Thực trạng về lập dự toán ngân sách hàng năm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 75 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng về lập dự toán ngân sách hàng năm

Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, xác định sứ mệnh, tầm nhìn, phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, dựa trên kế hoạch chiến lƣợc này, các nhà quản lý sẽ xây dựng các kế hoạch cho từng nội dung công việc trong từng giai đoạn cụ thể.

Để hoàn thành nhiệm vụ, nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch tài chính. Bên cạnh kế hoạch tài chính hàng năm nhà trƣờng phải có kế hoạch tài chính trung hạn và dài

hạn phù hợp với tình hình thực tế phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đơn vị. Đối với HĐTC trong các trƣờng tự chủ điều này đặc biệt quan trọng, bởi không có kế hoạch tài chính dài hạn và đúng định hƣớng thì sẽ không phát huy đƣợc quyền tự chủ thực sự cho tổ chức.

Bảng 2.9. Tình hình lập kế hoạch tài chính tại các trường THCS

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Độ lệch chuẩn Rất thƣờng xuyên (4 điểm) Thƣờng xuyên (3 điểm) Đôi khi (2 điểm) Không bao giờ (1 điểm) Điểm trung bình 1 Lập kế hoạch tài chính dài hạn (5 năm) 0 4 6 70 1,17 0,497 2 Lập kế hoạch tài chính trung hạn (3 năm) 0 8 12 60 1,35 0,658 3 Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm) 76 4 0 0 3,95 0,219

Phân tích qua số liệu khảo sát tại Bảng 2.9 có thể nhận thấy, tình hình lập kế hoạch tài chính dài hạn (5 năm) thấp nhất có điểm TB là 1,17; lập kế hoạch trung hạn (3 năm) có điểm TB là 1,35. Nhƣ vậy, việc lập kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn rất ít đƣợc thực hiện. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 01 năm đƣợc tất cả các hiệu trƣởng, kế toán ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau thực hiện có điểm TB cao nhất 3,95. Nhƣ vậy, chứng tỏ hiệu trƣởng, kế toán các trƣờng không quan tâm đến công tác lập kế hoạch tài chính trung và dài hạn, một khâu quan trọng để tạo nên sự tự chủ thực sự trong QLTC.

Thực trạng trên có thể là do: (1) Tính liên ngành trong QLTC của GD hiện nay khá phức tạp, các cơ chế quản lý và phân bổ tài chính thiếu tính chuẩn mực và thống nhất giữa các cơ quan quản lý, vì vậy công tác QLNN nhìn về mặt hình thức là chặt chẽ nhƣng thực chất lại không thực sự hiệu quả; (2) hiệu trƣởng nhà trƣờng chƣa nắm bắt hết đƣợc quyền và trách nhiệm của mình trong QLTC, trông chờ vào các hƣớng dẫn chi tiết của cơ quan QLNN dẫn tới tình trạng tự hạn chế quyền tự chủ đƣợc giao.

2.3.2.Thực trạng về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Bảng 2.10. Nội dung điều tra thực trạng về hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

TT Nội dung khác Mức độ thực hiện Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thƣờng

xuyên Đôi khi Không

bao giờ

SL % SL % SL %

1 Hàng năm thành lập Ban lập

xây dựng QCCTNB. 45 56,25 29 36,25 06 7,5 2,49 0,636

2

Hàng năm hiệu trƣởng (hoặc ủy quyền cho hiệu phó) và phụ trách kế toán xây dựng đề cƣơng QCCTNB. 03 3,75 35 43,75 42 52,5 1,51 0,574 3 Hàng năm Đề cƣơng QCCTNB đƣợc công khai trong buổi họp Hội đồng sƣ phạm lấy ý kiến tất cả các thành viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

5 6,25 35 43,75 40 50 1,56 0,613

4

Hoàn thiện QCCTNB, thông qua toàn thể cán bộ, GV, NV nhà trƣờng.

55 68,75 22 27,5 03 3,75 2,65 0,553

5 Ra Quyết định ban hành

QCCTNB 73 91,25 7 8,75 0 0 2,91 0,284

6 Gửi cơ quan quản lý cấp trên

và kho bạc Nhà nƣớc. 80 100 0 0 0 0 3,0 0,000

7

Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm (lấy ý kiến của toàn thể cán bộ giáo viên để chỉnh các định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ)

5 6,25 31 38,75 44 55 1,51 0,616

Để chủ động sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các trƣờng THCS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và kho bạc nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi.

Quy chế chi tiêu nội bộ do hiệu trƣởng trƣờng THCS ban hành khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của công đoàn nhà trƣờng.

Trƣờng hợp quy chế chi tiêu nội bộ không phù hợp với quy định nhà nƣớc, với thực tế nhu cầu đơn vị, trƣờng THCS phải báo cáo phòng giáo dục, trong 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc báo, phòng giáo dục có ý kiến yêu cầu trƣờng THCS phải điều chỉnh lại cho phù hợp; đồng thời gửi quy chế chi tiêu nội bộ đã điều chỉnh về phòng giáo dục và kho bạc nhà nƣớc nơi trƣờng THCS mở tài khoản giao dịch đơn vị.

