Thực trạng quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm CSVC và TBDH

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 63 - 69)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm CSVC và TBDH

Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, trong những năm qua từ sau khi Trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định nâng cấp từ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau phát triển lên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau như ngày nay, Trường đã phát triển rất nhanh chóng, chú trọng trong việc đầu tư, tận dụng tối đa nguồn ngân sách cấp của Bộ và của Tỉnh cho Trường hàng năm tuy nguồn ngân sách này còn nhiều hạn chế do tình hình tài chính chung của ngành, đồng thời tận dụng các nguồn hổ trợ kinh phí từ dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, các tổ chức phi Chính phủ hoặc các cá nhân cung cấp cho Trường để đầu tư xây dựng CSVC và TBDH có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hoạt động đào tạo tại Trường.

Nhận thức rõ vai trò của cơ sở vật chất đối với chất lượng đào tạo và quá trình phát triển bền vững của Nhà trường, những năm gần đây Trường đã đầu tư tài chính cho xây dựng cơ bản và mở rộng cơ sở, không gian học tập, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Với sự phát triển quá nhanh của Trường về số lượng cũng như chất lượng trong 5 năm trở lại đây, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị với nhiệm vụ: tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác cơ sở vật chất và thiết bị, tập trung đầu tư cho khối đa ngành, xây dựng cơ bản và sửa chữa, phân phối điều hành hệ thống phòng học, hệ thống điện, nước. Với nhiệm vụ được giao, phòng đã bố trí sắp xếp điều hành phòng học theo kế hoạch thời gian đào tạo của nhà trường; đóng mở, quản lý, vệ sinh phòng học, kiểm tra, theo dõi, sửa chữa các thiết bị dạy học. Với cách

tổ chức và điều hành như hiện nay, các phòng học vẫn hoạt động bình thường và đã phát huy gần như tối đa hiệu suất sử dụng.

Quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng, tác giả đã phỏng vấn một số nhà quản lý CSVC và TBDH ở Trường và nghiên cứu hồ sơ liên quan đến hoạt động xây dựng phát triển Nhà trường trong những năm vừa qua và thu được các kết quả như sau:

Để có thể đảm bảo đầy đủ CSVC phục vụ cho hoạt động dạy và học tại Trường được thông suốt và ổn định, hàng năm BGH Nhà trường đều chỉ đạo các bộ phận chuyên trách là Phòng Quản trị - Thiết bị lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa và nâng cấp CSVC tại trường căn cứ vào đề suất từ các Khoa, Bộ môn và các Phòng ban chức năng trong toàn Trường, những sửa chữa lớn tập trung chủ yếu vào thời gian hè (tháng 7,8 hàng năm), riêng các sửa chữa nhỏ thì tùy vào tình hình thực tế sẽ tổ chức sửa chữa để kịp thời phục vụ giảng dạy tại trường.

Đối với những dự án nâng cấp và phát triển Trường với nguồn ngân sách lớn, Trường cũng đã tiến hành lập dự án, tổ chức đấu thầu công khai có sự chứng kiến của lãnh đạo Nhà trường và các bên liên quan. Hiện tại Trường đã cơ bản hoàn thành xong phần giải tỏa mặt của 44,6 ha được UBND tỉnh Cà Mau cấp, đã lập dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tỉnh Cà Mau cấp cho Trường. Quá trình xây dựng và hoàn thiện một số hạng mục tại cơ sở 2 của trường tại Phường Tân Xuyên, Thành phố Cà Mau đang được thực hiện với diện tích xây dựng là 44 ha trên tổng diện tích đất là 44,6 ha với cơ sở hạ tầng gồm các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm trước mắt là Khoa Kinh tế - Nông nghiệp, cho sinh viên thực tập, thực hành tại đây, đồng thời Trường cũng đang tiến hành xây dựng dự án Ký túc xá sinh viên của Trường.

Trên nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng ổn định, hàng năm Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo phòng chức năng của trường lập kế hoạch mua sắm gửi cho các Khoa, Bộ môn, Phòng ban, Trung tâm căn cứ theo tình hình thực tế nhu cầu cũng như điều kiện nguồn kinh phí của Nhà trường các bộ phận, đơn vị trong trường sẽ lên danh mục các trang thiết bị cần mua sắm và gửi về đầu mối quản lý tổng hợp là Phòng Quản trị - Thiết bị. Sau khi hoàn thành việc lập các danh mục dự trù mua sắm thiết bị, vật tư tiêu hao từ các đơn vị, Phòng Quản trị - Thiết bị sẽ tiến hành công tác đấu thầu mua sắm thiết bị theo đúng quy định của Ủy Ban nhân dân tỉnh và Đề án mua sắm trang thiết bị do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hồ sơ sẽ được gửi ra Bộ để thực hiện đấu thầu công khai tập trung tất cả các đơn vị chịu sự quản lý của Bộ.

