Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 57 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

-Trình độ quản lý của lãnh đạo các trƣờng THCS: Trình độ quản lý ở đây cụ thể là Hiệu trƣởng nhà trƣờng tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị . Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng điều này có ảnh hƣởng rất lớn và có tính chất quyết định đến việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị cũng nhƣ việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý tài chính nhà trƣờng theo quan điểm tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Do vậy, quản lý tài chính nhƣ thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao cũng bị tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức của ngƣời đứng đầu nhà trƣờng về quản lý tài chính sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của trƣờng.

-Chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng nói chung, kế hoạch tài chính dài hạn của nhà trƣờng nói riêng: Chiến lƣợc phát triển của mỗi trƣờng khác nhau sẽ tác động đến phƣơng cách quản lý tài chính thời điểm hiện tại, chi phối đến việc quản lý chi và thực hiện các khoản thu khác nhau. Theo những mục tiêu, chiến lƣợc khác nhau, mỗi trƣờng sẽ có kế hoạch quản lý tài chính khác nhau. Quy mô của mỗi nhà trƣờng THCS công lập cũng ảnh hƣởng tới các quan hệ tài chính khác nhau trong đơn vị nhƣ việc xác định hình thức và phƣơng pháp huy động các nguồn tài chính cho giáo dục hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của trƣờng. Đối với các đơn vị công lập, quy mô lớn hay nhỏ sẽ ảnh hƣởng tới mức chi tiêu của đơn vị và mức thu từ ngân sách cấp. Vì vậy khi có sự thay đổi của quy mô hoạt động và mô hình tổ chức thì đơn vị cũng cần có sự điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp.

-Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trƣờng THCS: Bộ phận tài chính của một cơ sở giáo dục thƣờng quản lý hầu hết hoạt động thu chi. Tuy nhiên, việc quản lý nhƣ thế nào nhiều khi lại do bộ phận khác đảm nhiệm. Ngoài ra, các chính sách về thu chi trong nội bộ đơn vị không chỉ do bộ phận tài chính quyết định. Các bộ phận khác trong

bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát và tƣ vấn cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các bộ phận khác.( Trích: Quản lý hoạt độngtài chính ở các trường THCS tại quận Sơn Trà, thành ph à Nẵng trong b i cảnh đổi mới giáo dục, tác giả: Ths. Nguyễn Thị Kiều Ngân)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)