Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 104)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Ưu điểm

Các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đều đã xây dựng bộ máy QLTC hoàn chỉnh theo hƣớng tổ chức tinh gọn. Điều này sẽ giúp bộ máy hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.

Các trƣờng đã tích cực sử dụng hợp lý nguồn kinh phí đƣợc cấp và nỗ lực huy động thêm các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho các hoạt động GD của nhà trƣờng.

Các trƣờng đã tích cực trong việc quản lý chi nhằm tiết kiệm tối đa nguồn tài chính phục vụ hiệu quả cho các hoạt động giảng dạy và học tập của đội ngũ GV và HS.

Huyện Thới Bình là đơn vị trực thuộc tỉnh Cà Mau, là điểm cực Nam của tổ quốc, nằm trong vành đai ven biển phía Tây. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nhận đƣợc sự đầu tƣ từ nguồn vốn nhà nƣớc và nguồn vốn đƣợc huy động từ các mạnh thƣờng quân.

Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Phòng TC- KH huyện Thới Bình tham mƣu UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về QLTC để tạo hành lang pháp lý trong quản lý và tổ chức HĐTC ở các trƣờng. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình luôn có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ tài chính của nhà trƣờng.

2.4.2. Hạn chế

Hầu hết các trƣờng THCS chƣa xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn nhằm cung cấp cho cơ quan chủ quản thông tin về nguồn tài chính cần có trong tƣơng lai để chủ động nguồn kinh phí cấp.

Nhà trƣờng chƣa tích cực trong việc huy động các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với cựu HS của nhà trƣờng. Do đó , NS cho các hoạt động không nhiều, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ NSNN cấp.

Kế toán thiếu kỹ năng và chƣa cập nhật kịp thời về việc sử dụng các phần mềm kế toán khi thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, một số kế toán với chuyên môn nhiệm vụ còn hạn chế dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ kế toán.

Trong quá trình quản lý thu - chi tài chính, mặc dù các trƣờng không có nhiều sai phạm trọng yếu dẫn đến phải các hình thức kỷ luật, tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều hạn chế về hoạt động QLTC theo quan điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mặt khác, kiến thức về QLTC của một số hiệu trƣởng còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong điều hành, quản lý thu - chi, thanh quyết toán.

Hoạt động kiểm tra nội bộ chƣa đƣợc các trƣờng thực hiện triệt để, thƣờng chỉ thực hiện mang tính chất đối phó với cơ quan chủ quản cấp trên. Ban thanh tra nhân dân, tổ chức Công đoàn chƣa thực sự thể hiện đƣợc vai trò của mình trong việc giám sát HĐTC trong nhà trƣờng.

Kinh phí chi cho GD chủ yếu dành chi lƣơng và các khoản mang tính chất lƣơng, phần chi cho hoạt động chuyên môn thấp. Các nguồn lực tài chính để thực hiện một số mục tiêu lớn còn hạn hẹp (nhƣ thực hiện trƣờng đạt chuẩn quốc gia, thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ, công tác huy động nguồn lực tài chính chuẩn bị cho việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

Công tác XHHGD, huy động các nguồn lực phát triển GD&ĐT còn hạn chế. Công tác XHHGD phát triển chƣa mạnh, chƣa đều, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn thì mức đóng góp cao hơn, sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và XH chƣa thể hiện rõ.

Nguyên nhân của những hạn chế

Ngân sách ít, thiếu các nguồn lực. Các nguồn lực tài chính chủ yếu từ nguồn NS cấp nên nhiều mục tiêu của năm học không có nguồn chi, đặc biệt là đối với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động dạy nghề, định hƣớng phân luồng học sinh HS sau khi tốt nghiệp THCS.

Thiếu sự tham gia của hội đồng trƣờng vào quá trình lập kế hoạch tài chính. Vai trò của GV, của CMHS trong việc lập kế hoạch tài chính gần nhƣ không có. Các quyết định tài chính chủ yếu chỉ do hiệu trƣởng, kế toán nhà trƣờng thực hiện.

Các chỉ số tài chính không phù hợp với giá thị trƣờng và các yêu cầu hoạt động chuyên môn.

Nhìn chung, cơ chế tài chính chƣa phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục dẫn đến việc phân bổ ngân sách chƣa phù hợp. Bộ phận QLTC ở các trƣờng chƣa thực sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính, kế toán đơn vị sự nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác chỉ đạo, tự kiểm tra, uốn nắn quản lý HĐTC các trƣờng chƣa thƣờng

xuyên và kịp thời.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS theo quan điểm tự chủ. Trong chƣơng 2 tác giả luận văn đã giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng tiến hành khảo sát thực trạng các hoạt động tài chính và thực trạng quản lý hoạt động tài chính theo hƣớng tự chủ ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông.

