8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát về hoạt động tài chính ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
- Khảo sát về quản lý hoạt động tài chính theo quan điểm tự chủ ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
2.1.3. Phương pháp khảo sát: điều tra bằng phiếu khảo sát
Phiếu điều tra số 1 (Phụ lục 1) dành cho hiệu trƣởng, kế toán, đại diện giáo viên 12 trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Phiếu điều tra số 2 (Phụ lục 2) dành cho Chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, Chuyên viên phòng TC-KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế toán 12 trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Phiếu điều tra số 3 (Phụ lục 3) dành cho Chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, Chuyên viên phòng TC-KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế toán, đại diện giáo viên 12 trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
2.1.3.1.Tổ chức khảo sát
Cách phát và thu phiếu khảo sát: Tác giả trực tiếp gửi phiếu khảo sát về Phòng GD&ĐT để nhập dữ liệu; gửi phiếu khảo sát đến Chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, Chuyên viên phòng TC-KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế toán, đại diện giáo viên 12 trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau và hƣớng dẫn trả lời phiếu. Sau đó, tác giả trực tiếp thu lại phiếu khảo sát để tổng hợp và phân tích, xử lý kết quả.
2.1.3.2. Xử lý s liệu
Đối với kết quả nội dung thu đƣợc từ phiếu điều tra số 1 (Phụ lục 1): Ngƣời nghiên cứu tổng hợp những nội dung đƣợc nhiều ý kiến trả lời, rút ra một số nhận xét thực trạng nhận thức về yếu tố ảnh hƣởng tới công tác QLTC ở các trƣờng trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Phiếu điều tra số 3 (Phụ lục 3), đƣợc tính theo thang đo nhƣ sau:
-Đối với bậc 3 cấp độ
Điểm trung bình Mức độ thƣờng xuyên
Từ 1,00 – 1,67 Không bao giờ
Từ 1,68 – 2,34 Đôi khi Từ 2,35 – 3,00 Thƣờng xuyên - Đối với bậc 4 cấp độ Điểm trung bình Mức độ ảnh hƣởng Mức độ thƣờng xuyên Mức độ đạt
Từ 1,00 – 1,75 Không ảnh hƣởng Không bao giờ Yếu
Từ 1,76 – 2,50 Ít ảnh hƣởng Đôi khi Trung bình
Từ 2,51 – 3,25 Có ảnh hƣởng Thƣờng xuyên Khá
Từ 3,26 – 4,00 Rất ảnh hƣởng Rất thƣờng xuyên Tốt
Sử dụng phần mềm SPSS để mã hóa, nhập liệu, phân tích thống kê, xác định tần số và tỉ lệ phần trăm của các yếu tố; xác định giá trị trung bình các bảng số; phân tích nhân tố ảnh hƣởng; sử dụng độ lệch chuẩn, nhằm đánh giá định lƣợng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu đƣợc.
2.1.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tài chính ở các trường Trung học cơ sở trong huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
Tác giả tiến hành điều tra: Tổng cộng có 102 cán bộ quản lý, nhân viên, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau và chuyên viên phòng tài chính huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đƣợc điều tra, tuy nhiên, chỉ nhận đƣợc 80 ngƣời trả lời chiếm tỉ lệ 78,5%; do quản lý tài chính là một nghiên cứu có tính nhạy cảm cao, mọi ngƣời cho rằng đây là công việc của thủ trƣởng đơn vị nên không trả lời (22 ngƣời không trả lời nên chiếm 21,5%).
Bảng 2.1. Thống kê số lượng khảo sát
Nội dung Số lƣợng Phần trăm
Số ngƣời đƣợc khảo sát 102 100 %
Số ngƣời trả lời 80 78,5 %
Thực trạng nhận thức về yếu tố ảnh hƣởng tới công tác QLT
Bảng 2.2. Khảo sát 12 hiệu trưởng, 12 kế toán công tác tại 12 trường THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
Nội dung khảo sát Số lƣợng Phần trăm
Yếu tố về cơ chế QLTC 16 66,7
Các yếu tố về công tác quản lý ảnh hƣởng đến
HĐTC 02 8,3
Cả hai yếu tố 06 25
Tổng số 24 100
Khảo sát thực trạng nhận thức về yếu tố ảnh hƣởng tới công tác QLTC ở các trƣờng trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau thông qua phát phiếu điều tra trực tiếp: hiệu trƣởng, kế toán 12 trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau để khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính trƣờng THCS nhằm đánh giá về nhận thức hiệu trƣởng, kế toán 12 trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau về yếu tố ảnh hƣởng tới công tác QLTC ở các trƣờng trƣờng THCS thu đƣợc kết quả nhƣ sau: yếu tố về cơ chế QLTC ảnh hƣởng tới công tác QLTC có 20 ngƣời trả lời chiếm tỷ lệ 87,5%; các yếu tố về công tác quản lý ảnh hƣởng đến HĐTC có 03 ngƣời trả lời chiếm tỷ lệ 12,5%, qua bảng số liêu trên giả rút ra một số nhận xét cơ bản nhƣ sau.
