hợp lý từ bên ngoài để xã hội hóa nguồn vốn.

- Tìm hiểu các danh mục cung ứng CSVC và TBDH hàng năm của các đơn vị tham gia chào hàng, các hội chợ triển lãm, giới thiệu CSVC và TBDH để lựa chọn những danh mục cần mua sắm phù hợp với điều kiện của nhà trường để đề xuất cho

hội đồng mua sắm quyết định.

- Quản lý trình tự, thủ tục mua sắm theo đúng quy định và tính chất của nguồn vốn, theo quy định của Nhà nước.

- Nghiệm thu thiết bị và giao cho cho các đơn vị, bộ phận liên quan quản lý, chỉ đạo kế toán hoạch toán theo quy định.

b) Quản lý việc khai thác, sử dụng các CSVC và TBDH

- Xây dựng đủ các loại phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực nghiệm để tổ chức và đưa trang thiết bị vào quá trình dạy học sao cho đảm bảo được dễ nhìn, dễ lấy, thuận lợi cho sử dụng và dễ bảo quản.

- Giới thiệu cho toàn thể cán bộ, giảng viên những CSVC và TBDH hiện có của đơn vị, của nhà trường để mỗi giáo viên có thể lập được kế hoạch sử dụng thiết bị trong dạy học và nghiên cứu khoa học của mình, tránh hiện tượng có thiết bị mà không sử dụng.

- Xây dựng quy chế sử dụng, giao rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cho các bộ phận và cá nhân liên quan.

- Kiểm tra thường xuyên để đánh giá được hiệu quả sử dụng, đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng và xử phạt cụ thể.

- Đánh giá định kỳ hàng năm về quá trình khai thác, sử dụng CSVC và TBDH để rút kinh nghiệm cho kế hoạch trang bị sử dụng cho năm tiếp theo.

c) Quản lý việc bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý CSVC và TBDH

- Thành lập hoặc giao kiêm nhiệm công tác bảo dưỡng, sửa chữa cho một bộ phận quản lý.

- Quy định trách nhiệm bảo quản cho các bộ phận.

- Dành nguồn vốn cho việc bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa.

- Xây dựng cơ chế thông tin phản ánh về tình trạng thiết bị định kỳ cho bộ phận quản lý CSVC và TBDH.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm kê tài sản định kỳ.

- Sửa chữa và phục hồi các thiết bị hư hỏng, xuống cấp, báo cáo thanh lý đối với các thiết bị hỏng không còn sửa chữa được để hội đồng thanh lý thẩm định và báo cáo cấp trên cho thanh lý tài sản.

- Kiểm tra, đánh giá việc bảo dưỡng, sửa chữa.

- Kiểm tra việc thanh lý tài sản đảm bảo đúng danh mục, chủng loại, quy cách.

d) Quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong nhà trường nhằm nâng cao trình độ sử dụng CSVC và TBDH:

xác định số lượng gửi đi đào tạo, các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung các kiến thức về kỹ năng sử dụng CSVC và TBDH,…

+ Xây dựng môi trường đoàn kết, dân chủ, đồng thuận và luôn luôn học tập. - Quản lý việc tự làm các TBDH phục vụ quá trình giáo dục:

TBDH tự làm, ngoài các chức năng của một loại TBDH thông thường còn bao hàm những ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa sư phạm sâu sắc, giúp bổ sung một lượng lớn thiết bị hàng năm mà ngân sách Nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, tận dụng được một khối lượng lớn vật liệu đáng ra đã bị bỏ đi.

Trong quản lý giáo dục, cần xem việc tự làm TBDH là một hoạt động sư phạm quan trọng để đặt đúng vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo khai thác hết các ý nghĩa cả về mặt sư phạm học lẫn kinh tế học mà hoạt động này đem lại. Do đó các nhà quản lý cần phải:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, của giảng viên, HSSV, các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động tự làm TBDH đem lại. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ để khai thác triệt để các lợi ích;

+ Đưa vào kế hoạch chỉ đạo chung về TBDH của cả năm học; + Tổ chức các hội thi về sáng tạo TBDH;

+ Có chế độ thi đua, khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị làm được thiết bị, tự làm hoặc nâng cấp, sửa chữa thiết bị.

+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng, quá trình duy tu, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị để phát huy tác dụng.

Cơ sở vật chất và TBDH luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung, chương trình dạy học, chương trình giáo dục. Bên cạnh đó, một nhà trường được trang bị hệ thống CSVC và TBDH hiện đại và quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị đó sẽ làm tăng lên rất nhiều về uy thế của nhà trường, bởi vì điều này nói lên được việc giáo dục của nhà trường theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, quản lý CSVC và TBDH là một trong những công việc quan trọng trong quản lý nhà trường. Việc nắm chắc lý luận, tuân thủ các nguyên tắc quản lý cùng với sự linh động, khéo léo của nghệ thuật quản lý trong các hoạt động quản lý sẽ giúp các nhà quản lý vận hành hệ thống quản lý của mình theo chiều hướng ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)