Các khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm có liên quan

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a. Quản lý: Hiện nay, hoạt động quản lý thƣờng đƣợc định nghĩa:

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức”.

Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kiến hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Các khái niệm trên có những ý chung, đó là:

- Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức. - Là những tác động có định hƣớng, có mục tiêu xác định.

- Là những tác động phối hợp của nhiều cá nhân để đạt mục tiêu của tổ chức. Theo tác giả Lê Quang Sơn, Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trƣờng. Tài liệu chuyên đề sau đại học(2017): “Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức( bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật…), chỉ đạo điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót( nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý(CTQL)- người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý( người bị quản lý và các yếu t chịu ảnh hưởng tác động của CTQL) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… bằng một hệ th ng các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý”, (Trang 02).

b. Quản lý giáo dục

Theo tác giả Lê Quang Sơn: Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trƣờng. Tài liệu chuyên đề sau đại học (2017): “QLGD đƣợc hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn thể các phần tử và các lực lƣợng trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành đúng tính chất, nguyên lý và đƣờng lối phát triển giáo dục, mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.

Nhƣ vậy, QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên theo nghĩa rộng của giáo dục với việc thực hiện triết lý giáo dục thƣờng xuyên và triết lý giáo dục suốt đời thì ngoài tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo

giáo dục cho mọi người.Cho nên:

QLGD là quản lý hệ th ng giáo dục bằng sự tác động có mục đích,có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của những chủ thể QLGD lên toàn bộ các mắt xích của hệ th ng giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ th ng đạt tới mục tiêu giáo dục (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù h p với yêu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn cụ thể”. ( Trang 14)

c. Quản lý nhà trường

Quản lý giáo dục phải hƣớng đến quản lý nhà trƣờng. Quản lý trƣờng học theo quan niệm của Đặng Thị Thanh Huyền cho rằng: “Quản lý trƣờng học là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể ngƣời dạy, ngƣời học, nhân viên, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục”

1.2.2. Tài chính, Quản lý tài chính, tài chính trong nhà trường, nguồn lực tài chính

a. Tài chính: Bàn về khái niệm tài chính theo từ điển Tiếng Việt: “Tài chính là việc quản lý thu, chi tiền bạc trong một tổ chức xã hội hay một nƣớc” Theo Nguyễn Công Giáp: “Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ thu tiền nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Bản chất của tài chính phản ánh

mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của các chủ thể trong xã hội”

b. Quản lý tài chính: Nói đến QLTC, theo Nguyễn Công Giáp & ctg (2013), QLTC là việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ nhƣ lập dự toán, hạch toán kế toán, kiểm toán nhằm QL các nguồn vốn tự có và coi nhƣ tự có và sử dụng các nguồn kinh phí đó đúng theo chế độ tài chính quy định hiện hành của Nhà nƣớc

Theo Nguyễn Sỹ Thƣ, Đặng Quốc Bảo cho rằng: QLTC là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý để đảm bảo hiệu quả của quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích đã đề ra.

c. Tài chính trong nhà trường: “Tài chính trong nhà trƣờng là nguồn vốn bằng tiền (thể hiện qua kinh phí, ngân sách) để nhà trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục, ở đây chính là mục tiêu Nhân cách và Nhân lực. Nói cách khác, tài chính-đồng tiền vận dụng vào nhà trƣờng sẽ hình thành sản phẩm có chức năng “kép”: Nhân cách và sức lao động” Nguyễn sỹ Thƣ.

Hoạt động tài chính trong nhà trƣờng trong bối cảnh mới phải đƣợc coi là hoạt động đầu tƣ cho sự phát triển.

d. Nguồn lực tài chính: Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính. Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hƣớng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chƣơng trình, loại hình trƣờng lớp và các loại hình giáo dục - đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể dân cƣ trong xã hội. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ bên cạnh các trƣờng công, đã phát triển trƣờng dân lập, tƣ thục ở các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trƣờng, các cơ sở giáo dục bao gồm nguồn NSNN và ngoài NSNN, trong đó NSNN đóng vai trò chủ yếu.

Các nguồn thu phản ảnh qua NSNN: thu học phí và thu lệ phí.

Các nguồn thu sự nghiệp khác: từ nghiên cứu khoa học và dịch vụ tƣ vấn; quà biếu, quà tặng, đóng góp từ thiện.

Nguồn ngoài NSNN là những nguồn vốn tiền tệ đƣợc Nhà nƣớc cho phép huy động trực tiếp trong xã hội để sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục (sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế; đóng góp của nhân dân; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; nguồn hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo).

Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo, phần chi cho giáo dục từ NSNN hiện nay đƣợc giới hạn trong trách nhiệm của Nhà nƣớc cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai thác và tạo lập vốn.

