8. Cấu trúc của đề cương luận văn
3.2.4. Biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp
giáo dục trong Nhà trường là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý CSVC và TBDH. Vì vậy, cụ thể hoá là điều cần thiết để phát huy hết tác dụng của các phương pháp sử dụng. Trang thiết bị có tính đa dạng về chủng loại, quy trình vận hành, sử dụng, đặc biệt là thiết bị thuộc nhóm ngành, nghề khác nhau, rất đa dạng và hiện đại, một thiết bị có thể có nhiều công năng và lĩnh vực áp dụng khác nhau do đó Cán bộ phụ trách TBDH, GV, NV cần phải nắm rõ về thiết bị do mình quản lý, nắm chắc quy trình sử dụng thì mới có thể hướng dẫn SV học tập và tiến đến tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng thực tiễn trong cộng đồng xã hội.
3.2.4. Biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH CSVC và TBDH
a) Mục tiêu của biện pháp
CSVC và TBDH trong trường Cao đẳng, Đại học đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực thì CSVC và TBDH có vị trí tiên quyết trong việc thực hiện mục tiêu và chương trình đào tạo. Do đó, việc tận dụng tối đa công năng sử dụng của CSVC và trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị chuyên ngành sẽ giúp cho hoạt động đào tạo của trường hoàn thành được mục tiêu, bên cạnh đó song song quá trình sử dụng cần phải được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo quy định của nhà sản xuất. Mặt khác, quản lý tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng sẽ có tác dụng làm tăng tuổi thọ của công trình, thiết bị, giảm
thiểu hao mòn trong quá trình sử dụng, đảm bảo cho thiết bị lúc nào cũng ở trạng thái hoạt động tốt nhất, hạn chế thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường, Nhà nước. Thông qua công tác này giúp cho CBQL, NV, GV và SV nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo quản CSVC và TBDH của Trường.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác bảo quản, sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH là một trong những chương trình mục tiêu quản lý CSVC và TBDH với mục đích sử dụng có hiệu quả, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, đúng cách và tận dụng hết CSVC và TBDH hiện có từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường.
b) Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng quán triệt việc triển khai các văn bản hướng dẫn, thông báo, công văn chỉ đạo về quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và các quy định về công tác sửa chữa CSVC và TBDH của cấp trên và nhà trường đến toàn thể CBQL, VC, GV, NV trong trường. Phân công một Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác này.
- Trưởng các Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm trong trường triển khai việc bảo quản, bảo dưỡng cho GV, cán bộ phụ trách thiết bị của đơn vị, SV biết thực hiện.
- Tăng cường nâng cao nhận thức của SV nhà trường trong việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị trong quá trình sử dụng và sau khi sử dụng xong.
- Các đơn vị chức năng trong trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra đánh giá tình hình bảo quản, bảo dưỡng, kịp thời phát hiện CSVC hư hỏng, TBDH hỏng hóc không sử dụng báo cáo để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời điều kiện học tập của SV và giảng dạy của GV.
c) Tổ chức thực hiện
Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch
- Hiệu trưởng kiểm tra thường xuyên, đôn đốc các bộ phận QL CSVC và TBDH thực hiện và thực hiện tốt chế độ bảo quản, bảo dưỡng CSVC, phòng thí nghiệm, thực hành, các TBDH trang bị kèm theo, đồng thời thống kê kịp thời những hao mòn, hư hỏng, không sử dụng của TBDH, có kế hoạch báo cáo sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế kịp thời.
- Chỉ đạo các bộ phận, đơn vị trong trường phối hợp cùng các bộ phận chức năng lập kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đặc biệt công tác bảo dưỡng thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành của GV và SV cần được quan tâm và thực hiện kịp thời và nhanh chóng.
Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị, Phòng Công tác Sinh viên phối hợp với các đơn vị trong trường xây dựng hệ thống văn bản quy định công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH, quy định sử dụng và bảo quản phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện trường một cách cụ thể, và phổ biến đây là quy định bắt buộc tất cả CBQL, NV, GV, SV phải thực hiện. Từ đó có văn bản cam kết trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận để nâng cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn, bảo quản CSVC và TBDH của Trường.
- Yêu cầu các Khoa, Bộ môn, Trung tâm sắp xếp các phòng thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu gọn gàng, hợp lý, khoa học, thuận tiện trong sử dụng, bảo quản, khi cần thiết có thể bảo trì, bảo dưỡng.
- Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, công cụ bảo quản, vệ sinh: chổi quét máy, máy hút bụi, hút ẩm đối với những thiết bị bảo quản trong phòng điều hoà, quạt thông gió, quạt hút,….các loại hoá chất diệt côn trùng, chống ẩm thấp, mối mọt.
Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện
- Hiện nay, Trường Cao đẳng Cộng Đồng Cà Mau được đầu tư xây dựng về CSVC rất khang trang, cũng như trang bị rất nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo nguồn nhân lực với nhiều chủng loại và số lượng ngày càng tăng. Vì vậy, yêu cầu đối với GV, NV và SV cần nắm vững quy trình vận hành, các yêu cầu về sử dụng, hướng dẫn của nhà sản xuất, như vậy mới thực hiện tốt quy trình bảo quản, bảo dưỡng CSVC và TBDH. Thực hiện thành thạo thiết bị, các kỹ năng thao tác trên từng loại thiết bị khác nhau.
- Công tác bảo quản phải được thực hiện thường xuyên sau khi kết thúc các buổi thực hành, thí nghiệm tại các phòng thực hành, phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp thiết bị, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp theo đúng quy định của phòng thực hành, việc này do CB phụ trách thiết bị của tổ BM, GV và SV chịu trách nhiệm thực hiện.
- Công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thường xuyên CSVC và TBDH thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách kỹ thuật của Phòng Quản trị - Thiết bị, có trách nhiệm phối hợp các bộ phận trong trường thực hiện tốt công tác này.
Bƣớc 4: iểm tra đánh giá
- Công tác kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng CSVC và TBDH phải được quán triệt tầm quan trọng và thực hiện một cách thường xuyên. CSVC, cũng như TBDH trong trường hiện nay là rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau tùy thuộc vào từng chuyên ngành, nghề đào tạo, do đó chế độ bảo quản, cất giữ cũng phải được phân loại và thực hiện khác nhau. Thông qua việc kiểm tra Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo chủ động hơn trong công tác quản lý CSVC và TBDH trong Trường.
nắm chắc được tình hình thực trạng các trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất của trường hiện nay như về chất lượng công trình, chất lượng thiết bị, số lượng thiếu đủ, mức độ hư hỏng để từ đó xác định các nguyên nhân tiến hành nhắc nhở, chấn chỉnh và có kế hoạch chỉ đạo, bổ sung, thay thế kịp thời CSVC và TBDH tại Trường.
- Đối với nội dung kiểm tra cần tập trung vào việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng có được thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi thực hiện các đợt kiểm tra, cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm, nêu lên những ưu điểm, có giải pháp khắc phục khuyết điểm, tránh để những tồn tại kéo dài, chậm thay đổi, khắc phục.
d)Một số chú ý hi vận dụng
- CSVC và TBDH liên quan đến phòng thực hành, thí nghiệm là những trang thiết bị, công trình gắn liền có những yêu cầu đảm bảo về công tác bảo quản, bảo trì riêng, do đó khi thực hiện công tác này cần phải theo đúng quy trình, quy định của nhà cung cấp thiết bị, quy định của nhà sản xuất.
Việc thực hiện bảo quản, bảo dưỡng không chỉ đơn thuần làm cho thiết bị tránh được sự hao mòn, hư hỏng không đáng có trong quá trình sử dụng, vận hành mà còn làm cho thiết bị có thể hoạt động hết công suất, phát huy hết công năng sử dụng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đào tạo tại Trường hiện nay.