Nguồn kinh phí sử dụng cho việc mua sắm được trích lập theo quy định từ nguồn ngân sách do tỉnh Cà Mau và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp và nguồn thu hợp pháp của Trường như nguồn học phí, các nguồn dịch vụ khác từ giữ xe sinh viên, cho thuê căn tin và các dịch vụ cho thuê Hội trường và các phòng máy hoặc

các dự án tài trợ cho Trường. Các hoạt động chi đều được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được ban hành theo Quyết định số: 10/QĐ-CĐCĐ ngày 17/02/2016 và quy trình thanh toán Số:126/QĐ-CĐCĐ ngày 18/9/2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

Trang thiết bị sau khi được đấu thầu và chọn ra được đơn vị cung cấp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy Ban nhân dân tỉnh sẽ bàn giao lại cho Trường các danh mục đã trúng thầu, BGH nhà trường căn cứ kế hoạch dự trù các đơn vị chỉ đạo bộ phận chức năng tiến hành bàn giao thiết bị cho các Khoa, Bộ môn, Phòng ban theo đúng quy định, kiểm tra, vận hành và hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị cho cán bộ, giảng viên các đơn vị liên quan, đồng thời đánh giá thực trạng thiết bị sau bàn giao, nghiệm thu thiết bị.

Để có thể đánh giá khách quan nhất thực trạng quản lý công tác xây dựng, trang bị và mua sắm CSVC và TBDH ở Trường hiện nay, tác giả đã điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi 160 cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên và sinh viên, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.18:

Bảng 2.18. Đánh giá về nội dung quản lý việc xây dựng, trang bị và mua sắm CSVC và TBDH ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá

Tốt Khá Trung bình Còn yếu

SL % SL % SL % SL %

Lập kế hoạch xây dựng, trang

bị, mua sắm CSVC và TBDH 21 13,1 83 51,9 46 28,8 10 6,2 Tổ chức việc xây dựng, trang

bị, mua sắm CSVC và TBDH 14 8,7 86 53,8 47 29,4 13 8,1 Chỉ đạo thực hiện việc xây

dựng, trang bị, mua sắm CSVC và TBDH

18 11,3 83 51,9 49 30,6 10 6,2 Kiểm tra, đánh giá việc xây

dựng, trang bị, mua sắm CSVC và TBDH

17 10,6 74 46,3 59 36,9 10 6,2

Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy việc thực hiện công tác quản lý hoạt động xây dựng, trang bị và mua sắm CSVC và TBDH trong Trường hiện nay là tương đối tốt, BGH đã chỉ đạo quyết liệt các bộ phận chức năng lập kế hoạch, đồng thời tổ chức thực hiện công tác này một cách đầy đủ, hợp lý, đúng quy trình, quy chế hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau và của Trường

về mua sắm, trang bị thiết bị dạy học một cách kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo của Khoa, Bộ môn trong Nhà trường. Mặt khác quá trình đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý này cũng luôn được lãnh đạo Nhà trường quan tâm và thực hiện cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến khảo sát cho rằng công tác quản lý hoạt động này vẫn còn yếu nguyên nhân chủ yếu là do một số tổ, bộ môn trực thuộc các Khoa một số thầy, cô, cán bộ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này vì chưa thực sự nắm rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng TBDH để đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, chưa có một bảng kế hoạch mua sắm, trang bị phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo, phát triển nghiên cứu ứng dụng của Khoa, Bộ môn, do đó Nhà trường không có cơ sở để đáp ứng kịp thời, làm chậm trễ hoạt động đào tạo của Khoa, ảnh hưởng hoạt động đào tạo chung của Nhà trường. Mặt khác, nguồn kinh phí dành cho mua sắm chủ yếu từ ngân sách Nhà nước nên còn hạn hẹp, nguồn thu của Trường không nhiều chủ yếu từ nguồn học phí cũng là vấn đề khó khăn.

Ngoài ra, việc xây dựng và nâng cấp cơ sở 1 của Nhà trường còn tùy thuộc rất nhiều vào nguồn ngân sách do Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau và cấp trên nên rất hạn chế trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, làm chậm trễ đến quá trình phát triển của Nhà trường.

Tóm lại, để công tác quản lý này đạt được hiệu quả tốt nhất Ban giám hiệu Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa, chỉ đạo quyết liệt và có chế tài cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Ngoài ra cần tận dụng tối đa các nguồn kinh phí từ dự án để đầu tư trang bị và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho các phòng thí nghiệm, thực hành, đặc biệt là các bộ môn, khoa còn thiếu nhằm thực hiện mục tiêu và sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

CSVC và TBDH trong một trường Đại học, Cao đẳng mà đặc biệt là Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau là nơi đào tạo đa ngành, đa phương thức khác nhau nhưng chung nhất thì công tác quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đảm bảo cho thiết bị hoạt động hết công suất, hiệu quả sử dụng sẽ quyết định chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, hàng năm Phòng Đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch dạy học cho cả năm học bao gồm hoạt động giảng dạy lý thuyết trên giảng đường, thực hành tại các phòng thực hành, thí nghiệm và cả kế hoạch thực hành của sinh viên tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản và các cơ sở nuôi tôm, cua, cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau gửi cho các Khoa và Bộ môn, Phòng ban trong toàn Trường.

thực hiện việc quản lý các phòng học và trang thiết bị dạy học tại giảng đường, phòng học, phòng máy, phòng thí nghiệm của Nhà trường, bộ phận này sẽ tiếp nhận lịch học phân bổ tại các giảng đường, phòng học, phòng máy hàng tuần của Phòng Đào tạo để thực hiện công việc đóng, mở cửa cho các lớp học theo lịch giảng dạy .