Phân tích qua số liệu khảo sát tại Bảng 2.10 có thể nhận thấy vấn đề xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Qua số liệu thống kê 45/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 56,25%; có 29/80 ngƣời trả lời đôi khi, tỷ lệ 36,25%; có 6/80 ngƣời trả lời không bao giờ, tỷ lệ 7,5%; điểm trung bình là 2,49 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy hàng năm các trƣờng THCS thƣờng xuyên thành lập Ban Thành lập xây dựng QCCTNB, ra Quyết định ban hành QCCTNB, gửi cơ quan quản lý cấp trên và kho bạc Nhà nƣớc

Tuy nhiên nhiều đơn vị còn rất lúng túng trong khi triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, phần lớn các trƣờng ít quan tâm tới tính pháp lý và sự tham gia của các đối tƣợng có liên quan trong công tác xây dựng quy chế và điều chỉnh quy chế hàng năm cho phù hợp với thực tiễn. Việc hiệu trƣởng (hoặc ủy quyền cho hiệu phó) và phụ trách kế toán xây dựng đề cƣơng QCCTNB: Qua số liệu thống kê 03/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 3,75; có 35/80 ngƣời trả lời đôi khi, tỷ lệ 43,75; có 42/80 ngƣời trả lời không bao giờ, tỷ lệ 52,5; điểm trung bình là 1,51 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy hiệu trƣởng ít quan tâm xây dựng đề cƣơng QCCTNB, hầu hết chỉ giao cho kế toán xây dựng.

Quy chế chi tiêu nội bộ do hiệu trƣởng trƣờng THCS ban hành khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của công đoàn nhà trƣờng.

Công tác xây dựng Đề cƣơng quy QCCTNB: Qua số liệu thống kê 5/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 6,25%; có 35/80 ngƣời trả lời đôi khi, tỷ lệ 43,75%; có 40/80 ngƣời trả lời không bao giờ, tỷ lệ 50%; điểm trung bình là 1,56 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy Đề cƣơng quy QCCTNB ít đƣợc công khai lấy ý kiến thảo luận của các thành viên trong hội đồng sƣ phạm; hiệu trƣởng phân công kế toán xây dựng QCCTNB xong mới thông qua toàn thể cán bộ, GV, NV nhà trƣờng.

Hoàn thiện QCCTNB, thông qua toàn thể cán bộ, GV, NV nhà trƣờng: Qua số liệu thống kê 55/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 68,75%; có 22/80 ngƣời trả lời đôi

khi, tỷ lệ 27,5%; có 3/80 ngƣời trả lời không bao giờ, tỷ lệ 3,75%; điểm trung bình là 2,65 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy việc hoàn thiện QCCTNB, thông qua toàn thể cán bộ, GV, NV nhà trƣờng là tốt, đa số trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết, nhƣng có một số nội dung chi và mức chi không phù hợp. Xu thế chung tại các trƣờng là các điều khoản trong quy chế chi tiêu nội bộ lấy việc nâng cao đời sống cho cán bộ công chức, giáo viên là chính, sau đó mới tính đến các nhiệm vụ phục vụ giảng dạy, học tập và cải thiện cơ sở vật chất nhà trƣờng.

Công tác ra Quyết định ban hành QCCTNB: Qua số liệu thống kê 73/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 91,25%; có 7/80 ngƣời trả lời đôi khi, tỷ lệ 8,75; điểm trung bình là 2,91 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy công tác ra Quyết định ban hành QCCTNB là tốt.

Quy chế chi tiêu nội bộ khi hoàn thiện phải gửi phòng giáo dục, phòng tài chính để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc nhà nƣớc nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

Gửi cơ quan quản lý cấp trên và kho bạc Nhà nƣớc: có 80/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy 100% trƣờng THCS có đề nghị phê duyệt QCCTNB và gửi kho bạc nhà nƣớc đúng quy định.

Việc điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm ít khi lấy ý kiến của toàn thể cán bộ giáo viên để điều chỉnh các định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ: Qua số liệu thống kê 5/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 6,25%; có 31/80 ngƣời trả lời đôi khi, tỷ lệ 38,75%; có 44/80 không bao giờ, tỷ lệ 55%; điểm trung bình là 1,51 điểm/3 điểm. Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy khi điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm ít khi lấy ý kiến của toàn thể cán bộ giáo viên để điều chỉnh các định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thông thƣờng kế toán điều chỉnh, trình hiệu trƣởng phê duyệt xong mới thông qua Hội đồng sƣ phạm.