Kết quả thực trạng cho thấy: công tác quản lý HĐTC tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đã đạt đƣợc một số ƣu điểm. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay, công tác quản lý HĐTC ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau còn những hạn chế đó là nhận thức về quản lý HĐTC ở trƣờng theo hƣớng tự chủ trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay chƣa đƣợc các hiệu trƣởng, kế toán nắm rõ, dẫn đến các kế hoạch tài chính chƣa đƣợc thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc tài chính, chỉ thực hiện khi có sự chỉ đạo từ cấp trên chứ chƣa chủ động trong công việc. Hoạt động kiểm tra nội bộ về công tác tài chính chƣa đƣợc chú trọng; những ngƣời làm công tác kiểm tra nội bộ không có trình độ chuyên môn trong công tác tài chính để thực hiện kiểm tra tài chính, mà chỉ làm cho có hình thức, và thiếu tính chính xác. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, hiệu trƣởng các trƣờng THCS cần quan tâm hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục. Công tác tham mƣu, phối hợp quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị trong và ngoài nhà trƣờng chƣa có quy chế cụ thể, rõ ràng, chƣa phát huy đƣợc vai trò của các tổ chức nhà trƣờng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động tài chính còn nhiều khó khăn hạn chế.

Từ những vấn đề thực trạng đã nêu ở chƣơng 2, đây là cơ sở thực tiễn để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông tại chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Lý luận và thực tiễn cho thấy các giải pháp khả thi và hiệu quả đòi hỏi phải xuất phát từ thực trạng đối tƣợng nghiên cứu, nhận thức đúng, vận dụng quy luật khách quan, nắm bắt xu thế phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Biện pháp quản lý tài chính nhà trƣờng công lập theo định hƣớng tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình cần có sự phù hợp với bối cảnh thực tiễn và định hƣớng phát triển lâu dài của ngành giáo dục cũng nhƣ định hƣớng phát triển chung của quản lý nhà nƣớc, do đó các biện pháp QHĐTC nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay cần đáp ứng đƣợc các nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc khoa học

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải có tính hệ thống, có tính chiến lƣợc, tính kế thừa, tính khả thi, tính hiệu quả đồng thời cập nhật đƣợc những thành tựu về khoa học quản lý nói chung và quản lý tài chính công trong giáo dục nói riêng.

3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc khả thi

Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế việc quản lý hoạt động tài chính phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với các quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi thƣờng xuyên.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của hiệu trƣởng. Các biện pháp phải đƣợc khảo sát tính khả thi và tính Cấp thiết để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục đƣợc hoàn chỉnh.

Các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động tài chính và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.

3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc thực tiễn

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý công tác tài chính tại các trƣờng THCS phải xuất phát từ thực tiễn hình hình tài chính của nhà trƣờng đạt đƣợc tính thực tiễn cao, gắn bó chặt chẽ các điều kiện kinh tế, văn hóa, hội cụ thể của công tác quản lý tài chính giáo dục THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, việc tổng kết thực tiễn sẽ giúp các biện pháp có đƣợc tính khả thi, phù hợp với thực tế. Nguyên tắc thực tiễn còn phải quan tâm đến quy luật của sự phát triển xã hội, của quy luật thị trƣờng, của địa phƣơng.

mục tiêu đề ra phải phù hợp với năng lực thực tế.

Do vậy, những biện pháp đƣợc nêu ra cần phải phù hợp với các nguồn lực của địa phƣơng nhƣ ngân sách nhà nƣớc, ngân sách giáo dục, năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị,... của huyện cũng nhƣ các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

Các biện pháp nêu ra phải thể hiện sự thống nhất trong sự phân công trách nhiệm đối với chủ thể quản lý, và cũng phải có những biện pháp áp dụng những chế tài đối với ngƣời vi phạm quy định, nội quy. Qua đó trách nhiệm sẽ đƣợc hình thành và mang lại kết quả cao.

