8. Cấu trúc của luận văn
1.6. Yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở trong việc thực hiện
thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông
Về nhiệm vụ chung của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở, ngoài các nhiệm vụ đƣợc quy định tại tại Khoản 1d Điều 11 Điều lệ trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tƣ 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều 23 Nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngoài việc nêu rõ trách nhiệm của Thủ trƣởng (hoặc hiệu trƣởng) các trƣờng công lập phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trƣớc pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự; bảo đảm chất lƣợng dịch vụ sự nghiệp công; về quản trị tài chính thủ trƣởng đơn vị có vai trò và nhiệm nhƣ sau:
* Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật đ i với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị
Trong trƣờng học, hiệu trƣởng là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp với tất cả các hoạt động của nhà trƣờng, đối với các nội dung tự chủ quy định theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP hiệu trƣởng trƣờng THCS có những trách nhiệm sau:
Chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch nhà trƣờng và chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong từng năm học.
Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy: Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm về xây dựng phƣơng án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Chịu trách nhiệm về việc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng, khen thƣởng, kỷ luật và quản lý viên chức, ngƣời lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.
Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm đối với các nguồn tài chính đƣợc giao; việc sử dụng các nguồn tài chính; phân phối kết quả tài chính trong năm; mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài trong việc huy động các ngồn tài trợ cho nhà trƣờng.
* Bảo đảm chất lư ng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Vai trò của hiệu trƣởng là việc tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trƣờng, quan tâm đến tầm nhìn sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chƣơng trình hành động phát triển nhà trƣờng, phải tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơ bản: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và giáo dục, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều, nhiều luồng.
Hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở có trách nhiệm bảo đảm chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng, tổ chức thực hiện tốt công tác tự đánh giá và phối hợp với các tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá ngoài trong kiểm định chất lƣợng giáo dục ban hành theo Thông tƣ số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để đảm bảo chất lƣợng giáo dục, ngoài việc thực hiện tốt công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng, từng năm học hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ và các công tác khác.
* Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định
Đối với trƣờng trung học cơ sở, việc tổ chức thực hiện xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính là những nội dung quan trọng. Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai chƣơng trình GDPT 2018, hiệu trƣởng cần chỉ đạo và tổ chức rà soát lại các quy chế, quy định đã đƣợc ban hành năm học 2019-2020, đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên kế hoạch giáo dục; kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV và kế hoạch phát triển CSVC, TB-CN của từng năm học để điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
* Tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức
Đối với nhiệm vụ tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức của hiệu trƣởng trƣờng phổ thông công lập tại Điều 49, văn bản hợp nhất số 03/NĐHN-BNV ngày 21/5/2019 Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã nêu rõ :
Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với viên chức theo phân cấp;
Thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân cấp;
Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng viên chức theo phân cấp;
Thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thƣởng, kỷ luật theo quy định;
Thực hiện việc lập hồ sơ và lƣu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
Giải quyết thôi việc, nghỉ hƣu đối với viên chức theo phân cấp; Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hƣu;
Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với trƣờng THCS công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định nói trên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
Quyết định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nƣớc ngoài theo phân cấp.
* Quản lý, bảo toàn và phát triển v n, tài sản của Nhà nước giao, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, th ng kê, thông tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán theo quy định.
Việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nƣớc giao tránh hiện tƣợng để thất thoát là một trong những nhiệm vụ của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngƣời hiệu trƣởng cần tuân thủ đúng các quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản, phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, làm tốt công tác kiểm kê tài sản định kỳ và xử lý kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm trong công việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của nhà trƣờng.
Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán theo quy định của Nhà nƣớc.
* Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý theo quy định
Hoạt động của Hội đồng quản lý nhà trƣờng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà trƣờng. Ngoài việc quyết nghị về mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng, Hội đồng trƣờng có nhiệm vụ quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
quyết nghị về chủ trƣơng sử dụng tài chính, tài sản của nhà trƣờng và giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng; giám sát các hoạt động của nhà trƣờng.
Nhiệm vụ của hiệu trƣởng trƣờng THCS công lập là tổ chức xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý nhà trƣờng để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Thực hiện quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật
Việc thực hiện các quy định về công khai, trách nhiệm giải trình các hoạt động của nhà trƣờng phải tuân thủ các quy định tại Thông tƣ 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hiệu trƣởng trƣờng phổ thông công lập cần chú ý:
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trƣởng theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật có liên quan;
Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, ngƣời lao động và ngƣời học theo quy định của pháp luật và Thông tƣ 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 về Hƣớng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập;
Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ sở giáo dục;
Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh. Khi cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh đăng ký đƣợc gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi;
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục;
Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý, ngƣời lao động, ngƣời học và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền;
Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời ngƣời có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và ngƣời có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, cán bộ quản lý, ngƣời lao động và ngƣời học khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
Gƣơng mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bƣng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục;
Phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, ngƣời lao động của cơ sở giáo dục mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan.
Ngoài ra, hiệu trƣởng với tƣ cách chủ tài khoản nhà trƣờng cần chú ý đến hai nội dung quan trọng sau:
Hiệu trƣởng cần chủ động cung cấp các thông tin về quản lý tài chính, chủ động công khai nội dung hoạt động tài chính của nhà trƣờng cho các đối tƣợng, chủ thể có liên quan.
Hiệu trƣởng phải luôn sẵn sàng đối thoại và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan. Nghiêm túc thực hiện Điều 32a, Luật phòng chống tham nhũng.
Để đáp ứng những nhiệm vụ trên, hiệu trƣởng trƣờng THCS cần có:
Năng lực thích ứng với môi trƣờng và hoàn cảnh thay đổi mới về giáo dục; Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học;
Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lƣợng sang chú trọng chất lƣợng và hiệu quả;
Đổi mới căn bản công tác quản lý, chuyển từ quản lý trƣờng học sang quản trị trƣờng học;
Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trƣờng; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục phổ thông.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục công lập (đơn vị sự nghiệp). Tuy nhiên, chƣa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Quản lý hoạt động tài chính là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý nhà trƣờng của ngƣời hiệu trƣởng. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới cơ chế QLHĐTC ở trƣờng THCS theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 06/4/2015 có vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đƣợc Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành tại Thông tƣ số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Đổi mới công tác QLTC trong bối cảnh đổi mới hiện nay là yếu tố then chốt để các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau tạo ra môi trƣờng thuận lợi và bình đẳng trong giáo dục; chủ động phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục. Từ đó, giúp các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau không những đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông mà còn thúc đẩy các trƣờng đa dạng hoá các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính đƣợc đầu tƣ và đặc biệt là tạo động lực phát triển phù hợp điều kiện thực tế.
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả luận văn đã tổng thuật các khái niệm cơ bản, phân tích phân cấp QLGD, phân cấp QLTCGD, vai trò và ý nghĩa của các nhân tố tài chính trong trƣờng THCS, đặc biệt là một số tiếp cận về QLHĐTC trong trƣờng THCS và nội dung QL HĐTC trong trƣờng THCS trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
QLTC trong bối cảnh đổi mới giáo dục là QLTC theo hƣớng đảm bảo tự chủ và tự chịu trách nhiệm là phƣơng thức quản lý dựa trên sự giám sát của nhà nƣớc, thông qua khuôn khổ thể chế chính sách chặt chẽ nhằm tạo ra môi trƣờng để các nhà trƣờng phát triển chủ động, bình đẳng và đúng hƣớng.
Đây là cơ sở lý luận để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng ở chƣơng 2 và góp phần đề xuất biện pháp ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG