8. Cấu trúc của đề cương luận văn
1.3.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy họ cở trường cao đẳng trước bố
bối cảnh đổi mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 65/2007/QĐ - BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại, cao đẳng như sau:
Thư viện của trường đại học, cao đẳng có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.
Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.
Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.
Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định.
Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.
Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.
Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.
Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.
Căn cứ vào quy định trên, việc trang bị CSVC và TBDH ở trường cao đẳng cần được thực hiện như sau:
Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo của nhà trường (đồng bộ giữa trường sở với phương thức tổ chức dạy học; giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị giáo dục; giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng; giữa trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau…).
Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong khu vực nhà trường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng; bố trí hợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư, phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương nhằm làm cho quá trình giảng dạy, giáo dục của giáo viên và học tập của sinh viên diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người nhiều nhất tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và dạy học; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, không để cho các phương tiện vật chất kỹ thuật nằm chết trong các kho chứa, mà phải làm cho từng HSSV được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại.
Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường vì nó là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
Cụ thể:
Trường sở: đủ diện tích, cấu trúc phù hợp với qui mô đào tạo, khang trang, khuôn viên có không gian cây xanh, đủ nhà vệ sinh. Môi trường xung quanh trường học không tác động xấu đến việc giảng dạy, học tập và sự an toàn của giảng viên, sinh viên. Lớp học đủ ánh sáng, đủ thoáng khí, bàn ghế, bảng phấn viết, máy chiếu, màn chiếu……
chung, kiến thức chuyên ngành, nơi đọc sách tiện nghi, có nhân viên (Thủ thư) điều hành tổ chức quản lý thư viện.
Các phương tiện nghe - nhìn như: Máy chiếu (projector), máy chiếu vật thể (camera), máy chiếu phim (video), máy tính nối mạng Internet, mạng wifi các khu vực học sinh, sinh viên tra cứu.
1.4. Nội dung quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trƣờng cao đẳng
1.4.1. Mục tiêu quản lý CSVC và TBDH ở trường cao đẳng
Công tác quản lý CSVC và TBHD ở trường cao đẳng nhằm mục tiêu sau đây: - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu cho dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Sử dụng cơ sở vật chất sư phạm nhà trường đạt hiệu quả cao: Huy động tối đa cơ sở vật chất nhà trường phục vụ công tác giảng dạy và học tập của nhà giáo và người học trong nhà trường để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
- Quản lý tốt cơ sở vật chất sư phạm nhà trường: Bảo quản hệ thống CSVC, kỹ thuật theo đúng các quy định của Nhà nước. Đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đòi hỏi về chất lượng giáo dục với những điều kiện cần thiết cho việc hiện thực hóa những đòi hỏi đó.
1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị ở trường cao đẳng
a) Quản lý việc xây dựng ế hoạch trang bị, mua sắm CSVC và TBDH
- Thành lập Ban kiểm kê của trường để tiến hành kiểm kê định kỳ hàng năm theo quy định để có thống kê chính xác về số lượng trang thiết bị, tình trạng của các thiết bị hiện có, từ đó nắm được sự thừa thiếu của CSVC và TBDH so với yêu cầu, đồng thời đánh giá được tình hình bảo quản, sử dụng, hiệu quả khai thác CSVC và TBDH trong toàn trường.
- Các bộ phận chức năng căn cứ vào hiện trạng trên để lập kế hoạch tổng thể đầu tư trang bị, mua sắm CSVC và TBDH cho năm tiếp theo với các số liệu thật cụ thể về cấu hình, chủng loại, số lượng và đặc biệt là xuất xứ của thiết bị. Trong kế hoạch đầu tư, mua sắm phải mang tính trọng điểm, ưu tiên cho những CSVC và TBDH quan trọng, trọng điểm đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của công tác dạy học (lý thuyết và thực hành) trong nhà trường.
- Lập dự toán các nguồn vốn để huy động cho mua sắm, trình duyệt chi ngân sách, đề nghị các kế hoạch khai thác kinh phí mang tính khả thi, chú trọng các nguồn vốn huy động hợp lý từ bên ngoài để xã hội hóa nguồn vốn.
- Tìm hiểu các danh mục cung ứng CSVC và TBDH hàng năm của các đơn vị tham gia chào hàng, các hội chợ triển lãm, giới thiệu CSVC và TBDH để lựa chọn những danh mục cần mua sắm phù hợp với điều kiện của nhà trường để đề xuất cho
hội đồng mua sắm quyết định.
- Quản lý trình tự, thủ tục mua sắm theo đúng quy định và tính chất của nguồn vốn, theo quy định của Nhà nước.
- Nghiệm thu thiết bị và giao cho cho các đơn vị, bộ phận liên quan quản lý, chỉ đạo kế toán hoạch toán theo quy định.
b) Quản lý việc khai thác, sử dụng các CSVC và TBDH
- Xây dựng đủ các loại phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực nghiệm để tổ chức và đưa trang thiết bị vào quá trình dạy học sao cho đảm bảo được dễ nhìn, dễ lấy, thuận lợi cho sử dụng và dễ bảo quản.
- Giới thiệu cho toàn thể cán bộ, giảng viên những CSVC và TBDH hiện có của đơn vị, của nhà trường để mỗi giáo viên có thể lập được kế hoạch sử dụng thiết bị trong dạy học và nghiên cứu khoa học của mình, tránh hiện tượng có thiết bị mà không sử dụng.
- Xây dựng quy chế sử dụng, giao rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cho các bộ phận và cá nhân liên quan.
- Kiểm tra thường xuyên để đánh giá được hiệu quả sử dụng, đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng và xử phạt cụ thể.
- Đánh giá định kỳ hàng năm về quá trình khai thác, sử dụng CSVC và TBDH để rút kinh nghiệm cho kế hoạch trang bị sử dụng cho năm tiếp theo.
c) Quản lý việc bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý CSVC và TBDH
- Thành lập hoặc giao kiêm nhiệm công tác bảo dưỡng, sửa chữa cho một bộ phận quản lý.
- Quy định trách nhiệm bảo quản cho các bộ phận.
- Dành nguồn vốn cho việc bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa.
- Xây dựng cơ chế thông tin phản ánh về tình trạng thiết bị định kỳ cho bộ phận quản lý CSVC và TBDH.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm kê tài sản định kỳ.
- Sửa chữa và phục hồi các thiết bị hư hỏng, xuống cấp, báo cáo thanh lý đối với các thiết bị hỏng không còn sửa chữa được để hội đồng thanh lý thẩm định và báo cáo cấp trên cho thanh lý tài sản.
- Kiểm tra, đánh giá việc bảo dưỡng, sửa chữa.
- Kiểm tra việc thanh lý tài sản đảm bảo đúng danh mục, chủng loại, quy cách.
d) Quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong nhà trường nhằm nâng cao trình độ sử dụng CSVC và TBDH:
xác định số lượng gửi đi đào tạo, các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung các kiến thức về kỹ năng sử dụng CSVC và TBDH,…
+ Xây dựng môi trường đoàn kết, dân chủ, đồng thuận và luôn luôn học tập. - Quản lý việc tự làm các TBDH phục vụ quá trình giáo dục:
TBDH tự làm, ngoài các chức năng của một loại TBDH thông thường còn bao hàm những ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa sư phạm sâu sắc, giúp bổ sung một lượng lớn thiết bị hàng năm mà ngân sách Nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, tận dụng được một khối lượng lớn vật liệu đáng ra đã bị bỏ đi.
Trong quản lý giáo dục, cần xem việc tự làm TBDH là một hoạt động sư phạm quan trọng để đặt đúng vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo khai thác hết các ý nghĩa cả về mặt sư phạm học lẫn kinh tế học mà hoạt động này đem lại. Do đó các nhà quản lý cần phải:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, của giảng viên, HSSV, các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động tự làm TBDH đem lại. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ để khai thác triệt để các lợi ích;
+ Đưa vào kế hoạch chỉ đạo chung về TBDH của cả năm học; + Tổ chức các hội thi về sáng tạo TBDH;
+ Có chế độ thi đua, khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị làm được thiết bị, tự làm hoặc nâng cấp, sửa chữa thiết bị.