Trong trƣờng THPT, nguồn tài chính của nhà trƣờng ngoài NSNN cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng bao gồm: Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: học phí, lệ phí tuyển sinh…

Các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trƣờng: các khoản thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của nhà trƣờng, khai thác cơ sở vật chất dịch vụ do trƣờng cung cấp; thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xƣởng của nhà trƣờng, sản phẩm thí nghiệm…

Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật nhƣ tiền lãi tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Ngoài những khoản thu sự nghiệp nêu trên, các trƣờng THCS đƣợc phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để phục vụ cho hoạt động hợp pháp của nhà trƣờng theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.3. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và yêu cầu, trách nhiệm của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo trách nhiệm của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

- Cơ chế tự chủ là cơ chế chính sách quản lý tài chính theo hƣớng tăng cƣờng tự chủ cho các trƣờng trung học phổ thông. Đối với trƣờng THCS công lập cơ chế quản lý căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và đƣợc thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.

- Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý trƣờng trung học phổ thông là:

+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trƣờng trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của nhà trƣờng để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho CB, GV, NV.

+ Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.

+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trƣờng phổ thông, Nhà nƣớc vẫn quan tâm đầu tƣ để hoạt động giáo dục phổ thông ngày càng phát triển.

- Các định hƣớng đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập: Đổi mới phƣơng thức xây dựng và giao kế hoạch NS; tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan QLNN ở địa phƣơng trong việc lập và thực hiện kế hoạch NS; xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục; đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ ngƣời học; tăng cƣờng trách nhiệm của các trƣờng trong QLTC; đổi mới hoạt động giám sát tài chính giáo dục.

1.2.4. Quản lý hoạt động tài chính trường Trung học cơ sở theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

* Phân cấp trong quản trị tài chính đ i với trường trung học cơ sở i với trường trung học cơ sở: Việc phân cấp quản trị tài chính có tác động rất lớn đến hoạt động quản trị tài chính nhà trƣờng hƣớng đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

- Việc phân cấp thúc đẩy sự tham gia của những bên liên quan đến hoạt động tài chính trong trƣờng, của các cấp, các ngành, của chính quyền, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Tác động tích cực đến việc thực hiện minh bạch, công khai trong công tác tài chính của nhà trƣờng. Phân cấp nói chung, phân cấp trong quản trị tài chính nói riêng đặt vai trò trách nhiệm, nhấn giải trình của cấp dƣới với cấp trên, của cấp trên với cấp dƣới và với các bên liên quan theo quy định. Phân cấp quản trị tài chính tạo điều kiện cho nhân dân đƣợc tiếp cận với giáo dục trung học cơ sở đƣợc tốt hơn, đặc biệt là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đƣợc và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Tăng thêm các nguồn tài chính cho nhà trƣờng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nhà trƣờng đầu tƣ cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, kế hoạch phát triển CSVC, TB-CN, kế hoạch cải thiện, nâng cao thu nhập cho giáo viên để thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình GDPT 2018;

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Tăng cƣờng tính linh hoạt, tinh thần chủ động của các trƣờng trung học cơ sở, đáp ứng việc đổi mới Chƣơng trình, sách giáo khoa hiện nay.

- Thực tế hiện nay khi chƣa có văn bản hƣớng dẫn hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, phần lớn các trƣờng trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nƣớc ta đang thực hiện tự chủ nói chung và tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP kết hợp với Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng

bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

- Ngoài 4 mức độ tự chủ cụ thể đã đƣợc nêu trên, tất cả các trƣờng trung học cơ sở công lập đƣợc tự chủ về:

+ Chi tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm; + Trích lập các quỹ;

+ Tự chủ trong giao dịch tài chính;

+ Vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp.

- Việc thực hiện tự chủ trong chi tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm; trích lập các quỹ; tự chủ trong giao dịch tài chính và vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp đối với các trƣờng trung học cơ sở công lập thực hiện theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. - Mục tiêu quản trị tài chính trƣờng trung học cơ sở hƣớng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh

- Mục tiêu quản trị tài chính trƣờng trung học cơ sở theo hƣớng tự chủ là:

- Trao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho trƣờng trung học cơ sở hƣớng đến việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy tính sáng tạo, năng động, phát huy mọi khả năng của nhà trƣờng để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu; nâng cao thu nhập cho đội ngũ giáo viên; nhằm từng bƣớc nâng cao kết quả dạy và học, xây dựng “thƣơng hiệu riêng” cho đơn vị mình;

- Nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL và GV, tăng cƣờng CSVC, KT-CN cho nhà trƣờng góp phần nâng cao kết quả giáo dục học sinh.

- Cải tiến và giám sát chặt chẽ hoạt động quản trị tài chính của nhà trƣờng bao gồm: xây dựng kế hoạch tài chính; quản lý thu – chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính; công khai minh bạch tài chính nhà trƣờng...

- Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển nhà trƣờng, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với trƣờng trung học cơ sở, nhà nƣớc vẫn quan tâm đầu tƣ để các hoạt động của nhà trƣờng ngày càng phát triển tốt hơn; bảo đảm cho học sinh các đối tƣợng chính sách -

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)