8. Cấu trúc của đề cương luận văn
3.2.3. Biện pháp quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả
a) Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo thiết bị được sử dụng đúng với mục đích đào tạo, đồng thời phát huy được hiệu quả không chỉ về mặt giáo dục mà còn phải đảm bảo về mặt kinh tế và năng suất tối đa của thiết bị.
CSVC trường học và những TBDH đơn giản phục vụ dạy học gắn liền tại giảng đường hay những thiết bị có giá trị lớn tại các phòng thực hành, thí nghiệm đều có những quy trình sử dụng và vận hành rất nghiêm ngặt, đòi hỏi các GV và SV phải tuân thủ đúng quy trình quy định của nhà sản xuất để thiết bị đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu đào tạo của Trường.
Quản lý tốt việc sử dụng thiết bị chính là làm cho thiết bị đó được sử dụng thường xuyên, đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng phương pháp sư phạm, đáp ứng đúng yêu cầu trong quá trình dạy học của GV và SV, trường học, lớp học đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động đào tạo hoàn thành được mục tiêu. Phát huy tối đa công suất, công năng, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng, tuổi thọ của các loại TBDH phục vụ nhiệm vụ đào tạo trong nhà trường.
Sử dụng hiệu quả CSVC và TBDH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Tăng cường và khai thác có hiệu quả TBDH sẽ tạo sự lôi cuốn, hứng thú trong quá trình giảng dạy và học tập, tạo động lực cho sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu, khám phá và lĩnh hội tri thức khoa học kỹ thuật mới vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường.
b) Nội dung của biện pháp
- BGH chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo kế hoạch sử dụng CSVC và TBDH ở từng Khoa, Bộ môn, Trung tâm có trang bị TBDH trong toàn Trường.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp quy, các quy định, quy chế, văn bản hướng dẫn của lãnh đạo cấp trên, của Trường về quản lý CSVC và TBDH để vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý của Nhà trường. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá GV, NV của đơn vị mình quản lý về tình hình sử dụng CSVC và TBDH và quản lý CSVC và TBDH.
- Quy định rõ trách nhiệm của Phòng, Khoa, Bộ môn, Tổ, Trung tâm, của từng cá nhân GV và NV trong công tác quản lý sử dụng CSVC, phòng thí nghiệm, thực hành và TBDH được trang bị.
- Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy trình sử dụng của từng loại thiết bị hiện có của trường, phân định rõ ràng theo từng Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm để thuận tiện trong công tác quản lý thiết bị. Cần phải rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các nội quy, quy định sử dụng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo hợp lý và đúng quy định.
- Định kỳ báo cáo tình hình sử dụng CSVC và TBDH theo quy định.
- Tăng cường công tác nhận thức của SV thông qua các buổi “Tuần sinh hoạt công dân, học sinh - sinh viên” đầu khoá, cuối khoá và đầu năm học để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH.
c) Tổ chức thực hiện
Công tác quản lý sử dụng CSVC và TBDH cần được thực hiện theo các bước của một quy trình quản lý bao gồm các nội dung như sau: Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra.
Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch
Để có thể xây dựng được một bản kế hoạch sử dụng CSVC và TBDH tốt, đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra, đồng thời đáp ứng nhu cầu đào tạo cần bao gồm các yếu tố sau:
+ Thể hiện đầy đủ và chi tiết các nội dung công việc cần thực hiện. + Xác định rõ mốc thời gian thực hiện.
+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của CBQL, GV, NV và SV.
+ Đề ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị hiện nay có đáp ứng được hay không.
+ Dự kiến các nguồn nhân lực, các tổ chức, đơn vị phối hợp, nguồn lực tài chính, thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý.
Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện về việc sử dụng CSVC và TBDH của lãnh đạo cấp trên và Nhà trường cho toàn thể CBCC, VC và SV Nhà trường được biết để thực hiện. Phân công cho một Phó hiệu trưởng phụ trách mảng CSVC nhà trường có trách nhiệm theo dõi, quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH của các Khoa, Bộ môn, Trung tâm trong Nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm phân công các cán bộ phụ trách thiết bị tại các phòng, GV kiêm nhiệm công tác quản lý thiết bị tại các Tổ bộ môn, Khoa chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC và TBDH một cách hợp lý, khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, trong đó yêu cầu các GV cần thể hiện rõ, cụ thể kế hoạch sử dụng TBDH đối với từng môn,
từng ngành. Cán bộ phụ trách TBDH có trách nhiệm phối hợp với GV và SV bố trí, sắp xếp, bảo quản các loại TBDH tại các phòng thực hành, thí nghiệm của đơn vị, chuẩn bị vật tư, điều kiện thực hành theo kế hoạch dạy học đã được phê duyệt từ Phòng Đào tạo. Sau khi kết thúc buổi học cần tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng, ghi chép nhật ký sử dụng vào sổ theo dõi tại Tổ bộ môn theo đúng quy định.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chuyên môn như: Phòng Quản trị-Thiết bị, phòng Công tác Sinh viên, Phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp với các bộ phận chuyên môn xây dựng các quy trình, quy định sử dụng CSVC và TBDH, phổ biến cho toàn thể CCVC và SV được biết. Xây dựng hồ sơ, sổ sách theo dõi sử dụng, đây là yêu cầu bắt buộc mà CCVC và SV phải thực hiện đầy đủ, thực hiện cam kết cho từng bộ phận, cá nhân nêu cao tinh thần ý thức, trách nhiệm đối với CSVC và TBDH của Nhà trường. Xây dựng quy chế thưởng phạt đối với việc sử dụng CSVC và TBDH.
- Khuyến khích GV, SV nghiên cứu, khai thác và sử dụng các phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học đa chức năng thư viện và TBDH hiệu quả, đúng quy định. Khuyến khích SV tự tìm hiểu, vận dụng CSVC và TBDH trong nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức mới.
- Tuân thủ các quy định và quy trình vận hành sử dụng TBDH đặc biệt là các trang thiết bị trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị hiện đại tại các phòng thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu cho GV, NV để đáp ứng hiệu quả sử dụng tối ưu đáp ứng nhu cầu đào tạo của Trường.
Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện
- Hiệu trưởng chỉ đạo các Khoa, Bộ môn, CB phụ trách TB và GV trong việc thực hiện sử dụng CSVC và TBDH theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên trách của Phòng Quản trị - Thiết bị phối hợp cùng Phòng Tổ chức- Hành chính theo dõi việc thực hiện của các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm trong toàn trường.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị trong toàn Trường thường xuyên: tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm trong việc sử dụng, vận hành TBDH có chức năng đặc thù ngành, chuyển giao công nghệ đối với những trang thiết bị hiện đại, có tích hợp nhiều chức năng sử dụng cho nhiều nhóm ngành chuyên môn khác nhau, từ đó có thể có thêm nhiều thông tin về tình hình sử dụng TBDH của các đơn vị, giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng của TBDH và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
- Có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời đối với các cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực, hiệu quả công tác quản lý TBDH của Nhà trường. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng sử dụng TBDH cho các đối tượng quản lý TBDH của các Khoa, Bộ môn, đặc biệt chú ý đến những CB, GV mới về Trường.
Bƣớc 4: iểm tra đánh giá
- Hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng CSVC và TBDH của các đơn vị trong toàn Trường, bao gồm: việc xây dựng kế hoạch sử dụng cụ thể đối với từng thiết bị, các kỹ năng, phương pháp sử dụng, quá trình phối hợp đồng bộ các thiết bị trong hoạt động giảng dạy.
- Trong hoạt động kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của GV, ngoài việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, thời gian dạy theo quy định cần phải kết hợp đánh giá hiệu quả sử dụng các TBDH đúng mục đích và mục tiêu bài giảng, sử dụng đúng yêu cầu của thiết bị giảng dạy.
- Công tác kiểm tra nếu thực hiện thường xuyên sẽ nâng cao được ý thức sử dụng TBDH của GV, SV. Đây có thể được xem như một tiêu chí đánh giá GV cuối năm, đánh giá việc xét lương tăng thêm hàng tháng, khen thưởng xứng đáng những cá nhân làm tốt, tập thể làm tốt, đồng thời cũng là tiêu chí để đánh giá xử phạt đối với những cá nhân, tập thể thực hiện chưa nghiêm, để có thể kịp thời chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.
d) Một số chú ý hi vận dụng