+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng, quá trình duy tu, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị để phát huy tác dụng.
Cơ sở vật chất và TBDH luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung, chương trình dạy học, chương trình giáo dục. Bên cạnh đó, một nhà trường được trang bị hệ thống CSVC và TBDH hiện đại và quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị đó sẽ làm tăng lên rất nhiều về uy thế của nhà trường, bởi vì điều này nói lên được việc giáo dục của nhà trường theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, quản lý CSVC và TBDH là một trong những công việc quan trọng trong quản lý nhà trường. Việc nắm chắc lý luận, tuân thủ các nguyên tắc quản lý cùng với sự linh động, khéo léo của nghệ thuật quản lý trong các hoạt động quản lý sẽ giúp các nhà quản lý vận hành hệ thống quản lý của mình theo chiều hướng ổn định và phát triển.
1.4.3. Các yêu cầu trong công tác quản lý CSVC và TBDH ở trường cao đẳng
Từ lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường cho thấy, để quản lý tốt các CSVC và TBDH, người Hiệu trưởng cần nắm vững các yêu cầu sau:
- Các yêu cầu về nội dung chương trình và phương pháp bộ môn, quy định cụ thể CSVC và TBDH cho từng môn học và cho các hoạt động giáo dục khác;
- Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ giữa CSVC và TBDH trong danh mục được cấp phát và các TBDH do giáo viên và HSSV tự làm;
- Có kế hoạch quản lý, chỉ đạo việc trang bị, sử dụng CSVC và TBDH có hiệu quả. Giữ gìn và bảo quản tốt các CSVC và TBDH đã được trang bị;
- Phải có những chủ trương tập trung mọi nguồn lực cho việc trang bị CSVC và TBDH đáp ứng các yêu cầu sử dụng CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng dạy học; - Phải có tư duy sáng tạo, mạnh dạn áp dụng các biện pháp quản lý mới để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý CSVC và TBDH .
1.4.4. Các nguyên tắc quản lý CSVC và TBDH ở trường cao đẳng
Quản lý hệ thống cơ sở vật chất sư phạm nhà trường đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc về tính mục đích của quản lý CSVC và TBDH
Khi sử dụng một CSVC vàTBDH nào đó phải xác định được mục đích của nó theo chương trình dạy học. Nếu CSVC và TBDH không có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học, đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì không nên sử dụng nó, vì điều đó sẽ đem lại các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.
Quản lý CSVC và TBDH là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà trường. Quản lý CSVC và TBDH là để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
* Nguyên tắc tính hai mặt hành chính và chuyên môn trong quản lý CSVC và TBDH
Quản lý CSVC và TBDH phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên môn. Kế hoạch và nội dung quản lý chuyên môn phải đồng bộ và ăn khớp với kế hoạch quản lý hành chính. Ngược lại, kế hoạch và nội dung quản lý hành chính phải nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy học. Việc trang bị, sử dụng và bảo quản các CSVC và TBDH phải tuân thủ các thủ tục quản lý hành chính.
* Nguyên tắc tính khoa học và thực tiễn trong quản lý CSVC và TBDH
Nguyên tắc này đòi hỏi việc trang bị, sử dụng CSVC và TBDH phải xuất phát từ yêu cầu của việc thực hiện nội dung, chương trình và phương pháp dạy học cùng các điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực phải được sắp xếp, bố trí một cách tối ưu sao cho việc trang bị, sử dụng và bảo quản các CSVC và TBDH đạt hiệu quả cao nhất.
* Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ trong quản lý CSVC và TBDH
Quản lý CSVC và TBDH là làm cho các CSVC và TBDH của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ.
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật cho việc dạy học và giáo dục (đồng bộ giữa trường sở và phương thức tổ chức dạy học, giữa chương trình, sách và thiết bị dạy học, giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng, giữa