Các yếu tố về cơ chế quản lý: Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiện cho các cơ quan QLTC nhƣ phòng GD&ĐT Thới Bình, phòng TC-KH huyện và các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính cho các trƣờng THCS phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ và có điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động. Cơ chế này làm giảm dần sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vào quá trình quản lý tại các trƣờng THCS công lập.
Tuy nhiên, qua kết quả phát phiếu điều tra, phân tích cho thấy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần sớm đƣợc khắc phục, nhƣ: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa sẵn sàng trao quyền tự chủ thực sự, đầy đủ cho các cơ sở giáo dục. Nếu trao quyền tự chủ cho các trƣờng THCS cũng có nghĩa là giảm bớt thẩm quyền có tính pháp lý ở cấp phòng GD&ĐT Thới Bình, phòng TC-KH huyện, nhƣng thông thƣờng ít ai tự nguyện giảm bớt thẩm quyền.
Việc ban hành các quyết định quản lý chƣa kịp thời, chƣa đƣợc tích cực phổ biến, hƣớng dẫn, chƣa có biện pháp đôn đốc kiểm tra thƣờng xuyên các trƣờng triển khai thực hiện theo quy định.
Chƣa thể chế hóa đầy đủ và có hệ thống chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều thành phần, nhiều loại hình tham gia phát triển giáo dục phổ thông. Mức độ chuyển từ cơ chế xin - cho sang cơ chế cung - cầu, chuyển cơ chế quản lý con ngƣời sang quản lý công việc, dân chủ còn nhiều hạn chế.
Việc thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng THCS công lập còn chƣa có bƣớc chuyển biến có tính đột phá, việc tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng cung cấp dịch vụ công, giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với đơn vị sự nghiệp còn chƣa rõ ràng.
Quyền tự chủ của hiệu trƣởng - chủ tài khoản nhà trƣờng vẫn còn bị hạn chế. Ở hầu hết các trƣờng THCS công lập, do chƣa có quy định gắn quản lý tài chính với chất lƣợng đầu ra nên QLTC tại các trƣờng dễ rơi vào vòng luẩn quẩn, chỉ chú trọng công tác quản lý thu chi, chƣa xây dựng hệ thống tiêu chí chuẩn mực đánh giá quản lý tài chính gắn với kết quả đầu ra trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Hội đồng trƣờng là một cơ chế quyền lực, đại diện pháp lý của nhà nƣớc, là cơ chế chịu trách nhiệm đối với xã hội, nhƣng phần lớn tại các trƣờng THCS công lập hiện nay, Hội đồng trƣờng chƣa phải là một cơ chế quyền lực thực sự. Quyền hạn, nhiệm vụ của cụ thể tạiThông tƣ Số: 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban hành Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và Thông tƣ số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. Trên thực tế hiện nay quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng trƣờng vẫn chƣa đƣợc tuân thủ triệt để trong công tác quản lý nhà trƣờng nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng. Điều này nói lên việc QLTC của các trƣờng THCS theo hƣớng tăng cƣờng tự chủ và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông vẫn còn chƣa rõ ràng, cần phải đƣợc xem xét và quy định rõ ràng hơn.
Để bƣớc đầu đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý tài chính, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ đào đội ngũ này đã đƣợc học và đào tạo về chuyên môn quản lý nói chung, số liệu điều tra thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.3. Thực trạng trình độ CBQLTC, Kế toán của các trường THCS
STT Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát Hiệu trƣởng Kế toán SL % SL % 1 Sau đại học 01 8,3 0 0 2 Đại học 11 91,7 12 100 3 Cao đẳng 0 0 0 0 4 Trung cấp 0 0 0 0
Hiệu trƣởng: có 01/12 hiệu trƣởng trình độ thạc sĩ, còn lại 11/12 ngƣời trình độ cử nhân. Trong số các hiệu trƣởng đƣợc đào tạo sau đại học, chủ yếu là đƣợc đào tạo chuyên ngành QLGD. Nhƣ vậy, số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo để quản lý tài chính trong nhà trƣờng còn hạn chế. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác QLTC các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Kế toán: Có 12/12 kế toán trình độ đại học. Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nhƣ vậy, cơ bản phù hợp với việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán hàng ngày, công tác báo cáo thống kê cho hiệu trƣởng về tình hình thu - chi tài chính cũng nhƣ làm báo cáo và lập dự toán NS hàng năm cho nhà trƣờng.