Nhƣ vậy, có thể nói việc quản lý xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong các trƣờng THCS hiện này mặt dù có xây dựng và trình phê duyệt nhƣng chƣa đạtyêu cầu với cơ chế tự chủ tài chính. các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc chủ động sử dụng kinh phí thƣờng xuyên thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đúng tiêu chuẩn, định mức do nhà nƣớc quy định, đƣợc đóng góp của toàn thể CB, GV, NV một cách công khai, minh bạch sẽ giúp tăng cƣờng kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị đồng thời thể hiện sự tự chủ tài chính của đơn vị trong việc sử dụng kinh phí. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp còn giúp đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, có tích lũy để tăng thu nhập và phát triển hoạt động của đơn vị.

tiêu nội bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thể hiện tính dân chủ trong nhà trƣờng, thì khi đó mới nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ quản lý và tập thể giáo viên nhà trƣờng, tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.3.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện thu- chi ngân sách được giao (Quản lý thu - chi)

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện các khoản thu theo quy định của các nhà trường THCS công lập tự chủ tài chính

TT Các nội dung thực hiện thu

Mức độ thực hiện Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thƣờng

xuyên Đôi khi Không

bao giờ

SL % SL % SL %

1

Huy động vốn cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà trƣờng

4 0,5 5 6,25 71 88,75 1,16 0,489

2 Thu từ cho thuê, mƣợn cơ sở

vật chất nhà trƣờng 5 6,25 27 33,75 48 60 1,46 0,615

3 Thu từ cung cấp dịch vụ giáo

dục chất lƣợng cao cho XH 3 3,75 10 12,5 67 83,75 1,20 0,488 4 Thu hỗ trợ CSVC nhà trƣờng 4 5 24 30 52 65 1,40 0,587

5 Thu hỗ trợ mua sắm công cụ

thiết bị dạy học 5 6,25 23 28,75 52 65 1,41 0,610

6 Thu hỗ trợ dạy học phân hóa,

học 2 buổi/ ngày 0 0 5 6,25 75 93,75 1,06 0,244

Đối chiếu với các quy định của nhà nƣớc về nguồn tài chính cho các nhà trƣờng THCS công lập cùng các nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công, các quy định nhà nƣớc về thu và chi tài chính trong các trƣờng THCS công lập hoạt động theo hƣớng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Thứ nhất, tự chủ về các khoản thu và mức thu cho các hoạt động cung cấp dịch vụ với các khoản thu này các đơn vị đƣợc quyền quyết định khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Đối với các hoạt động thu phí, lệ phí và sản phẩm mà nhà nƣớc đặt hàng, trƣờng THCS công lập tự chủ tài chính thực hiện mức thu theo khung giá và đơn giá sản phẩm do nhà nƣớc quy định.

Thứ hai, tự chủ về huy động vốn: Đối với các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ, sẽ đƣợc tiến hành vay vốn của các tổ chức tín dụng, đƣợc huy động vốn của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị để đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Thứ ba, tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Đơn vị sự nghiệp đƣợc quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động thƣờng xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoặc đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đƣợc quyền quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ thƣờng xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nƣớc quy định. Để chủ động sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp bắt buộc thực hiện xây dựng

“Quy chế chi tiêu nội bộ” và lấy quy chế này làm căn cứ để thực hiện chi, giám sát hoạt động thu chi trong nhà trƣờng và cũng là căn cứ để các cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi đối với các nhà trƣờng tự chủ về tài chính.

Thứ tư, tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động đƣợc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động và trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

So sánh, phân tích số liệu khảo sát thu đƣợc với các quy định đã nêu, nghiên cứu nhận thấy đại bộ phận các trƣờng đều không sử dụng các ƣu điểm của cơ chế quản lý mới nhằm hƣớng tới tăng các nguồn thu từ xã hội cho nhà trƣờng (88,75%, điểm trung bình 1,16/3 điểm, các đơn vị không huy động vốn để thực hiện cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao cho xã hội, do đó dẫn tới 83,75 % điểm trung bình là 1,20 điểm/3 điểm, cho thấy các đơn vị cũng không tăng đƣợc thu nhập cho nhà trƣờng từ các khoản thu do cung cấp dịch vụ). Có chăng chỉ một số ít các nhà trƣờng chỉ thực hiện những công việc dễ và đơn giản để tăng nguồn thu đó là cho thuê CSVC có sẵn nhƣ Căn tin: có 4/80 ngƣời trả lời thƣờng xuyên, tỷ lệ 5%, có 24/80 ngƣời trả lời đôi khi tỷ lệ 30%, có 52/80 ngƣời trả lời không bao giờ, tỷ lệ 65%; điểm trung bình 1,40 có thể kết luận nội dung này thấp. Đối với các khoản hỗ trợ đƣợc phép, các nhà trƣờng phải có kế hoạch thực hiện nhƣ dạy 2 buổi/ngày theo công văn 7291/ BGD – GDTrH ngày 01/10/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Hƣớng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục có 5/80 tỷ lệ 6,25 ngƣời trả lời đôi khi thu, 75/80 tỷ lệ 93,75 ngƣời trả lời không bao giờ, điểm trung bình 1,06 cho thấy nội dung này các trƣờng thực hiện chƣa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)