Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thới Bình tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thới Bình tỉnh

thủy Cà Mau - Rạch Giá. Vì vậy có thể xác định huyện Thới Bình là huyện “cửa ngõ” về phía bắc của tỉnh. Trên cơ sở đó, khả năng thu hút đầu tƣ vào huyện Thới Bình (cũng nhƣ tỉnh Cà Mau) sẽ đƣợc tăng lên, tạo điều kiện để tăng trƣởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Tiếp cận thông tin về vị trí địa lý kinh tế, tự nhiên, nguồn nhân lực của huyện Thới Bình cho thấy có những thuận lợi:

- Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, khả năng kết nối giao thông với các huyện trong tỉnh, trong vùng thuận lợi là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào địa bàn huyện;

- Thới Bình là một huyện thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, có hệ thống đê sông đã đƣợc đầu tƣ cơ bản, khả năng khép kín vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng thuận lợi hơn;

- Mặc dù không có khả năng đƣa nƣớc ngọt sông Hậu về, nhƣng do nằm sâu trong nội địa, nên thời gian giữ ngọt tại chỗ kéo dài hơn, thuận lợi cho sản xuất lúa vụ 2 và lúa trên đất nuôi tôm bền vững hơn.

Tuy vậy, trong giai đoạn đến năm 2020 Thới Bình đối mặt những thách thức nhƣ sau:

Nguồn tài nguyên tự nhiên của huyện hạn chế hơn các huyện khác (không có rừng, biển); nguồn tài nguyên tự nhiên chủ yếu chỉ có đất đai lại bị nhiễm phèn nặng (trên 50% diện tích tự nhiên);

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, trên địa bàn huyện Thới Bình không quy hoạch khu công nghiệp, vì vậy mức độ thu hút, phát triển công nghiệp sẽ ít hơn (không phải địa bàn công nghiệp trọng điểm của tỉnh);

Trình độ nguồn nhân lực hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo, đang làm nông ngƣ nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các ngành nghề khác gặp khó khăn.

2.2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau Cà Mau

học - xóa mù chữ. Năm 2008 đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, Năm 2009 đƣợc công nhận phổ cập giáo dục THCS và năm 2015 đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi. Quy mô trƣờng, lớp tƣơng đối ổn định, các cấp học ngày càng đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, CBQL cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục; công tác xã hội hoá đƣợc lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực. Năm học 2019 -2020 đã đầu tƣ thêm số tiền trên 28 tỷ đồng cho một số điểm trƣờng xây dựng thêm phòng học và chức năng để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Hệ thống trƣờng học, lớp học phát triển theo hƣớng: tập trung hoá, cơ bản hóa, kiên cố hóa, ổn định, lâu dài, đƣợc quy hoạch tƣng bƣớc sắp xếp hợp lý; 100% các xã, thị trấn đều có trƣờng mầm non, tiểu học và THCS; trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đạt chuẩn về chuyên môn, đƣợc sắp xếp, bố trí đúng vị trí việc làm. Công tác tuyển sinh, tổ chức các kỳ thi ở các cấp học đƣợc tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Tỷ lệ tốt nghiệp, hoàn thành chƣơng trình các cấp học, bậc học đạt khá cao; công tác phổ cập giáo dục duy trì kết quả tốt. Xây dựng thêm 22 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nâng tổng số huyện có 42 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 73,68% ( cao hơn bình quân chung của tỉnh 19,29%).

Bảng 2.6. Bức tranh giáo dục huyện Thới Bình năm học 2019 – 2020

Trƣờng Số lƣợng Quy mô học sinh Đội ngũ giáo viên Cán bộ quản lý

Mầm non 17 4625 266 46

Tiểu học 23 12973 865 50

THCS 14 7919 456 28

THPT 3 1800 192 8

Nguồn: Phòng Giáo dục và ào tạo huyện Thới Bình và Sở GD & T Cà Mau

Quy mô học sinh các cấp học phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của cư dân địa phương.

Ngành giáo dục tập trung các nhiệm vụ:

- Tiếp tục triển khai, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục rà soát quy hoạch, xây dựng mạng lƣới trƣờng học phù hợp với từng địa bàn và yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện dạy và học. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng, củng cố, nâng cao chất lƣợng, giữ vững tỷ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu có 50/53 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia (không tính trƣờng trung học phổ thông)

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu và có năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới. Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập. Giữ vững và phát huy kết quả công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học bậc học.

- Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục và đào tạo đƣợc duy trì và đẩy mạnh thực hiện. Đã giải quyết cơ bản các chế độ, chính sách còn tồn đọng đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)