3.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả

Đảm bảo tính hiệu quả, công khai minh bạch của các biện pháp khi đƣợc xây dựng, thực hiện trong thực tiễn, thì các biện pháp phải đảm bảo các yếu tố nêu trên là Cấp thiết, khả thi, thực tiễn và đồng bộ thì khi yêu cầu thực hiện mới mang lại kết quả nhƣ yêu cầu. Các biện pháp khi tiến hành phải thể hiện các dấu hiệu đặc trƣng cơ bản nhƣ: Hiệu quả phải theo mục tiêu quản lý trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể chất lƣợng lao động quản lý đánh giá theo chuẩn, gọn nhẹ để vận dụng và có tác động đến quá trình quản lý các đối tƣợng bị quản lý. Mặt khác, các biện pháp đƣa ra phải thể hiện có tác dụng của nó lên toàn bộ quá trình quản lý, tức là thể hiện ở việc thực hiện các chức năng quản lý theo hƣớng công khai, minh bạch.

3.1.5. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải là một hệ thống, tác động đồng thời lên các thành phần tạo nên hiệu quả của công tác quản lý hoạt động tài chính nhƣ: hệ thống QLTC, chức năng quản lý tài chính theo hƣớng tự chủ.

Bên cạnh đó, các biện pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau; chi phối, hỗ trợ nhau và thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động tài chính cho Cán bộ quản lý, kế toán ở các trường Trung học cơ sở theo hướng tự chủ kế toán ở các trường Trung học cơ sở theo hướng tự chủ

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động tài chính nhằm giúp cho các bộ phận quản lý tài chính, đặc biệt là hiệu trƣởng có nhận thức đóng vai trò của từng cá nhân trong QLTC nhằm thực hiện QLTC một cách chủ động hơn và các nguồn lực tài chính đƣợc huy động sẽ sử dụng hiệu quả hơn

* Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động tài chính trƣớc hết là phải có những những biện pháp giúp cho các bộ phận QLTC thấy đƣợc vai trò trách nhiệm của mình trong công tác QLTC ở trƣờng. Nói chung, ngƣời hiệu trƣởng phải nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình là quyết định trong công tác QLTC và kế toán là ngƣời thực thi chứng từ nhƣ thế nào cho đúng theo quy định của nhà nƣớc.

Nhận thức đúng vai trách nhiệm của từng vị trí trong bộ máy QLTC để điều hành các công việc tài chính đƣợc hiệu quả, đồng nghĩa với việc từ hiệu trƣởng, kế toán, thủ quỹ, giáo viên và cả các vị trí của các tổ chức xã hội khác.

* Tổ chức thực hiện

Phòng GD&ĐT cần:

Khảo sát nhận thức của hiệu trƣởng và kế toán để từ đó nắm đƣợc thực tế nhận thức của hiệu trƣởng và kế toán trong việc QLTC ở mức nào, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng hợp lý .

Đối với hiệu trƣởng:

Từ khảo sát của phòng GD&ĐT nhận biết đƣợc mình nhận thức đến đâu về QLTC từ đó tham gia các lớp bồi dƣỡng phù hợp. Tự bản thân hiệu trƣởng cũng phải tự cập nhập các tài liệu liên quan về vai trò của mình trong QLTC đặc biệt là công tác QLTC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Đối với kế toán: đây là bộ phận liên quan trực tiếp, thực hiện các yêu cầu tài chính từ hiệu trƣởng và phải tham mƣu đƣợc cho hiệu trƣởng các vấn đề QLTC theo đúng quy định. Do đó, hiệu trƣởng phải có bảng phân công công việc cụ thể cho kế toán để kế toán thấy đƣợc trách nhiệm của mình nhƣ thế nào trong QLTC bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ kế toán của mình.

Mở các lớp tập huấn về kỹ năng QLTC dành cho hiệu trƣởng và kế toán để học những nhận thức đúng trong QLTC đặc biệt theo hƣớng tự chủ trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở theo hướng tự chủ

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính nhằm tối ƣu hóa trong nguồn thu và chi, đáp ứng nhu cầu cho các trƣờng THCS nhằm thực hiện tốt quan điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình trong hoạt động tài chính của đơn vị. Xây dựng dự toán gắn với mục tiêu phát triển và các hoạt động ƣu tiên, yêu cầu về điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất của huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau và nhà trƣờng, các ƣu tiên phát triển giáo dục THCS.

* Nội dung của biện pháp

Đổi mới công tác lập kế hoạch trƣớc hết phải đổi mới phƣơng pháp theo hƣớng tiếp cận chỉ đạo tập trung, dân chủ, tăng cƣờng trao đổi để xác định ƣu tiên trong từng giai đoạn và huy động tham gia của các bên có liên quan. Hoạt động thu - chi tài chính cần phải tuân thủ theo một trật tự, phải có kế hoạch và phải dựa trên cơ sở nguồn lực tài chính. Kế hoạch năm học, kế hoạch tài chính cần phải thực hiện một cách đồng bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)