Để có thể nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, chúng tôi cũng đã tiến hành xem xét các số khảo sát hiệu trƣởng, kế toán các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau về về nội dung tự đánh giá về năng lực quản lý của mình đã đáp ứng đƣợc đến mức độ nào yêu cầu hoạt động QLTC trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cũng nhƣ các mong muốn của đội ngũ này về nâng cao năng lực quản lý nói chung, các kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài chính nói riêng để có thể đáp ứng tốt yêu cầu Quản trị tài chính trƣờng THCS theo hƣớng tăng cƣờng tự chủ và trách nhiệm giải trình. Số liệu thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.4. Số liệu về tự đánh giá về năng lực QL của hiệu trưởng, kế toán 12 trường THCS (24 người)
TT Tự đánh giá năng lực QLTC của cán bộ QL Số lƣợng Phần trăm
1 Đáp ứng tốt nhu cầu 18 75
2 Đáp ứng ở mức khá 6 25
3 Đáp ứng ở mức trung bình 0 0
4 Không trả lời 0 0
Biểu đồ 2.1.Tự đánh giá về năng lực QL
Theo số liệu điều tra thu đƣợc, dƣờng nhƣ đội ngũ hiệu trƣởng, kế toán các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đƣợc khảo sát trực tiếp đã tự đánh giá đáp ứng tốt và khá đƣợc các yêu cầu của công tác QLTC trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, (100% đáp ứng ở mức tốt và khá tốt), không có câu trả lời cho đáp ứng trung bình và chƣa đáp ứng. Tuy nhiên, để nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan hơn, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng vấn đề cơ bản có liên quan mật thiết và có thể phản ánh một cách khá chân thực năng lực quản lý tài chính của hiệu trƣởng, kế toán các trƣờng THCS huyện thới Bình tỉnh cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ, đó là thực trạng nhận thức của chuyên viên phòng GD&ĐT Thới Bình, phòng TC-KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế toán, đại diện giáo viên 12 trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau về Tự chủ tài chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.5. Tự chủ tài chính ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường
Nội dung khảo sát
Mức độ ảnh hƣởng Độ lệch chuẩn Rất ảnh hƣởng (4 điểm) Có ảnh hƣởng (3 điểm) Ít ảnh hƣởng (2 điểm) Không ảnh hƣởng (1 điểm) Điểm trung bình Tự chủ tài chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng 75 5 0 0 3,94 0,244 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Đáp ứng tốt nhu cầu Đáp ứng ở mức khá Đáp ứng ở mức trung bình Không trả lời s ố lƣợng Tự đánh giá về năng lực Số Lƣợng
Qua khảo sát nội dung tự chủ tài chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả kết 75/80 cán bộ quản lý, nhân viên, chuyên viên cho rằng tự chủ tài chính rất ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng, chiếm tỷ lệ 93,75% và còn lại 30/80 cán bộ quản lý, nhân viên, chuyên viên cho rằng đƣợc quyền tự chủ tài chính sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD, chiếm tỷ lệ 6,25%. Mức ảnh hƣởng đƣợc quy đổi theo ĐTB là 3,94 điểm, nhƣ vậy so với mức cao nhất là 4 điểm thì nhìn chung các hiệu trƣởng cho rằng tự chủ tài chính rất ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng.
Qua khảo sát thực trạng về việc xác định nhà trƣờng thuộc loại đơn vị sự nghiệp nào trong công tác quản lý hoạt động tài chính, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả 90% (72/80) cán bộ quản lý, nhân viên trả lời đúng về đặc điểm của đơn vị mình đang công tác là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, còn lại trả lời đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Mức ảnh hƣởng đƣợc quy đổi theo ĐTB là 2,8 điểm/3 điểm nhƣ vậy so với mức cao nhất là 3 điểm có thể đánh giá nhà trƣờng thuộc loại đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động. Về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính có 85% (68/80) cán bộ quản lý, nhân viên trả lời là đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
Qua số liệu điều tra đã nêu, chúng tôi nhận thấy: Nhận thức của cán bộ quản lý, nhân viên ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm tốt. Đội ngũ này có quan tâm tìm hiểu khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nói riêng. Bên cạnh đó họ cũng xác định đƣợc loại hình tự chủ mà nơi họ đang công tác là đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau Bình tỉnh Cà Mau
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
Huyện Thới Bình đƣợc thành lập từ năm 1956, là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, có địa hình đặc trƣng của khu vực này là đồng bằng, ngập mặn, có một phần thuộc rừng U Minh.
Huyện Thới Bình là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Diện tích tự nhiên của huyện là 636,39 km2, bằng 12,28% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Cà Mau.
Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang; Phía đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu;
Phía tây tiếp giáp với huyện U Minh; Phía nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau.
Huyện Thới Bình đƣợc chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Thị trấn Thới Bình, các xã: xã Biển Bạch Đông, xã Biển Bạch, xã Trí Phải, xã Tân Phú, xã