Qua tìm hiểu và phỏng vấn cán bộ phụ trách thiết bị của Bộ phận kỹ thuật thì hiện nay bộ phận này đang quản lý, được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy như: máy chiếu, màn chiếu, hệ thống loa và mic không dây cầm tay. Hàng ngày, Bộ phận kỹ thuật sẽ mở cửa và đóng cửa đúng theo quy định của Nhà trường, những giảng đường, phòng học, phòng máy không có lịch học thì không mở cửa, bộ phận này thường xuyên kiểm tra, nếu lớp nào học xong thì khóa lại để đảm bảo an toàn thiết bị. Mặt khác, để có thể phục vụ thiết bị tại các phòng học, giảng đường, phòng máy thì hàng ngày, vào đầu mỗi buổi học, sinh viên sẽ đến Bộ phận kỹ thuật đăng ký nhận điều khiển và mic cho các giảng viên giảng dạy, sinh viên sẽ ký vào sổ và gửi lại thẻ SV hoặc CMND cho Bộ phận kỹ thuật. Sau mỗi buổi học xong, Bộ phận kỹ thuật sẽ đi đóng cửa, đồng thời kiểm tra đảm bảo an toàn thiết bị.

Ngoài ra, đối với các phòng thực hành, thí nghiệm trong Trường, Trưởng các Khoa, Bộ môn đều phân công cán bộ phụ trách tại các phòng thực hành của khoa, bộ môn mình, hiện tại nhà Trường có tổng cộng 04 phòng thí nghiệm và trại thực hành, tương ứng với 04 Khoa, Bộ môn trực thuộc. Các phòng thực hành được trang bị rất nhiều máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành, các thiết bị này đều rất mới và hiện đại. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với các phòng thực hành, thí nghiệm tương ứng với mỗi thiết bị phải có tối thiểu 2 cán bộ biết cách sử dụng để có thể hướng dẫn cho sinh viên thực tập, lập sổ nhật ký sử dụng trang thiết bị tại mỗi phòng thực hành và sau mỗi buổi học cán bộ phụ trách sẽ phải ký xác nhận sử dụng vào sổ. Trang thiết bị thực hành xong phải được sắp xếp và quản lý gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn tránh mất mát và hư hỏng, các phòng thực hành chất lượng cao còn được trang bị thêm điều hòa nhiệt độ để bảo quản thiết bị được tốt hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu thực hành nhiều nhưng số phòng thực hành còn thiếu phải ghép tổ, ghép lớp để thực hành nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Việc quản lý thiết bị phục vụ tại thư viện của Trường cũng được quan tâm, hiện tại thư viện có 2 phòng đọc điện tử dành cho cán bộ và sinh viên. Hàng ngày, cán bộ thư viện cũng thường xuyên đón tiếp sinh viên và giảng viên đến tham khảo tài liệu, học tập và nghiên cứu, tra cứu tài liệu tại đây. Tuy nhiên, do thư viên đặt phía sau khu mở rộng của cơ sở 1 nên rất khó khăn cho sinh viên tham gia học tập và tham khảo tài liệu, do đó số lượng sinh viên đến rất hạn chế, mặc khác tài liệu chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y cũng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu tham khảo tài

liệu của giảng viên và sinh viên Nhà trường.

Để có thể đánh giá được thực trạng công tác quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH tại trường hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi cán bộ quản lý thiết bị, giảng viên, chuyên viên, sinh viên và thu được kết quả theo bảng 2.19:

Bảng 2.19. Đánh giá về nội dung quản lý việc sử dụng CSVC và TBDH ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá Tốt Khá Trung bình Còn yếu SL % SL % SL % SL % Lập kế hoạch sử dụng CSVC và TBDH 31 19,4 85 53,1 40 25,0 4 2,5 Tổ chức bộ máy sử dụng CSVC và TBDH 19 11,9 91 56,9 42 26,2 8 5,0

Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng

CSVC và TBDH 30 18,7 82 51,3 43 26,9 5 3,1

Kiểm tra, đánh giá việc sử

dụng CSVC và TBDH 16 10,0 86 53,8 46 28,7 12 7,5 Từ kết quả khảo sát ở trên có thể thấy rằng hiện nay công tác quản lý sử dụng CSVC và TBDH ở Trường được thực hiện khá tốt. Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng CSVC và TBDH các đơn vị đã chấp hành khá tốt chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận đơn vị, cán bộ lãnh đạo thực hiện công tác này chưa tốt, trang thiết bị mua về nhưng lại không có kế hoạch sử dụng gây lãng phí, mặt khác cán bộ chưa được đào tạo về quy trình vận hành sử dụng thiết bị cũng là một

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng cộng đồng cà mau 1 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)